Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 119 - 173)

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Mục đích của việc khảo nghiệm là đánh giá được sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QL ƯDCNTT trong học tập của HS THCS. Trên cơ sở đó có thể điều chỉnh các biện pháp chưa phù hợp.

3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm

140 CBQL, TT và GV, trong đó: CBQL là 18, TTCM là 36, GV là 86.

3.4.3. Nội dung khảo nghiệm

Trong các điều kiện như hiện nay, các biện pháp được đề xuất có cấp thiết không? có khả thi trong QL UDCNTT trong học tập của HS THCS?

3.4.4. Cách thức mã hóa và xử lý kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát được xử lý trên phầm mềm SPSS và Microsot Excel. Bảng 3.1

là cách thức mã hóa và qui ước khoảng điểm trung bình.

Bảng 3.1. Qui ước mã hóa và định khoảng trung bình

Mức

điểm Điểm TB Tính cần thiết Tính khả thi

4 3.26 - 4,0 Rất cần thiết Rất khả thi

3 2.51 - 3.25 Cần thiết Khả thi

2 1.76 - 2.50 Ít cần thiết Ít khả thi 1 1,0 - 1.75 Không cần thiết Không khả thi

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

Biện pháp 1: Nâng cao trình độ Tin học và năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên và học sin

Bảng 3.2. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi biện pháp nâng cao trình độ Tin học và năng lực UDCNTT - Đối tượng GV

T

T Nội dung

Tính cần thiết Tính khả thi

TQP

TB ĐLC TH TB ĐLC TH

A. Đối với giáo viên

1

Bồi dưỡng các phần mềm hỗ trợ dạy học cần thiết cho từng bộ môn; hướng dẫn sử dụng các công cụ, thiết bị dạy học hiện đại

2.94 0.445 2 2.98 0.406 2 0.908 **

2

Hướng dẫn GV sử dụng các trang dạy học, kiểm tra trực tuyến

2.79 0.560 6 2.81 0.489 7 0.958**

3

Hướng dẫn GV khai thác trông tin trên internet, khai thác kho thư viện bài dạy trên trang web 2.89 0.686 4 2.94 0.614 4 0.923** 4 Hướng dẫn cụ thể cho giáo viên cách tích hợp, lồng ghép việc sử dụng các công cụ CNTT vào quá trình dạy các môn học

3.34 0.570 1 3.31 0.636 1 0.977**

5

Tạo điều kiện cho GV giảng dạy bằng các chương trình, phần mềm phù hợp với bộ môn

T T Nội dung Tính cần thiết Tính khả thi TQP TB ĐLC TH TB ĐLC TH 6 Tăng cường tổ chức các hội thi thiết kế, dạy học có UDCNTT cho GV

2.78 0.710 7 2.85 0.622 6 0.852**

7

Xây dựng nội dung hướng dẫn cụ thể một số chương trình, phần mềm trên trang web trường, giúp GV dễ dàng tìm hiểu, thực hiện thao tác kỹ thuật, ứng dụng các phần mềm dạy học

2.92 0.679 3 2.98 0.593 2 0.870**

Trung bình chung 2.93 2.97

Đánh giá chung Cần thiết Khả thi

Độ tin cậy của thang đo

(Cronbach's Alpha) 0.901 0.868

(Qui ước: TB: trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn; TH: Thứ hạng; TQP: Tương quan Pearson)

Với nội dung các giải pháp dành cho đối tượng giáo viên, qua khảo sát, tác giả nhận thấy giải pháp hướng dẫn cụ thể cho giáo viên cách tích hợp, lồng ghép việc sử dụng các công cụ CNTT vào quá trình dạy các môn học được đánh giá là rất cần thiết và rất khả thi, xếp hạng nhất trong bảng khảo sát với điểm trung bình của tính cần thiết là 3.34, và điểm trung bình của tính khả thi là 3.31, có mức độ tương quan pearson là 0.977**, mức tương quan rất cao. Có thể nhận tháy, hầu hết các đối tượng được khảo sát cho rằng, giải pháp này là rất cần thiết, không có ý kiến đánh giá không

cần thiết vì đây có thể được xem là giải pháp thiết thực hỗ trợ rất nhiều cho việc lập

kế hoạch dạy học có UDCNTT trong học tập cho HS.

