Theo Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng GD & ĐT giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” của Bộ GD & ĐT, mục tiêu là: “Tăng cường UDCNTT nhằm đẩy mạnh triển khai chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong hoạt động QL, điều hành của cơ quan QL nhà nước về GD & ĐT ở trung ương và các địa phương; đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra, đánh giá và nghiên cứu khoa học và công tác QL tại các cơ sở GD đào tạo trong hệ thống GD quốc dân góp phần hiện đại hóa và nâng cao chất lượng GD & ĐT” (Bộ GD & ĐT, 2017).
Mục tiêu cuối cùng của hoạt động UDCNTT trong học tập của HS là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho HS, tạo ra một môi trường GD mang tính
tương tác cao, HS được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lí quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình.
Nâng cao hứng thú và động lực học tập; tạo cơ hội tốt hơn để HS tham gia và hợp tác cùng nhau, phát triển kỹ năng xã hội và con người. HS cũng có thể xử lí và nắm bắt được nhiều thông tin thông qua bài giảng rõ ràng, hiệu quả và linh hoạt. Giúp HS trở nên sáng tạo và tự tin hơn khi thuyết trình trước lớp: tự tin, chủ động, sáng tạo… Tạo sự tương tác, liên kết giữa GV và HS, HS và HS. Hình thành những kỹ năng tin học cần thiết cho người học từ khi ngồi trên ghế nhà trường.
Tóm lại UDCNTT trong học tập của HS ở trường THCS nhằm nâng cao hiệu quả học tập của HS; nâng cao trình độ về CNTT và UDCNTT cho HS trong học tập; nâng cao kỹ năng UDCNTT cho HS trong lập kế hoạch học tập, xây dựng phương pháp và hình thức học tập; đa dạng phương pháp học tập cho HS, giúp HS tích cực, chủ động hơn trong học tập; ứng dụng tiện ích của CNTT trong giải bài tập và tìm kiếm tài trong nghiên cứu khoa học, tự học, tự nghiên cứu; UDCNTT nhằm giúp HS chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá và sử dụng CNTT để theo dõi, điều chỉnh kết quả điều chỉnh; UDCNTT giúp cho việc chia sẻ tài liệu, giao lưu giữa HS với HS và với HS với GV; tăng độ hấp dẫn của các bài giảng, khiến HS dễ tiếp thu kiến thức.