Phân cấp quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 43 - 46)

Bộ GD & ĐT ban hành đề án, các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ CNTT trong QL và hỗ trợ các hoạt động dạy và học.

Sở GD & ĐT tỉnh/Thành phố triển khai cụ các kế hoạch UDCNTT trong công tác dạy và học tại địa phương.

Các tác giả Đặng Xuân Hải, Nguyễn Sỹ Thư (2012) cho rằng, cán bộ QL nhà trường không chỉ đề ra mục tiêu chiến lược và kế hoạch phát triển của Trường; tổ chức nhân sự; hợp tác quốc tế; các chương trình và dự án,...Còn tổ chức thực hiện các hoạt động dạy và học trong nhà trường. QL hoạt động học tập của HS là hoạt động quan trọng trong công tác QL của Hiệu trưởng. Việc tìm giải pháp để nâng cao hiệu quả học tập cho HS luôn là bài toán đặt ra cho Ban giám hiệu. Do vậy, QL UDCNTT trong học tập của HS ở trường THCS có vai trò vô cùng quan trọng. Giúp tăng hiệu quả học tập của HS, HS tích cực, chủ động hơn trong học tập.

Theo Điều lệ trường THCS, Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng: Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường; thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ này; xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định; QL giáo viên, nhân viên; QL chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước; QL HS và các hoạt động của HS do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại HS, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho HS tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật HS; QL tài chính, tài sản của nhà trường; thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, HS; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá

GD của nhà trường; chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường; được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. (Bộ GD & ĐT, 2011).

Hiệu trưởng phân công Phó hiệu trưởng QL hoạt động dạy và học có UDCNTT của giáo viên thông qua tổ chuyên môn.

Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau: Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và QL kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động GD khác của nhà trường (Bộ GD & ĐT, 2011). Thông qua hoạt động tổ chuyên môn, tổ trưởng xây dựng kế hoạch chung có UDCNTT trong học tập của học sinh; hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch cá nhân trong công tác giảng dạy có UDCNTT trong học tập của HS

Giáo viên: Trực tiếp tổ chức các hoạt động dạy và học có UDCNTT cho HS cũng là người luôn sát cánh cùng HS trong các hoạt động học tập có UDCNTT. Ngoài ra còn theo sát quá trình học tập của HS để kịp thời giúp đỡ HS khi cần thiết.

HS: Là đối tượng của quá trình QL. HS có vai trò là người thụ hưởng chính sách QL của Ban giám hiệu trong việc UDCNTT trong học tập tuy nhiên cũng là người có mức độ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của UDCNTT trong học tập.

Phụ huynh HS: Là người luôn đồng hành, GD cho HS. Vai trò của cha mẹ HS vô cùng quan trọng trong việc hướng dẫn, sát sao cùng HS trong việc tìm kiếm các tiện ứng, ứng dụng của CNTT trong học tập.

Vậy chủ thể QL hoạt động UDCNTT trong học tập của HS ở trường THCS là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. Giáo viên THCS có nhiệm vụ dạy, ra nhiệm vụ cho HS làm quen với các phương pháp học tập chủ động có UDCNTT, HS tự chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Giáo viên chỉ là người tác động trực tiếp tới HS để thay đổi chất lượng học tập có UDCNTT của HS và chất lượng GD của nhà trường THCS.

Để QL tốt việc UDCNTT trong học tập của HS, hiệu trưởng nhà trường cần thực sự xem UDCNTT vào dạy học là biện pháp quan trọng để thay đổi chất lượng học tập của HS và chất lượng GD của nhà trường.

1.4.3. Nội dung quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở trường trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)