Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QL có UDCNTT vào học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 99 - 104)

tập của HS

Bảng 2.19. Kết quả khảo sát về mức độ ảnh hưởng của những yếu tố chủ quan và khách quan đến công tác QL UDCNTT trong học tập

TT Nội dung Trung

bình

Độ lệch

chuẩn hạngThứ Mức độ ảnh hưởng

1

Nhận thức và thái độ của CBQL và GV đối với việc UDCNTT

2.92 0.679 3 Ảnh hưởng nhiều 2

Trình độ tin học, khả năng

UDCNTT của CBQL và GV 2.89 0.686 4 Ảnh hưởng nhiều 3

Nhận thức, trình độ và năng

lực của HS 2.94 0.445 2 Ảnh hưởng

nhiều 4 Thiết bị CNTT của nhà trường 2.86 0.607 5 Ảnh hưởng

nhiều 5

Chủ trương, cơ chế chính sách về UDCNTT trong GD nói chung và QL UDCNTT vào học tập của HS nói riêng

3.34 0.570 1 Ảnh hưởng rất nhiều 6 Yếu tố thuộc về gia đình và

cộng đồng 2.79 0.560 7

Ảnh hưởng nhiều 7

Môi trường khoa học - công

nghệ, kinh tế - xã hội 2.81 0.641 6 Ảnh hưởng nhiều

Độ tin cậy của thang đo

Kết quả Bảng 2.19 cho ta thấy, trong các yếu tố ảnh hưởng thì yếu tố khách quan có nội dung về chủ trương, cơ chế chính sách về UDCNTT trong GD nói chung và QL UDCNTT vào học tập của HS nói riêng được đánh giá là ảnh hưởng rất nhiều, với điểm trung bình cao nhất 3.34 và độ lệch chuẩn tương đối thấp (0.570), điều này cho thấy không có độ chênh lệch nhiều trong kết quả khảo sát nội dung này. Tác giả nhận thấy kết quả khảo sát này trùng khớp với ý kiến nhận xét của CBQL có mã số HT 03: “Đầu mỗi năm học, căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của các cấp lãnh đạo là

cơ sở quan trọng để nhà trường xây dựng kế hoach, quy chế, quy định hoạt động đồng thời nó cũng là cơ sở để tham mưu với các cấp lãnh đạo tăng cường kinh phí, CSCV cho nhà trường hoạt động để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác UDCNTT trong GD nói chung và QL UDCNTT vào học tập của HS nói riêng”.

Các yếu tố còn lại như nhận thức và thái độ của CBQL và GV đối với việc UDCNTT; nhận thức, trình độ và năng lực của HS; trình độ tin học, khả năng UDCNTT của CBQL và GV; thiết bị CNTT của nhà trường; yếu tố thuộc về gia đình và cộng đồng; môi trường khoa học - công nghệ, kinh tế - xã hội đều được đánh giá là ảnh hưởng nhiều, có điểm trung bình từ 2.79 đến 2.94; độ lệch chuẩn của các nội dung khảo sát không cao, cho thấy rằng đa số đối tượng khảo sát đều đánh giá các nội dung là ảnh hưởng nhiều đến việc QL UDCNTT trong học tập của HS. Chỉ số thống kê Cronbach’s Alpha là 0.897 cho thấy độ tin cậy của thang đo trong Bảng 2.19 ở mức rất cao.

2.5. Nhận định, đánh giá chung về thực trạng

Từ kết quả khảo sát của nhóm khách thể khảo sát (CBQL, TT, GV), trình bày và phân tích thực trạng UDCNTT và QL UDCNTT trong học tập của HS tác giả có thể rút ra một số điểm sau:

2.5.1. Mặt mạnh

Nhìn chung CBQL, TT, GV của 6 trường THCS trên địa bàn Quận 8 nhận thức được tầm quan trọng, mục tiêu của công tác QL UDCNTT trong học tập của HS hiện nay.

Đội ngũ CBQL và GV có trình độ chuyên môn đảm bảo khả năng tiếp cận, lĩnh hội tri thức, kỹ năng và sử dụng tin học. 100% CBQL và trên 85% GV đạt và vượt

chuẩn về trình độ UDCNTT trong dạy học; 205/345 GV được cử tham gia các lớp tập huấn về UDCNTT do Sở tổ chức. Điều này cho thấy việc tiếp thu kiến thức CNTT mới và rèn luyện kỹ năng về CNTT cuủa CBQL, GV tương đối dễ dàng, nhanh chóng.

Đa số các trường có sự đầu tư về CSVC, trang thiết bị, phòng Tin học, đường truyền mạng, có sử dụng phần mềm học tập, phần mềm QL phục vụ cho công tác UDCNTT trong dạy, học và QL.

HS được trang bị kiến thức, kỹ năng CNTT ở mức khá, phù hợp với một số mục tiêu UDCNTT hiện nay.

Về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá UDCNTT trong học tập của HS dần được quan tâm, chú trọng đã giúp các em có những kết quả đáng khích lệ trong học tập có UDCNTT.

Việc tổ chức các hoạt động hoạt động UDCNTT trong hoạt động học tập trên lớp được thực hiện tương đối tốt.

Việc QL sự phối hợp các lực lượng UDCNTT trong học tập của HS được thực hiện tốt góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh hiệu quả công tác QL UDCNTT trong học tập của HS.

