Thực trạng quản lí kiểm tra, đánh giá kết quả ứng dụng công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 95 - 96)

tin trong học tập của học sinh

Bảng 2.16. Thực trạng công tác quản lí kiểm tra, đánh giá kết quả ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của HS

TT Nội dung Trung

bình

Độ lệch chuẩn

Thứ hạng

1 Đánh giá kết quả triển khai kế hoạch có

UDCNTT của tổ bộ môn 2.73 0.698 1

2 Đánh giá, rút kinh nghiệm kết quả triển khai

của giáo viên 2.30 0.643 5

3 Đánh giá kết quả học tập của HS 2.44 0.712 3 4 Đánh giá năng lực của HS về vận dụng các

thiết bị CNTT vào học tập 2.34 0.632 4

5 Đánh giá khả năng khai thác tài nguyên

CNTT vào học tập của HS 2.49 0.694 2

Trung bình chung 2.46

Đánh giá chung Bình thường

Độ tin cậy của thang đo (Cronbach's Alpha) 0.870

Kết quả khảo sát về thực trạng QL kiểm tra, đánh giá kết quả UDCNTT trong học tập của HS nội dung có điểm trung bình cao nhất là đánh giá kết quả triển khai kế hoạch có UDCNTT của tổ bộ môn với số điểm 2.73. Các nội dung còn lại có điểm trung bình khảo sát dưới 2.5. Các đối tượng khảo sát nhận định rằng, công tác QL kiểm tra, đánh giá kết quả UDCNTT trong học tập của HS chưa được triển khai và chưa được thực hiện tốt, chỉ đang ở bước đầu đưa vào công tác QL nên còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tế.

viên chỉ đạt ở mức thấp (trung bình khảo sát là 2.30, thấp nhất trong các nội dung khảo sát), nhưng đây lại là nội dung quan trọng, cần được nhà QL quan tâm nhằm rút kinh nghiệm và điều chỉnh kế hoạch triển khai các hoạt động có UDCNTT trong học tập của HS.

Điểm trung bình chung của nội dung khảo sát về thực trạng QL kiểm tra, đánh giá kết quả UDCNTT trong học tập của HS là 2.46, đánh giá chung là bình thường. Chỉ số thống kê Cronbach’s Alpha là 0.870 cho thấy độ tin cậy của thang đo trong

Bảng 2.16 ở mức khá cao.

Với câu hỏi đánh giá về thực trạng QL kiểm tra, đánh giá kết quả UDCNTT trong học tập của HS, CBQL mã số PHT 01 cho rằng: “Việc QL kiểm tra, đánh giá

kết quả UDCNTT trong học tập của HS hiện nay chưa thật sự là một họat động độc lập mà chỉ được lồng ghép trong hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Các nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả UDCNTT trong học tập của HS chưa có sự thống nhất ở các bộ môn cũng như ở các trường. Nội dung đánh giá năng lực của HS về vận dụng các thiết bị CNTT vào học tập hiện chỉ được thực hiện chủ yếu trong bộ môn Tin học, ở các bộ môn khác chưa xây dựng được thang đánh giá cụ thể, chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả”.

Giáo viên có mã số GV 04 cho biết: “Rất lúng túng trong việc đánh giá năng

lực của HS về vận dụng các thiết bị CNTT vào học tập; đánh giá khả năng khai thác tài nguyên CNTT vào học tập của HS do chưa có định hướng cụ thể của ban giám hiệu, cũng như chưa có sự thống nhất các tiêu chí đánh giá trong tổ bộ môn. Hiện nay, giáo viên chỉ thực hiện việc cộng điểm khuyến khích cho HS, chưa mạnh dạn đánh giá năng lực UDCNTT của HS thành cột điểm cụ thể”.

2.4.5. Thực trạng quản điều kiện hỗ trợ hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở trường THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)