Quản lí điều kiện hỗ trợ hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 55 - 59)

* QL sự phối hợp của các lực lượng UDCNTT trong học tập của HS ở trường THCS

QL UDCNTT trong học tập không chỉ ở một khía cạnh quản l UDCNTT trên lớp, ngoài giờ lên lớp trong kiểm tra, đánh giá mà còn QL sự phối hợp của các lực lượng UDCNTT trong học tập của HS đó chính là QL nề nếp, thái độ học tập của HS: Nề nếp học tập, kỷ luật học tập của HS là những điều qui định cụ thể về tinh thần, thái độ, hành vi ứng xử nhằm làm cho hoạt động học tập được nhịp nhàng và có hiệu quả. Nề nếp học tập sẽ quyết định nhiều đến hiệu quả học tập. Vì vậy, QL sự phối

hợp của các lực lượng UDCNTT trong học tập của HS ở trường THCS cần phải ứng dụng bằng các hoạt động như:

UDCNTT về để đánh giá tính chuyên cần: UDCNTT để phối hợp với gia đình trong việc đánh giá tính chuyên cần của HS. Phải xây dựng cho HS tinh thần, thái độ học tập tốt, chuyên cần, chăm chỉ, có nề nếp học bài và làm bài đầy đủ ở nhà. Giúp HS có nề nếp tổ chức hoạt động ở trường cũng như ở nhà và ở những nơi sinh hoạt văn hoá…

UDCNTT để phối hợp với gia đình, cộng đồng để xây dựng nội dung, chương trình học tập, kiểm tra, đánh giá và các hình thức khen thưởng cũng như kỉ luật HS. Vì vậy, lãnh đạo nhà trường có thể thông qua hệ thống có thể thường xuyên theo dõi, kiểm tra, nhận xét tình hình thực hiện nề nếp và phân công trách nhiệm cụ thể cho các bộ phận để phối hợp thực hiện, tạo ra bầu không khí thuận lợi cho sự GD của nhà trường.

QL phối hợp lực lượng GD để UDCNTT vào các hoạt động học tập, vui chơi, giải trí: Đây là yêu cầu quan trọng đối với công tác QL HS trong việc QL các hoạt động học tập của HS. Các hoạt động học tập, vui chơi giải trí phải được tổ chức một cách hợp lí, phù hợp với tâm lí và sức khoẻ của HS. Việc UDCNTT vào QL các hoạt động vui chơi, giải trí đòi hỏi nhà QL phải sử dụng tính năng của Mocrosoft để theo dõi các hoạt động của HS qua hàng tháng, học kỳ, cả năm để tránh tình trạng lôi kéo HS vào những hoạt động, những phong trào đề ra một cách tuỳ tiện, bất thường làm gián đoạn hoạt động học tập của HS, xáo trộn chương trình và kế hoạch của nhà trường.

Hoạt động học tập của HS diễn ra trong không gian và thời gian tương đối rộng, bao gồm chủ yếu là học tập trên lớp và ở nhà. Vì vậy công tác QL HS cần phải tổ chức phối hợp tốt giữa GVCN, bí thư Đoàn thanh niên và gia đình HS, nhằm đưa hoạt động học tập của HS vào nề nếp học tập chặt chẽ từ trong trường, lớp đến gia đình. Trong đó, thông qua hoạt động, cần động viên, khích lệ kịp thời tinh thần học tập tiến bộ của các em một cách thường xuyên nhằm thúc đẩy sự cố gắng vươn lên của các em, nâng cao chất lượng học tập theo yêu cầu, mục tiêu đã nhắm đến.

UDCNTT trong tổ chức mối quan hệ trong nhà trường: Nhà trường xây dựng cơ sở dữ liệu thông qua Wetside, mạng lan cho toàn thể CB, GV và HS trong nhà trường. Thông qua kết quả thống kê trên bảng thông tin điện tử của nhà trường các bộ phận có thể nắm bắt về hiệu quả, kết quả đào tạo&GD trong toàn trường. Cụ thể, thông qua chỉ đạo UDCNTT của giáo viên chủ nhiệm có thể nắm bắt được thông tin như: cập nhật hồ sơ HS lớp chủ nhiệm, nhập điểm danh hàng ngày, nhập điểm danh cuối kỳ và năm học, QL khen thưởng và kỷ luật HS, QL nề nếp học tập của HS lớp chủ nhiệm, truy xuất bảng điểm tổng hợp, tra cứu kết quả học tập của HS, truy xuất danh sách HS lên lớp, lưu ban, truy xuất danh sách báo cáo thống kê tình hình lớp học.

UDCNTT vào xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường với các lực lượng xã hội. Mối quan hệ phối hợp với gia đình HS trong việc QL hoạt động học tập là rất cần thiết. Phải thống nhất được với gia đình các biện pháp GD, thông tin qua lại kịp thời về tình hình học tập của HS. Vì vậy, UDCNTT vào công tác QL mối quan hệ phối hợp GD cần:

Cha mẹ thường xuyên nắm bắt được tình hình học tập, rèn luyện ở trường, lớp của con; trên cơ sở đó hỗ trợ con em phát huy các điểm tốt hoặc kịp thời ngăn chặn, điều chỉnh, sửa chữa các điểm hạn chế trong học tập và rèn luyện.

Thiết lập và duy trì mối liên hệ với Giáo viên chủ nhiệm, Giáo viên bộ môn, Phụ huynh HS qua email, sổ chuyên cần, sổ liên lạc. Qua đó, lãnh đạo có thể thường xuyên nắm bắt tình hình học tập, rèn luyện của con ở trường, lớp đồng thời cung cấp thông tin (diễn biến tâm tư, tình cảm) của con cho Giáo viên chủ nhiệm.

