Thực trạng thực hiện nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 78 - 81)

* Việc thực hiện các nội dung có UDCNTT trong học tập của HS THCS

- Việc UDCNTT trong học tập bộ môn Tin học ở trường THCS Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

Theo CBQL có mã số phỏng vấn HT 01: “Việc giảng dạy bộ môn Tin học ở

trường THCS trong những năm gần đây rất được chú trọng và đã được đưa vào dạy như bộ môn chính thức có tính điểm (không còn là môn tự chọn như thời gian trước). Tuy nhiên, bộ môn Tin học vẫn tập trung vào 2 nhiệm vụ chính: Tin học là một môn học độc lập; Tin học là công cụ học các môn học khác. Tiết dạy Tin học hiện nay vẫn còn bị tận dụng để thực hiện các hoạt động thi online, khảo sát online do nhà trường chưa có điều kiện đầu tư nhiều máy tính cho HS; nội dung bộ môn Tin học vẫn chưa cung cấp được cho HS các kỹ năng UDCNTT vào học tập cho HS, chủ yếu dạy lí thuyết, thời lượng thực hành mỗi nội dung ít nên HS chỉ thực hiện được một số thao tác và kỹ thuật đơn giản”.

CBQL có mã số phỏng vấn HT 02 cho biết: “Thực hiện theo tinh thần hướng

dẫn của Sở GD & ĐT Thành phố Hố Chí Minh về việc đẩy mạnh và tăng cường các hoạt động ngoại khóa, phát huy năng khiếu cho HS ở các tiết dạy buổi 2, nhà trường đã mạnh dạn tổ chức các tiết dạy Tin học ứng dụng cho HS như các phần mềm vẽ, phần mềm thiết kế, phần mềm chỉnh sửa clip … giúp HS có khả năng vận dụng CNTT vào học tập các bộ môn khác trong việc giải quyết các nhiệm vụ học tập có UDCNTT được giao”.

Giáo viên có mã số phỏng vấn GV 01 cho rằng: “Nội dung chương trình dạy

Tin học cấp THCS hiện nay còn nặng về lí thuyết, số tiết thực hành ít, điều kiện gia đình HS ở địa phương không thể trang bị máy tính cho HS luyện tập, đa phần các em chỉ thực hành ở trường nên rất dễ quên thao tác cũ khi học qua nội dung mới”.

Còn giáo viên có mã số GV 02 cho rằng: “Đa số HS không thật sự hứng thú với

một số nội dung học Tin học hiện nay như soạn thảo văn bản, bảng tính cơ bản, lập trình. Các em lại rất hứng thú với các chương trình ứng dụng như đồ họa, làm clip …”.

Nhìn chung, tác giả nhận thấy hầu hết các đối tượng được phỏng về nội dung này đều nhận định rằng việc giảng dạy bộ môn Tin học hiện nay vẫn chưa thật sự được chú trọng đầu tư. Bộ môn Tin học vẫn được xem là “công cụ” để hỗ trợ các môn học khác, cũng như hỗ trợ các hội thi, các hoạt động khảo sát trực tuyến. GV Tin học ở một số trường được phân công nhiệm vụ hỗ trợ giáo viên các bộ môn khác khi có tiết thao giảng, hội giảng, chuyên đề. Bên cạnh đó, chỉ có một số ít trường mạnh dạn đầu tư, xây dựng các tiết dạy Tin học ứng dụng giúp HS có thêm kỹ năng về UDCNTT

- Việc xây dựng kế hoạch học tập và thực hiện các bài học có UDCNTT trong học tập của HS ở trường THCS Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

Công tác xây dựng kế hoạch học tập và thực hiện các bài học có UDCNTT trong học tập cho HS là rất quan trọng, là bước chính trong việc UDCNTT trong học tập, thông qua công tác xây dựng kế hoạch và thực hiện bài dạy có UDCNTT, giáo viên đảm bảo thực hiện được các mục tiêu của việc UDCNTT trong học tập. Tác giả đã tiến hành lấy ý kiến khảo sát của 140 đối tượng là CBQL, TTCM, GV, thu được kết quả ở Bảng 2.7 như sau:

Bảng 2. 7. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch học tập và thực hiện các bài học có UDCNTT trong học tập của HS