Nội dung có độ tương đồng cao trong đánh giá về mức độ cần thiết và mức độ

khả thi cũng như được đánh giá cao thứ hai trong bảng khảo sát là bồi dưỡng các phần

mềm hỗ trợ dạy học cần thiết cho từng bộ môn; hướng dẫn sử dụng các công cụ, thiết bị dạy học hiện đại. Đây có lẻ là giải pháp được nhiều người đồng tình đánh giá ở

mức cần thiết và khả thi nên có độ lệch chuẩn thấp nhất ở cả hai phần khảo sát (0.445 và 0.406). Điểm trung bình của giải pháp này là 2.94 ở tính cần thiết và 2.98 ở tính khả thi. Chỉ số tương quan Pearson khá cao 0.908**, cho thấy mối tương quan trong đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của giải pháp này với mức liên hệ có độ tin cậy cao.

Nhìn chung, hầu hết các giải pháp đưa ra đều được đánh giá ở mức cần thiết và khả thi (điểm trung bình trên 2.5). Giải pháp có điểm đánh giá thấp nhất về tính cần thiết là tăng cường tổ chức các hội thi thiết kế, dạy học có UDCNTT cho GV. Tuy thấp nhất nhưng số điểm trung bình được đánh giá cũng là 2.78. Giải pháp này có số điểm về độ lệch chuẩn khá cao (0.710), cho thấy có sự phân tán ý kiến đánh giá ở nội dung này. Thực tế cho thấy, khi GV nghe đến từ “hội thi”, hầu hết đều không hứng thú, chỉ một số ít giáo viên trẻ còn nhiệt huyết nên vẫn tham gia sôi nổi.

Giải pháp xây dựng nội dung hướng dẫn cụ thể một số chương trình, phần mềm trên trang web trường, giúp GV dễ dàng tìm hiểu, thực hiện thao tác kỹ thuật, ứng dụng các phần mềm dạy học cũng được đánh giá ở mức tương đối cao 2.92, đánh giá mức cần thiết, xếp hạng ba và 2.98 điểm trung bình cho đánh giá mức khả thi, xếp hạng hai trong các giải pháp. Có thể nhận thấy, các giải pháp mang tính thực tế và gần với nội dung cần điều chỉnh, bổ sung luôn được các đối tượng đánh giá ở mức độ cao.

Giải pháp xếp hạng năm ở cả 2 khảo sát là tạo điều kiện cho GV giảng dạy bằng các chương trình, phần mềm phù hợp với bộ môn, có điểm trung bình cho tính cần thiết là 2.86 và điểm trung bình cho tính khả thi là 2.90. Theo tác giả, đây là giải pháp rất cần thiết cho việc UDCNTT vào dạy và học cho cấp THCS vì ở cấp học này, các em được học rất nhiều môn học. Việc trang bị, đầu tư phần mềm dạy học chuyên biệt cho từng môn đang là xu hướng được các nhà đầu tư GD quan tâm, tuy nhiên, các đối tượng khảo sát lại chưa nhận thấy đây là giải pháp thiết thực hiện nay.

Độ tương quan Pearson trong đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của giải pháp của các giải pháp đều ở mức cao (thấp nhất là 0.852** và cao nhất là 0.977**). Về tính cần thiết, điểm trung bình chung cho các giải pháp là 2.93, đánh giá chung là cần thiết và chỉ số độ tin cậy thang đo Cronbach's Alpha là 0.901 ở mức khá cao. Về

tính khả thi, điểm trung bình chung cho các giải pháp là 2.97, đánh giá chung là cần thiết và chỉ số độ tin cậy thang đo Cronbach's Alpha là thấp hơn, nhưng cũng ở mức cao là 0.868, cho thấy độ tin cậy của thang đo trong Bảng 3.2 khá cao.

Bảng 3.3. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi biện pháp nâng cao trình độ Tin học và năng lực UDCNTT - Đối tượng HS

T T Nội dung Tính cần thiết Tính khả thi TQP TB ĐLC TH TB ĐLC TH B.Đối với HS 1

Bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng máy tính, thao tác trên văn bản, trang tính, trang trình chiếu

2.90 0.499 2 2.97 0.479 2 0.771**

2

Hướng dẫn, giới thiệu các phần mềm, trang web hỗ trợ học tập, hỗ trợ việc tự kiểm tra đánh giá

2.78 0.658 3 2.8 0.614 4 0.976**

3

Hướng dẫn HS cách khai thác hiệu quả và chính xác các thông tin trên internet

2.74 0.63 4 2.81 0.517 3 0.908**

4

Hướng dẫn và rèn luyện cho HS kỹ năng UDCNTT trong việc giải quyết nhiệm vụ học tập

3.0 0.48 1 3.03 0.508 1 0.944**

5

Hướng dẫn HS cùng hợp tác chia sẻ thông tin trong học tập qua mail, mạng xã hội.

