Thực trạng về hình thức tổ chức hoạt động học tập, giáo dục và phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 81 - 83)

pháp học tập có ứng dụng công nghệ thông tin cho học sinh hiện nay

Để có nhận định rõ hơn về các hình thức tổ chức các hoạt động học tập có UDCNTT cho HS ở các trường THCS, tác giả đã thực hiện khảo sát 140 đối tượng là CBQL, TT, GV ở 6 trường và thu được kết quả như bảng phân tích 2.8 sau đây:

Bảng 2. 8. Thực trạng hình thức tổ chức thực hiện học tập có UDCNTT cho HS

TT Nội dung Trung

bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng 1 Tổ chức học tập trên lớp 2.94 0.512 2

2 Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp 2.28 0.669 7

3

Tổ chức các cuộc thi UDCNTT trong học

tập cho HS 2.48 0.629 5

4

Giáo viên Tin học hướng dẫn các thao tác, kỹ năng sử dụng các phần mềm, chương trình học tập

2.71 0.581 4

5

Giáo viên hướng dẫn cách thức UDCNTT

vào học tập 2.42 0.669 6

6 Xây dựng trang web trợ giúp học tập 3.64 0.648 1 7 Xây dựng kho tài liệu, đề luyện tập, ôn tập 2.83 0.786 3

Trung bình chung 2.76

Đánh giá chung Tốt

Độ tin cậy của thang đo (Cronbach's Alpha) 0.813

Bảng thống kê khảo sát 2.8 giúp tác giả nhận thấy rằng, hầu hết các trường rất đầu tư xây dựng trang web và xây dựng kho tài liệu, đề luyện tập, ôn tập. Hai nội

dung này có điểm trung bình khảo sát khá cao, cao nhất là nội dung xây dựng trang web, được đánh giá là thực hiện rất tốt với điểm số là 3.64. Nội dung xây dựng kho tài liệu, đề luyện tập, ôn tập được đánh giá là thực hiện là tốt (2.83) nhưng lại có độ lệch chuẩn tương đối cao (0.786), điều này cho thấy có sự không đồng bộ ở các trường khảo sát trong việc xây dựng kho tài liệu học tâp, đề tham khảo.

Hình thức tổ chức UDCNTT trong học tập thông qua việc tổ chức các hoạt động trên lớp được đánh giá ở mức độ tốt với điểm trung bình là 2.94 và độ lệch chuẩn ở ý kiến này là tương đối thấp 0.512, điều này cho thấy, hầu hết các trường đều tổ chức các hoạt động UDCNTT thông qua giờ học trên lớp, chủ yếu là giờ dạy bộ môn Tin học (nội dung này được đánh giá ở mức tốt với điểm trung bình là 2.71 với độ lệch chuẩn là 0.581) và các tiết dạy có UDCNTT.

Việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hội thi có UDCNTT chưa được thực hiện tốt ở các trường nên điểm trung bình khảo sát các nội dung này thấp (2.28 và 2.48). Bên cạnh đó, giáo viên bộ môn (ngoài môn TIn học) chưa thật sự chú ý đến việc hướng dẫn HS UDCNTT trong học tập, nội dung này chỉ được đánh giá ở mức bình thường với điểm trung bình là 2.42. Chỉ số thống kê Cronbach’s Alpha là

0.813 cho thấy độ tin cậy của thang đo Bảng 2.8 ở mức khá cao.

Để nhận định thêm về các hình thức tổ chức các hoạt động học tập, GD và phương pháp học tập có UDCNTT cho HS hiện nay, tác giả tiến hành phỏng vấn một số CBQL, TT, GV ở các trường và nhận được một số ý kiến như sau:

CBQL có mã số PHT 03 cho biết: “Việc sử dụng CNTT và truyền thông như

một công cụ dạy học, hỗ trợ quá trình dạy và học mới ở mức sử dụng các phương tiện nghe, nhìn như xem băng, đĩa hình các tiết dạy minh họa hoặc tư liệu hình ảnh. Một số giờ dạy bước đầu có sử dụng giáo án điện tử. Ngoài ra, còn có hình thức hướng dẫn HS tìm kiếm tài liệu, tra cứu thông tin trên mạng Internet, gửi, nhận văn bản bằng thư điện tử…”.

CBQL có mã số phỏng vấn PHT 04 nhận định rằng:“Cần định hướng HS

phương pháp tự học có UDCNTT, tính hợp tác, thái độ học tập khi chủ động trao đổi với thầy cô, bạn bè... Cuối cùng, cần hoàn thiện quy chế đánh giá quá trình học tự tập trực tuyến, quy đổi thành điểm rèn luyện và kết quả học tập cuối cùng (tương tự

như sinh viên), có như vậy, mới có thể thay đổi thói quen học tập chỉ biết chờ đợi, thụ động, thiếu tư duy, đi vào lối mòn, rập khuôn, máy móc, thiếu sáng tạo…”.

Tổ trưởng có mã số phỏng vấn TT 01 cho rằng: “Hiện nay, GV vẫn chú trọng

việc tổ chức và hương dẫn HS phương pháp học tập có UDCNTT chủ yếu ở giờ dạy trên lớp, chưa mạnh dạn và chưa có hướng dẫn rõ ràng và cụ thể cho HS hướng đến UDCNTT trong các hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp, nhât là hoạt động chuẩn bị bài trước khi lên lớp. Đa số GV gửi bài dạy trên trang học trực tuyến “trường học kết nối” mang tính hình thức, chưa thật sự phát huy được UDCNTT trong hoạt đọng tự học của HS”.

Giáo viên có mã số GV 03 chia sẻ: “Kỹ năng UDCNTT của GV và HS hiện nay

chưa cao, nên đa số còn lúng túng trong việc dạy, học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập có UDCNTT. Đa số giáo viên chỉ soạn giáo án điện tử đẻ trình chiếu, chưa có nhiều hoạt động giao nhiệm vụ học tập ngoài giờ lên lớp có UDCNTT cho HS như soạn các nội dung trình bày kết quả bằng powerpoint hay thiết kế poster, …”.

Qua bảng khảo sát và kết quả phỏng vấn các hình thức tổ chức các hoạt động học tập, GD và phương pháp học tập có UDCNTT cho HS hiện nay, tác giả nhận định rằng, ở các trường THCS Quận 8 hiện nay chủ yếu tập trung vào việc tổ chức các hoạt động UDCNTT trong giờ học trên lớp, chưa thật sự chú ý đến việc đổi mới hình thức, phương pháp học ngoài giờ lên lớp có UDCNTT, cũng như chỉ xây dựng ngân hàng đề chứ chưa chú trọng đến việc đổi mới kiểm tra đánh giá có UDCNTT thông qua các trang web hỗ trợ việc tự học, tự kiểm tra đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)