Vai trò của công nghệ thông tin trong học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 29 - 31)

Internet ngày nay đã phát triển sâu rộng đến mọi ngóc ngách, mọi gia đình, mọi trường học. Với sự phổ biến của internet, phương thức học tập đã có những thay đổi về căn bản. HS ngày nay không còn sợ thiếu tài liệu, tư liệu phục vụ cho việc mở mang kiến thức, bởi tất cả đều có thể tìm được trong kho tư liệu khổng lồ trên internet. Nhưng để sử dụng chúng một cách hiệu quả, HS cần chọn lọc, tổng hợp và kết nối thành những bài học phù hợp cho mình. Internet giúp cho HS có cơ hội tương tác nhiều hơn với giáo viên và bạn học khác thông qua công cụ đơn giản như diễn đàn, thư điện tử, hội thoại trực tuyến... Các lớp học online ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là với môn ngoại ngữ và khoa học tự nhiên. Đó là một phương thức học rất hiệu quả, bởi có thể học mọi lúc, mọi nơi và sự tương tác xảy ra tức thì. Nhờ các công cụ đa phương tiện của máy tính như văn bản, đồ họa, hình ảnh, âm thanh, hoạt cảnh, giáo viên sẽ xây dựng được bài giảng sinh động thu hút sự tập trung của người học, dễ dàng thể hiện được các phương pháp sư phạm như: phương pháp dạy học tình huống, phương pháp dạy học nêu vấn đề, thực hiện đánh giá và lượng giá học tập

toàn diện, khách quan ngay trong quá trình học…tăng khả năng tích cực chủ động tham gia học tập của người học.

Theo tác giả Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ (2006): CNTT thúc đẩy một nền GD mở, giúp mọi người tiếp cận rất nhiều thông tin, thông tin nhiều chiều, rất nhanh, rút ngắn mọi khoảng cách, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm “chưa từng có” về thời gian; từ đó, con người phát triển nhanh hơn về kiến thức, nhận thức, trí tuệ và tư duy. Do thông tin nhiều chiều nên hoạt động GD tất yếu phải dân chủ hơn, hạn chế áp đặt một chiều, tự do tư tưởng tốt hơn đối với người học, nhờ vậy, tư duy độc lập phát triển, dẫn đến năng lực phát triển.

Từ trước đến nay, GD chủ yếu là cung cấp kiến thức, công việc của người thầy chủ yếu là truyền thụ kiến thức. Ngày nay, khoa học phát triển như vũ bão, kiến thức nhân loại nhiều vô kể, bổ sung mới liên tục, rất nhanh, người thầy không thể truyền thụ hết, không thể cập nhật và truyền thụ kịp. Đổi mới GD phải chuyển nền GD từ chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, bằng cách giúp người học phương pháp tiếp cận và cách tự học, cách giải quyết vấn đề. Việc truyền thụ, cung cấp kiến thức, dần dần sẽ do CNTT đảm nhận, giải phóng người thầy khỏi sự thiếu hụt thời gian, để người thầy có thể tập trung giúp HS phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề, tổ chức các hoạt động học tập gắn với thực tiễn nhằm phát triển năng lực của HS.

Theo tác giả Vương Thanh Hương (2007) thì đổi mới GD phải nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc giảng dạy. Chất lượng GD phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người thầy. CNTT giúp cho những người thầy giỏi có thể thay thế nhiều người thầy không giỏi, tiếp cận cùng lúc với nhiều HS ở nhiều nơi, bất kể khoảng cách xa, gần. Hiệu quả của nền GD thể hiện ở việc tạo ra những con người có năng lực, đồng thời thể hiện ở hiệu quả của nền kinh tế. Kinh tế tri thức, với các ngành công nghệ cao, là xu hướng tất yếu để có hiệu quả. Trong kinh tế tri thức và công nghệ cao, vai trò của thông tin ở vị trí hàng đầu. Vì vậy, CNTT liên quan trực tiếp đến hiệu quả của nền kinh tế và hiệu quả của GD.

Do thông tin ngày càng nhiều, khoa học phát triển rất nhanh, cuộc sống và thế giới biến đổi nhanh hơn trước, vì vậy, vòng đời của sách giáo khoa in giấy cũng ngắn

lại. Để đáp ứng cho nhu cầu cập nhật thông tin nhanh nhất, cùng với các trung tâm thông tin khoa học phát qua mạng để cung cấp kiến thức, sách giáo khoa điện tử ra đời, phát triển sẽ có nhiều ưu điểm về cập nhật thông tin và dung lượng thông tin (một thiết bị điện tử bằng một quyển sách mỏng có thể chứa một lượng thông tin bằng nhiều nghìn quyển sách in giấy).

Đổi mới GD đòi hỏi nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác QL, quản trị GD. CNTT giúp cho công việc QL đầy đủ hơn, khoa học hơn, minh bạch và dân chủ hơn, kể cả QL HS, nhân lực, chương trình học tập, công việc thi, kiểm tra và QL tài chính; không những thế, CNTT còn tham gia lựa chọn các phương án tối ưu cho QL. Theo tác giả Đặng Thị Hồng Đào (2007), CNTT làm thay đổi cung cách điều hành và QL GD, hỗ trợ công cuộc cải cách hành chính để làm việc hiệu quả hơn (kinh tế, thời gian, thông tin, tri thức) và QL quá trình học tập.

Vai trò của CNTT đối với GD & ĐT nói chung và hoạt động học tập của HS nói riêng rất to lớn. CNTT hỗ trợ việc xây dựng kiến thức; góp phần giúp HS khám phá kiến thức, hỗ trợ quá trình học tập; tạo môi trường xã hội để hỗ trợ học tập qua trao đổi trong cộng đồng; giúp HS phát triển trình bày và tư duy phản biện.

1.3.2. Mục tiêu hoạt động ứng dụng công nghệ thông trong học tập của học sinh ở trường trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)