TT Nội dung Trung

bình

Độ lệch

chuẩn hạngThứ

1 Khảo sát thực trạng UDCNTT của HS 2.34 0.717 4 2

Kế hoạch bám sát mục tiêu học tập của các

môn học và mục tiêu UDCNTT 2.59 0.699 3

3

Các hoạt động, nhiệm vụ học tập phải phù hợp

với nội dung chương trình 2.74 0.628 2

4

Kế hoạch UDCNTT vào hoạt động học tập của HS phù hợp với tình hình lớp dạy cũng như điều kiện CSVC của nhà trường

2.81 0.695 1

5

Các hoạt động UDCNTT phải phù hợp với

mức độ UDCNTT của HS 2.21 0.530 5

6

Kế hoạch phù hợp với chủ trương tiếp cận

năng lực HS 2.17 0.479 6

Trung bình chung 2.48

Đánh giá chung Bình thường

Trong việc lập kế hoạch học tập và thực hiện các bài học có UDCNTT trong học tập của HS ở các trường chưa chú trọng đến việc khảo sát thực trạng UDCNTT của HS (2.34), dẫn đến việc xây dựng các hoạt động UDCNTT chưa phù hợp với mức độ UDCNTT của HS và chưa phù hợp với chủ trương tiếp cận năng lực HS (2 nội dung này chỉ đạt mức độ bình thường với điểm trung bình khảo sát khá thấp là

2.21 và 2.17). Độ lệch chuẩn ở nội dung này khá cao (0.717) cho thấy có sự phân tán tương đối các ý kiến được hỏi. Đa số những người được hỏi cho rằng hoạt động này thực hiện ở mức độ bình thường, số ít còn lại nhận định ở mức tốt và không có đánh giá ở mức rất tốt. Từ đó có thể thấy hoạt động này hiện nay chưa nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà QL khi thực hiện lập kế hoạch.

Phỏng vấn về đánh giá thực trạng hoạt động xây dựng kế hoạch của trường, tổ bộ môn, giáo viên có UDCNTT cho HS hiện nay tại trường, CBQL có mã số phỏng vấn là PHT 02 ý kiến như sau: “Việc xây dựng kế hoạch đã được thực hiện ở hầu hết

các tổ nhóm, giáo viên trong nhà trường. Một số vẫn chưa chủ động trong việc xây dựng kế hoạch dạy học có UDCNTT. Một số ít vẫn có tâm lí phụ thuộc vào chỉ đạo, hướng dẫn và kế hoạch phân công thực hiện của Ban giám hiệu nhà trường nên chưa chủ động trong việc UDCNTT trong dạy học. Hạn chế lớn nhất trong quá trình thực hiện là chưa có sự đồng bộ giữa các thành viên trong nhà trường, vẫn còn sự hạn chế trong UDCNTT ở một số thầy cô lớn tuổi, vẫn còn những HS chưa chăm học, điều kiện CSVC còn thiếu thốn, sự thiếu quan tâm đầu tư của gia đình cho việc học, hoàn cảnh sống của một bộ phận HS còn khó khăn, phụ huynh chưa thực sự phối hợp tốt với nhà trường… Bên cạnh đó, giáo viên vẫn chưa thật sự đầu tư cho bài dạy có UDCNTT, chưa chú trọng đến việc HS có UDCNTT trong quá trình học tập, tìm hiểu bài, giải bài tập …, đa phần chỉ thực hiện tốt trong các tiết thao giảng, hội giảng, chuyên đề”.

Mặc dù đây là công tác tương đối quan trong, nhưng kết quả khảo sát có điểm trung bình khá thấp 2.48, đánh giá chung ở mức bình thường. Đa số đối tượng khảo sát cho rằng, việc lập kế hoạch UDCNTT vào hoạt động học tập của HS phù hợp với tình hình lớp dạy cũng như điều kiện CSVC của nhà trường đang được thực hiện tương đối tốt ở các trường với điểm trung bình là 2.81. Bên cạnh đó, nội dung các

hoạt động, nhiệm vụ học tập phải phù hợp với nội dung chương trình, kế hoạch bám sát mục tiêu học tập của các môn học và mục tiêu UDCNTT cũng được quan tâm và thực hiện khi lập kế hoạch dạy học có UDCNTT với điểm trung bình là 2.74 và 2.59. Chỉ số thống kê Cronbach’s Alpha là 0.829 cho thấy độ tin cậy của thang đo Bảng 2.7 ở mức khá cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)