Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 63 - 66)

* Chủ trương, cơ chế chính sách về UDCNTT trong GD nói chung và QL UDCNTT vào học tập của HS nói riêng

Muốn tổ chức triển khai UDCNTT vào hoạt động QL có hiệu quả thì trước hết nhà QL phải nắm chắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phát triển GD, phát triển CNTT trong nước và trong ngành GD&ĐT.

Chủ trương phát triển CNTT của toàn Đảng, toàn dân mà nòng cốt là đội ngũ giáo viên và cán bộ QL GD, cần đặc biệt tập trung vào các nhiệm vụ sau: “Nâng cao

chất lượng hiệu quả GD, tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng đội ngũ nhà giáo.... Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp GD theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hoá, tăng cường GD tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tự tu dưỡng, tự tạo việc làm, tăng cường GD hướng nghiệp …”(Quyết định số 246/2005/QĐ-TT ngày 06 tháng 10

năm 2005 của Thủ tướng chính phủ). Để có thể thực hiện được các nhiệm vụ trên, ngày 10/02/2007 Bộ GD&ĐT đã có công văn số 12966/ BGD&ĐT – CNTT về hướng dẫn và yêu cầu các Sở GD&ĐT, các trường Cao đẳng, Đại học đẩy mạnh triển khai một số hoạt động về CNTT và lấy năm học 2008 – 2009 là “năm CNTT”. Từ những phân tích ở trên chúng ta thấy rằng, tổ chức triển khai UDCNTT vào hoạt động QLHS trong thời điểm hiện nay ở các cơ sở GD đào tạo là hết sức cần thiết và hết sức đúng đắn.

Chính vì vậy, phương hướng và giải pháp lớn của ngành GD & ĐT là: “Tiếp tục

cao rõ rệt chất lượng và hiệu quả của GD. Tích cực triển khai chương trình học, sách giáo khoa và phương pháp dạy học mới”. Việc cải tiến, đổi mới phương pháp giảng

dạy theo chương trình THCS mới phải nhằm mục đích:

Tích cực hoá quá trình dạy và học thay cho việc lí luận quá nhiều. Vận dụng linh hoạt trong các điều kiện hoàn cảnh cụ thể để UDCNTT vào quá trình học tập. Mỗi nhà QL GD nói chung và ở mỗi trường phổ thông nói riêng đặc biệt là ở trường THCS cần tổ chức triển khai để HS ứng dụng và tiến tới ứng dụng tốt CNTT vào học tập.

* Yếu tố thuộc về gia đình, cộng đồng xã hội

HS không thể hưởng lợi từ việc UDCNTT vào học tập từ nhà QL nếu gia đình không tạo điều kiện, không khuyến khích, hỗ trợ con em mình kịp thời. Mặt khác, cộng đồng xã hội gần gũi với HS có thể trở thành tác nhân thúc đẩy hoặc trở thành rào cản HS tiếp cận với phương pháp học tập mới từ sự UDCNTT vào giảng dạy của GV. Vì vậy, tăng cường vai trò của gia đình của cộng động xã hội trong việc tạo điều kiện, hướng dẫn HS UDCNTT vào việc tự học là rất cần thiết

* Môi trường khoa học - công nghệ, kinh tế - xã hội

Xã hội phát triển không ngừng đòi hỏi con người phải nhạy bén với cái mới, nhanh chóng tiếp cận nắm bắt các thành tựu của KH-CN. GD cần phải tiếp cận được những thành tựu mới nhất của KH-CN để giải quyết được mâu thuẫn giữa sự bùng nổ thông tin với thời gian, trình độ, sức lực của người học, đồng thời giải quyết được vấn đề quá tải trong việc học của người học. Mặt khác khoa học ngày nay đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. GD không chỉ đào tạo ra những người có tri thức mà còn tạo ra những con người sáng tạo, hoạt bát, biết bám sát, am hiểu và có khả năng vận dụng tri thức khoa học để giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra. Đứng trước tình hình mới đòi hỏi các cấp QL GD, nhà trường phải có những chính sách, chủ trương, kế hoạch để bồi dưỡng GV đáp ứng yêu cầu mới.

Sự phát triển của CNTT đã tác động đến việc học tập nói chung, cũng như việc tổ chức bồi dưỡng cho GV nói riêng, cụ thể việc dạy-học trực tuyến trên mạng đã trở nên phổ biến, đáp ứng nhu cầu học tập và đem lại những hiệu quả to lớn.

Kết luận chương 1

Việc UDCNTT vào học tập là một xu hướng tất yếu của các trường học trên thế giới và cả ở Việt Nam. Việc ứng dụng đa phương tiện (Multimedia) vào học tập sẽ hiệu quả, nhanh chóng đặc biệt tính chính xác, phát huy năng lực con người và giảm đi sức người trong QL. Việc UDCNTT trong học tập cần phải có các điều kiện đảm bảo như điều kiện về cán bộ QL, giáo viên, CSVC, thiết bị CNTT, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Trong chương này, chúng tôi đã trình bày lịch sử nghiên cứu, từ đó nhấn mạnh đến tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học của đề tài. Luận văn đã xác định các khái niệm liên quan đến đề tài như : QL, công nghệ, CNTT, UDCNTT, QL UDCNTT vào học tập của HS…Đề tài đã đề cập đến cơ sở lí luận của việc UDCNTT trong học tập của HS. Từ cơ sở lí luận này, luận văn sẽ phân tích các yếu tố cốt lõi về: QL UDCNTT trong học tập của HS ở trường THCS bao gồm: 1). Phân cấp QL UDCNTT trong học tập của HS ở trường THCS; 2). Nội dung QL UDCNTT trong học tập của HS ở trường THCS bao gồm: QL UDCNTT trong hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp ở trường THCS; QL UDCNTT trong học tập trên lớp ở trường THCS; QL UDCNTTtrong hoạt động tự kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh kết quả học tập của người học ở trường THCS; QL UDCNTT trong hợp tác chia sẻ trong học tập của người học (HS đóng vai trò chủ thể chia sẻ hợp tác với bạn với thầy cô); QL sự phối hợp của các lực lượng UDCNTT trong học tập của HS ở trường THCS; QL các nguồn lực thực hiện UDCNTT trong học tập của HS ở trường THCS

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến QL UDCNTT trong học tập của HS trong đó đề tài đã đề cập đến 2 yếu tố chính là yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.

Như vậy, cơ sở lí luận ở chương 1 là cơ sở để đề tài đề xuất một số biện pháp QL UDCNTT trong học tập của HS ở các trường THCS Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh ở chương 2 tiếp theo.

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN 8 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)