Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sin hở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 32 - 34)

trường trung học cơ sở

Mức 1: Hình thành những khái niệm cơ bản ban đầu, sử dụng các phần mềm ứng dụng văn phòng, thiết bị CNTT ở mức cơ bản để hỗ trợ HS trong việc học tập như tìm tài liệu, thông tin để học tập

HS có hiểu biết cơ bản về cấu trúc máy tính, hệ điều hành, phần mềm ứng dụng, phần mềm hệ thống, thao tác cơ bản với tập tin, thư mục: thêm, xoá, đổi tên, sửa,…

Làm quen với thiết bị CNTT: máy vi tính, loa, tai nghe,…

Soạn thảo văn bản: làm quen với soạn thảo văn bản: mở file, đóng file; lưu; định dạng văn bản: phong chữ, kiểu chữ, màu sắc, định dạng trái, phải,….; chèn hình ảnh, bảng,…

Chương trình bảng tính Excel: làm quen với bảng tính, định dạng bảng tính, tính toán trên bảng tính, biểu đồ, đồ thị; các hàm cơ bản;…

Phần mềm trình chiếu: trang chiếu, màu sắc, chữ tiêu đề, chữ chi tiết,…

Các khái niệm cơ bản về internet, sử dụng thư điện tử: gmail, yahoo mail; các kỹ thuật tìm kiếm cơ bản trên internet. Các trình duyệt web thường xuyên sử dụng: Google chrome, Mozila Firefox, Google map…

Mức 2: Sử dụng CNTT để hỗ trợ một khâu, một công việc nào đó trong toàn bộ quá trình học tập

Ở mức độ này, HS có khả năng UDCNTT trong việc soạn thảo các bài tập nhóm, hỗ trợ trong việc chuẩn bị bài mới, giải bài tập; thành thạo trong thao tác tương tác với giáo viên thông qua các phần mềm dạy học tương tác, ứng dụng dạy học trực tuyến (kahoot, edpuzzle.com, biteable.com …); sử dụng thành thạo máy tính casio với những chức năng nâng cao để giải phương trình ….

Mức 3: Sử dụng phần mềm chuyên biệt trong một môn học hoặc một chủ đề hoặc một chương trình học tập

HS có khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên biệt như phần mềm dựng phim, cắt ghép video, tạo áp phích, photoshop, … để tham gia học theo dự án, tạo sản phẩm bài tập nhóm ….

Mức 4: Học e-learning

Học e-learning là HS sử dụng máy tính để tự học các bài giảng mà giáo viên đã soạn sẵn, hoặc xem các đoạn phim về các tiết dạy của giáo viên, hoặc có thể trao đổi trực tuyến với giáo viên thông qua mạng Internet (Zoom meeting, Skype, Workplace Facebook …). Điểm khác cơ bản của hình thức E-learning là lấy người học làm trung tâm, HS sẽ tự làm chủ quá trình học tập của mình, giáo viên chỉ đóng vai trò hỗ trợ việc học tập cho học viên. Đây là mức độ cao nhất, phối hợp. áp dụng tổng hợp cả 3 mức độ trên: HS sử dụng được các phần mềm học tập, trao đổi thông tin qua các phương tiện công nghệ và mạng internet: máy tính, tai nghe,…tham gia các diễn đàn học tập trực tuyến, nhóm, tạo sản phẩm bài tập nhóm…

HS là đối tượng phục vụ chính của e-learning, họ tham gia trực tiếp vào các khóa học để thu nhập kiến thức do người dạy cung cấp. Người học tham gia hệ thống

e-learning phải được sự cho phép của người QL. Họ có thể theo dõi trực tiếp giảng dạy của người dạy, học tập trực tiếp các bài giảng trên hệ thống e-learning hoặc lấy bài giảng về học ngoại tuyến (offline). Khi nghiên cứu một vấn đề, nếu có thắc mắc thì người học sẽ đưa câu hỏi lên hệ thống đào tạo và chờ đợi câu trả lời của người dạy hay người học khác. Đây là mức độ thể hiện khả năng tự học, tư duy sáng tạo cao nhất của HS được hỗ trợ bởi CNTT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)