2.5.2. Mặt yếu

Mặt dù nhận thức được tầm quan trọng của việc UDCNTT trong học tập của HS nhưng một bộ phận không nhỏ tổ trưởng, giáo viên chưa có sự chuyển biến tích cực trong công tác lập kế hoạch dạy học có UDCNTT chưa thật sự đi sâu vào hoạt động UDCNTT của HS mà chỉ chủ yếu là việc UDCNTT của giáo viên vào các tiết dự giờ, thao giảng, hội giảng, chuyên đề.

Bên cạnh đó, cũng trong hoạt động lập kế hoạch dạy học có UDCNTT trong học tập của HS, CBQL chưa có kế hoạch triển khai, hướng dẫn cũng như chưa đưa ra được các tiêu chí, định hướng kiểm tra đánh giá việc UDCNTT của HS.

Việc dạy và học bộ môn Tin học hiện nay rất được quan tâm, tuy nhiên nội dung giảng dạy đa số chỉ gói gọn trong nội dung chương trình, chưa có sự đầu tư, bổ sung các tiết dạy kỹ năng, tin học ứng dụng cho học sinh.

Việc đầu tư CSVC thiết bị được quan tâm nhưng chưa phù hợp với tình hình và xu hướng UDCNTT hiện nay. Một số trang thiết bị đã lỗi thời, hư hỏng, chưa được

bổ sung, sửa chữa, chưa đáp ứng về số lượng và chất lượng so với nhu cầu UDCNTT trong học tập trong thực tế các trường hiện nay

Việc tổ chức các hình thức, hoạt động học tập có UDCNTT chủ yếu hiện nay là hoạt động học trên lớp, chưa đẩy mạnh việc tự học, tự kiểm tra đánh giá có UDCNTT của HS ở các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Trình độ UDCNTT của GV và HS ở mức khá nhưng chưa thường xuyên cập nhật, bổ sung các kiến thức, kỹ năng mới ngày càng vượt trội của CNTT, dẫn đến không thể phát huy được nguồn tài nguyên, kho tài liệu, học liệu và lợi ích to lớn mà CNTT mang lại.

Số tiết thực hiện UDCNTT chưa cao do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan tác động.

2.5.3. Nguyên nhân

Việc UDCNTT đòi hỏi CBQL, GV phải thường xuyên cập nhật kiến thức mới trước sự thay đổi nhanh chóng của CNTT.

Đa số các trường có nhận thức tốt trong việc cử GV tham gia các lớp tập huấn UDCNTT, tuy nhiên lại chưa có kế hoạch thực hiện, cũng như phát huy năng lực UDCNTT của giáo viên sau qua trình tập huấn, dẫn đến GV nhanh chóng quên đi những kiến thức mới đã học do không có điều kiện và không thường xuyên được thực hành.

Địa bàn Quận 8 có tỉ lệ dân nhập cư nhiều, đời sống còn nhiều khó khăn, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai thực hiện các hoạt động tự học, tự kiểm tra có UDCNTT của HS.

CBQL vẫn chưa thật sự quan tâm đúng mức đến việc triển khai, tổ chức, khuyến khích các hoạt động dạy và học có UDCNTT.

Kinh phí sử dụng đầu tư trang thiết bị CNTT còn hạn hẹp cũng là một trở ngại lớn trong công tác QL UDCNTT trong học tập của HS.

Việc xây dựng các nội dung và tiêu chí đánh giá về UDCNTT của HS chưa được đầu tư nghiên cứu, cũng như bị ràng buộc bởi các quy định, quy chế đánh giá, xếp loại HS.

Kết luận chương 2

Nội dung Chương 2 chủ yếu tác giả phân tích tình hình UDCNTT và QL UDCNTT qua việc khảo sát và phỏng vấn CBQL, TT, GV của 6 trường THCS trên địa bàn Quận 8. Qua đó, tác giả nhận thấy việc QL UDCNTT trong học tập của HS THCS trên địa bàn Quận 8 đạt được một số kết quả nhất định, nhưng vẫn còn một số hạn chế cần có biện pháp cải tiến, khắc phục để công tác QL đạt hiệu quả cao hơn.

Đội ngũ GV tuy có nhận thức đúng về vai trò và tầm quan trọng của việc UDCNTT trong học tập của HS nhưng chưa mạnh dạn nâng cao trình độ UDCNTT, cũng như hướng dẫn HS UDCNTT vào học tập. GV cũng chưa đầu tư vào kế hoạch dạy học có UDCNTT trong học tập của HS.

Việc QL UDCNTT ở các trường hiện đã và đang được thực hiện nhưng vẫn còn tồn tại một số nội dung cần điều chỉnh như: QL việc dạy bộ môn Tin học theo định hướng phát triển năng lực UDCNTT cho HS; QL việc lập kế hoạch dạy học có UDCNTT cho HS; QL các hình thức tổ chức học tập có UDCNTT ngoài giờ lên lớp; QL việc kiểm tra đánh giá có UDCNTT của HS; QL các nguồn lực thực hiện UDCNTT trong học tập của HS.

Để khắc phục tình trạng này, trong thời gian tới các trường cần tìm ra các biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng QL UDCNTT trong học tập của HS.. Đó là nội dung sẽ được tập trung làm rõ trong chương 3 của luận văn.

Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)