Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh về tầm quan trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 73 - 75)

của việc ứng dụng công nghệ thông tin và quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh

Để tìm hiểu nhận thức về tầm quan trọng của việc UDCNTT và QL UDCNTT trong học tập của HS THCS, tác giả tiến hành khảo sát trên 140 CBQL, TT, GV và

120 HS của 6 trường THCS công lập trên địa bàn Quận 8. Sau khi phân tích, tổng hợp số liệu, thu được kết quả ở Bảng 2.4 như sau:

Bảng 2. 4. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của việc UDCNTT và QL UDCNTT trong học tập của HS

Nội dung Trung bình Độ lệch chuẩn

Tầm quan trọng của việc UDCNTT và

QL UDCNTT trong học tập của HS 3.31 0.548

Đánh giá chung Rất quan trọng

Từ kết quả khảo sát ở Bảng 2.4 cho thấy, hầu hết CBQL, TT, GV và HS đều cho rằng việc UDCNTT và QL UDCNTT trong học tập của HS tại các trường THCS là “Rất quan trọng” với số điểm trung bình là 3.31. Không có CBQL, TT, GV và HS cho rằng không quan trọng và ít quan trọng. Độ lệch chuẩn của kết quả khảo sát này là 0.548 là tương đối thấp, cho thấy rằng có sự tương đồng trong việc đánh giá về tầm quan trọng của việc UDCNTT và QL UDCNTT trong học tập của HS ở cấp THCS.

Điều này cũng được thể hiện trong việc đánh giá của CBQL có mã phỏng vấn PHT1: “Việc UDCNTT và QL UDCNTT trong học tập của HS là rất cần thiết và vô

cùng quan trọng, vì việc QL của nhà trường sẽ góp phần kiểm tra, giám sát quá trình học tập của HS, việc tự học tự giác, hiệu quả mang lại cụ thể như thế nào, sự chuyển mình của cả thầy và trò trong dạy học đúng với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay”.

Bên cạnh việc khảo sát nhận thức về tầm quan trọng của việc QL UDCNTT trong học tập của HS, tác giả cũng đã khảo sát về trình độ UDCNTT trong học tập của HS các trường. Kết quả khảo sát được thể hiện ở Bảng 2.5 như sau:

Bảng 2. 5. Bảng đánh giá trình độ UDCNTT trong học tập của HS

Thứ tự Nội dung Trung

bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng 1 Kiến thức về CNTT và khả năng cập nhật kiến thức về CNTT 2.89 0.481 2

2 Kỹ năng khai thác và sử dụng Internet 2.93 0.459 1 3 Kỹ năng thiết kế và làm bài tập trên các

UDCNTT 2.29 0.553 4

4 Kỹ năng sử dụng các phần mềm học tập 2.34 0.607 3

Trung bình chung 2.65

Đánh giá chung Khá

Nhìn chung, hầu hết các đối tượng khảo sát đều cho rằng trình độ UDCNTT của HS ở mức Khá. HS tương đối có kiến thức về CNTT, có kỹ năng khai thác và sử dụng internet, nhưng lại hạn chế trong việc sử dụng các phần mềm học tập, cũng như sử dụng các chương trình để thiết kế, hoàn thành bài tập. Đa số các em HS chưa nhận thức được lợi ích của CNTT trong học tập nên chưa sử dụng, phát huy được hết những ưu điểm của CNTT vào học tập.

2.3.2. Việc thực hiện mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở trường trung học cơ sở Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)