2.67 0.714 5 2.61 0.631 5 0.940**

Trung bình chung 2.82 2.86

Đánh giá chung Cần thiết Khả thi

Độ tin cậy của thang đo

Giải pháp hướng dẫn và rèn luyện cho HS kỹ năng UDCNTT trong việc giải quyết nhiệm vụ học tập có số điểm trung bình là 3.0, đánh giá mức cần thiết, đây là giải pháp xếp hạng nhất trong bảng khảo sát. Giải pháp này cũng được xếp hạng nhất trong đánh giá tính khả thi của giải pháp với số điểm là 3.03, đánh giá mức cần thiết. Kết quả tương quan Pearson là 0.944**, cho thấy độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi có độ tin cậy cao.

Xếp hạng hai cả về tính cần thiết và tính khả thi là giải pháp bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng máy tính, thao tác trên văn bản, trang tính, trang trình chiếu với số điểm lần lượt là 2.92.97. Theo đánh giá của các đối tượng có độ lệch chuẩn thấp, cho thấy không có sự chênh lệch cũng như phân tán trong nhận định ở giải pháp này. Tác giả cũng nhận thấy qua khảo sát thực tế, giải pháp bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng máy tính, thao tác trên văn bản, trang tính, trang trình chiếu là rất cần thiết cho HS và cũng là một trong những giải pháp quan trọng trong việc QL UDCNTT trong học tập của HS.

Có số điểm thấp nhất trong bảng nội dung khảo sát là giải pháp hướng dẫn HS cùng hợp tác chia sẻ thông tin trong học tập qua mail, mạng xã hội với số điểm trung bình về tính cần thiết và tính khả thi lần lượt là 2.672.61, đánh giá chung các giải pháp là cần thiết và khả thi. Nhìn chung, hầu hết các nội dung giải pháp được đánh giá là cần thiết và khả thi, với số điểm trung bình từ 2.5 trở lên. Điểm trung bình chung về tính cần thiết là 2.82, về tính khả thi là 2.86. Kết quả tương quan Pearson từ 0.771** đến 0.976**, cho thấy độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp có độ tương quan và có độ tin cậy khá cao. Chỉ số độ tin cậy của thang đo (Cronbach's Alpha) ở hai bảng khảo sát lần lượt là 0.812 và 0.817, cho thấy thang đo ở bảng 3.3 là đáng tin cậy.

Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức, năng lực cho Tổ trưởng chuyên môn,

giáo viên trong việc lập kế hoạch và soạn bài dạy có ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập cho học sinh theo hướng tiếp cận năng lực

Bảng 3.4. Bảng đánh giá tính cần thiết và tính khả thi trong nâng cao nnhận thức, năng lực cho Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên trong việc lập kế hoạch và soạn bài dạy có ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập cho học sinh theo hướng tiếp cận năng lực - Đối với Tổ trưởng chuyên môn

TT Nội dung Tính cần thiết Tính khả thi TQP TB ĐLC T H TB ĐLC T H A. Đối với TTCM 1 Phổ biến các văn bản pháp quy, quy định, hướng dẫn, kế hoạch của ngành về UDCNTT trong dạy – học

3.70 0.631 1 3.68 0.638 1 0.940**

2

Bồi dưỡng năng lực UDCNTT; năng lực QL; năng lực xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch của nhà trường; nghiệp vụ kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn 2.99 0.569 2 3.04 0.528 2 0.934** 3 HT chỉ đạo PHT thực hiên các chuyên đề hướng dẫn tổ trưởng kĩ năng xây dựng các hồ sơ của tổ chuyên môn, hồ sơ cá nhân, những quy định khi thiết lập các văn bản hành chính khi thực hiện các kế hoạch, báo cáo.