Thông tin cho phụ huynh biết về các hoạt động GD của Nhà trường thông qua CNTT và truyền thông. Định hướng nội dung các kỳ họp phụ huynh, cần có nhiều nội dung trao đổi khác như: phương pháp GD con, cách thức giao tiếp với con …

Tổ chức các hoạt động sinh hoạt cộng đồng phù hợp với từng lứa tuổi. Nắm bắt tình hình HS bỏ học, hỗ trợ gia đình GD HS chưa ngoan, biểu dương khen thưởng HS có thành tích trong học tâp, rèn luyện.

kỳ giữa các đơn vị với Ban Giám hiệu, các đơn vị với nhau và giữa Nhà trường với CMHS, các cơ quan chủ quản. Thực hiện chế độ công khai các chủ trương, kế hoạch, công tác QL học tập, kiểm tra, đánh giá, xây dựng CSVC, mua sắm thiết bị. Đồng thời thông báo kịp thời các quyết định liên quan đến việc thực hiện quy chế, các kỳ thi tốt nghiệp, các hoạt động đào tạo, hoạt động chính trị xã hội, hoạt động kiểm tra đánh giá, hoạt động đối ngoại của trường.

Các văn bản của Nhà nước, của Ngành liên quan đến công tác GD đào tạo được đưa lên website giúp CBGV, HS, CMHS truy cập nhanh chóng, tiện lợi.

* QL các nguồn lực thực hiện UDCNTT trong học tập của HS ở trường THCS

Khi nói đến UDCNTT trong học tập của HS có nghĩa là: Tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị CNTT đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo viên và HS; Sử dụng các thiết bị CNTT, các phần mềm làm công cụ hỗ trợ việc dạy và học các môn học trong nhà trường, khai thác tốt các phần mềm thiết kế bài dạy như phần mềm powerpoint, word, violet…. Để có thể UDCNTT vào học tập của HS cần đảm bảo các yếu tố như:

- Về CSVC, thiết bị dạy học

Các trường cần phải đầu tư các thiết bị dạy học hiện đại, phần mềm về CNTT để đáp ứng việc UDCNTT trong QL của CBQL và HS như kết nối Internet, phòng máy tính, máy chiếu (Projector), máy in, phòng đa phương tiện (Multimedia), PMDH, CD ROM...

Phòng học cần trang bị máy tính kết hợp với máy chiếu đa năng để giáo viên có thể trình chiếu bài giảng của mình, làm cho tiết HS động, hấp dẫn hơn, kích thích hứng thú học tập của HS.

- Yếu tố thuộc về HS

Muốn UDCNTT trong học tập, trước hết HS cần nắm chắc công cụ đó. Như vậy, HScần có những kiến thức cơ bản về tin học, các kĩ năng sử dụng máy tính và một số thiết bị CNTT thông dụng nhất.

Chẳng hạn, cần biết sơ bộ về cấu tạo máy tính, một số kiến thức ban đầu về tin học như: khái niệm về hệ điều hành, tập tin, thư mục, đường dẫn, ổ đĩa, …. HS cần có kĩ năng sử dụng các lệnh của một hệ điều hành cụ thể (như hệ điều hành windows

chẳng hạn) để điều khiển máy tính phục vụ công việc của mình: các lệnh xem thư mục, tạo lập thư mục mới, chép và xoá tệp, chép và xoá thư mục, lệnh duyệt đĩa, lệnh định dạng đĩa, .. Các kĩ năng sử dụng một vài phần mềm tiện ích trợ giúp xử lí đĩa và các thông tin trên đĩa, biết sử dụng các chương trình chống virus để bao vệ máy tính. Các kĩ năng sử dụng bộ phần mềm trợ giúp công việc văn phòng. Máy tính sẽ thực sự là một người trợ giúp hoàn hảo, nếu ngưuời HS biết sử dụng nó để thực hiện một số công việc thường nhật như tính toán, thống kê số liệu, soạn thảo văn ban, lập kế hoạch và kiểm soát kết qua thực hiện kế hoạch,.. muốn vậy, HS cần có kĩ năng sử dụng các phần mềm quan trọng như: soạn thao văn ban, phần mềm trình diễn powerpoint, bảng tính điện tử,..

Kĩ năng sử dụng Internet: Trong thế giới hiện đại, Internet đã trở nên một công cụ không thể thiếu trong hoạt động học tập của HS. Các kĩ năng sử dụng Internet sẽ giúp HS trong tìm kiếm thông tin, trong trao đổi với GV và với bạn bè….

- Yếu tố về giáo viên

Trình độ CNTT của giáo viên đạt các yêu cầu: sử dụng thành thạo hệ thống thông tin bao gồm các chương trình ứng dụng, các chương trình QL, tính năng tra cứu internet, có kĩ năng khai thác internet; biết tìm kiếm thông tin trên internet theo chủ đề, biết lưu trữ và tổ chức lưu trữ trên hệ thống riêng của mình, hoặc lưu trữ trên hệ thống mạng chung.

- Về yếu tố QL

Ban giám hiệu nhà trường phải là người tiên phong, gương mẫu trong việc tự trau dồi vốn kiến thức tin học và kỹ năng UDCNTT trong công tác QL nhà trường cũng như hoạt động dạy học đồng thời động viên, khuyến khích đội ngũ tích cực tự học để trang bị cho mình những kỹ năng cơ bản nhất về CNTT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)