2.71 0.566 3 2.66 0.585 3 0.919**

Trung bình chung 3.13 3.13

Đánh giá chung Cần thiết Khả thi

Độ tin cậy của thang đo

Đối với biện pháp nâng cao nhận thức, năng lực cho TT, GV trong việc lập kế hoạch và soạn bài dạy có UDCNTT theo hướng tiếp cận năng lực HS, kết quả khảo sát cho thấy, ở đối tượng là tổ trưởng, các đối tượng khảo sát nhận định rằng, giải pháp phổ biến các văn bản pháp quy, quy định, hướng dẫn, kế hoạch của ngành về UDCNTT trong dạy – học được đánh giá là rất cần thiết và rất khả thi. Các quy định của ngành về UDCNTT trong dạy học vừa là các văn bản có tính pháp lí vừa là kim chỉ nam định hướng thực hiện nội dung này một cách hiệu quả trong dạy học. Hầu hết các ý kiến được hỏi đều cho rằng đây là hoạt động rất cần thiết và có ít ý kiến đánh giá hoạt động này ít hoặc không cần thiết. Có nhiều phương pháp để phổ biến các quy định của ngành về UDCNTT trong dạy học đến giáo viên, vì thế, tính khả thi của hoạt động này được đánh giá cao. Mức điểm trung của giải pháp này về tính cần thiết khá cao là 3.70, về tính khả thí là 3.68, độ tương quan của nội dung này là

0.940** cho thấy độ tin cậy cao.

Hai giải pháp còn lại đều được đánh giá là cần thiết và khả thi với mức điểm trung bình khá cao là giải pháp bồi dưỡng năng lực UDCNTT; năng lực QL; năng lực xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch của nhà trường; nghiệp vụ kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn với số điểm mức cần thiết là 2.99, tính khả thi là 3.04. Thực tế cho rằng, đây là giải pháp được hầu hết các trường thực hiện vì các nội dung bồi dưỡng là những tiêu chuẩn cần có của người tổ trưởng.

Điểm trung bình chung về tính cần thiết và về tính khả thi đều đạt là 3.13, đánh giá chung các giải pháp là cần thiết và khả thi. Kết quả tương quan Pearson từ

0.913** đến 0.940**, cho thấy độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp có độ tương quan và có độ tin cậy khá cao. Chỉ số độ tin cậy của thang đo (Cronbach's Alpha) ở hai bảng khảo sát lần lượt là 0.808 và 0.819, cho thấy thang đo ở Bảng 3.4 là đáng tin cậy.

Bảng 3.5. Bảng đánh giá tính cần thiết và tính khả thi trong nâng cao nnhận thức, năng lực cho Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên trong việc lập kế hoạch và soạn bài dạy có ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập cho học sinh theo hướng tiếp cận năng lực - Đối với giáo viên

T

T Nội dung

Tính cần thiết Tính khả thi

TQP

TB ĐLC TH TB ĐLC TH

B. Đối với giáo viên

1 Phổ biến các văn bản pháp quy, quy định, hướng dẫn của ngành, kế hoạch của trường, của Tổ bộ môn về UDCNTT trong dạy – học 2.81 0.652 1 2.89 0.551 1 0.821** 2 Tổ chức học tập, tập huấn cho giáo viên về tầm quan trọng của UDCNTT cho HS 2.74 0.630 4 2.68 0.732 5 0.952** 3 Hướng dẫn GV cách xây dựng kế hoạch dạy học có UD CNTT trong học tập cho HS 2.78 0.658 2 2.82 0.603 2 0.897** 4 Hướng dẫn GV cách xác định nội dung UDCNTT và cách xây dựng các hoạt động học tập có UDCNTT theo hướng tiếp cận năng lực HS 2.67 0.714 5 2.78 0.551 4 0.838** 5 Hướng dẫn GV xây dựng giáo án có UD CNTT trong học tập cho HS 2.76 0.633 3 2.81 0.557 3 0.850** Trung bình chung 2.75 2.80

Đánh giá chung Cần thiết Khả thi

Độ tin cậy của thang đo

Đối với biện pháp nâng cao nhận thức, năng lực cho TT, GV trong việc lập kế hoạch và soạn bài dạy có UDCNTT theo hướng tiếp cận năng lực HS, kết quả khảo sát cho thấy, các giải pháp dành cho đối tượng là giáo viên, các đối tượng khảo sát cũng đánh giá giải pháp phổ biến các văn bản pháp quy, quy định, hướng dẫn của ngành, kế hoạch của trường, của Tổ bộ môn về UDCNTT trong dạy – học là cần thiết với mức điểm trung bình là 2.81, và tính khả thi là 2.89. Hầu hết các giải pháp được đánh giá có sự tương đồng về xếp hạng trong bảng khảo sát. Ở vị trí hạng hai là giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 119 - 173)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)