Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 59 - 63)

* Nhận thức và thái độ của CBQL và GV đối với việc UDCNTT

Nhận thức và thái độ của CBQL và GV đối với việc UDCNTT ở trường THCS, những kiến thức và kỹ năng về CNTT, về UDCNTT trong trường THCS… những

phẩm chất của CBQL và nhà giáo trong thời đại mới có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động UDCNTT và QL UDCNTT ở trường THCS. Nhận thức CBQL, tổ trưởng chuyên môn về tầm quan trọng của việc quản lí hoạt động UDCNTT trong dạy học và sự hiểu biết của đội ngũ này về nghiệp vụ quản lí UDCNTT của giáo viên trong HĐDH là vô cùng quan trọng trong việc QL hiệu quả hoạt động này trong nhà trường. Nó được thể hiện ở tất cả các khâu thực hiện theo chỉ đạo của Hiệu trưởng trong hoạt động UDCNTT của giáo viên trong HĐDH.

CBQL nhà trường nhận thức được tầm quan trọng của việc UDCNTT của giáo viên trong việc thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, để nâng cao chất lượng GD toàn diện nhà trường thì sẽ có những chỉ đạo, định hướng, bồi dưỡng giáo viên, đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học thuận lợi cho giáo viên trong việc UDCNTT trong HĐDH.

Thực tế, năng lực và nhận thức của cán bộ QL về UDCNTT của giáo viên trong HĐDH chưa đồng đều. Dẫn đến có những trường quan tâm, thúc đẩy việc UDCNTT của giáo viên trong HĐDH, có trường chỉ làm mang tính hình thức, do đó hiệu quả chưa cao. Quá trình UDCNTT ở trường có đạt hiệu quả cao hay không, đầu tiên phụ thuộc vào nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực triển khai thực tiễn của người CBQL và GV. Trước hết CBQL và GV phải là người am hiểu sâu sắc về UDCNTT ở trường THCS, ít nhất trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

Đối với CBQL GD, phải là người có trình độ và năng lực tổ chức, triển khai ứng dụng những lí luận về UDCNTT trong QL, trong dạy học ở thực tiễn đơn vị mình, biết tổ chức học tập và tổng kết kinh nghiệm để nhân ra diện rộng. Có trình độ và năng lực không thì chưa đủ, CBQL GD phải có uy tín cao trong toàn ngành GD&ĐT và trong mỗi nhà trường để có tác dụng như chất xúc tác thúc đẩy sự phát triển của nhà trường.

Giáo viên phải ý thức được tầm quan trọng của việc UDCNTT trong dạy học, nó sẽ tác động rất lớn đến hứng thú học tập của HS, làm tăng chất lượng GD của nhà trường. Nhận thức của giáo viên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác này trong thực tế các trường. GV phải tuân thủ, tiên phong, sáng tạo, tự giác theo chỉ đạo của CBQL nhà trường về thực hiện ứng dụng hiệu quả CNTT trong HĐDH.

* Trình độ tin học, khả năng UDCNTT của CBQL và GV

Đối với kiến thức về CNTT mà CBQL và GV phải có chính là kiến thức cơ bản về tin học. “Đó là kiến thức sơ bộ về cấu tạo máy tính và các thiết bị ngoại vi; những hiểu biết cơ bản về hệ điều hành và các thao tác cơ bản trên hệ điều hành như khởi động, đóng và chuyển đổi giữa các chương trình, khởi tạo, sao chép, di chuyển các thư mục, tập tin, xem thư mục, tìm kiếm thư mục hoặc tập tin, phục hồi các tập tin đã bị xoá...” (Phùng Văn Đông, 2011).

Trong giai đoạn hiện nay, những yêu cầu tối thiểu về kiến thức và kỹ năng để đội ngũ CBQL và gáo viên UDCNTT trong các hoạt động dạy học và QL ở trường THCS, bao gồm: kiến thức cơ bản về CNTT; kỹ năng sử dụng máy tính; kỹ năng khai thác và sử dụng Internet; kỹ năng thiết kế và sử dụng giáo án điện tử hoặc các bảng, biểu QL; kỹ năng sử dụng các phần mềm QL, phần mềm dạy học; kỹ năng sử dụng các thiết bị CNTT vào các hoạt động QL, hoạt động giảng dạy.

Trước hết CBQL phải là người am hiểu sâu sắc về UDCNTT vào hoạt động QL, trong hoạt động dạy học và cụ thể là trong hoạt động học tập ở thực tiễn đơn vị của mình.

Bên cạnh đó, giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy, giữ vai trò chỉ đạo, tổ chức, điều khiển và điều chỉnh hoạt động dạy học nên cũng ảnh hưởng và chi phối hoạt động học tập của HS. Giáo viên là đối tượng trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập, tiếp nhận tri thức của HS. Khi giáo viên có ý thức và năng lực tự học tập về các cách thức, kỹ năng vận dụng UDCNTT vào dạy học thì hiệu quả học tập của HS sẽ được nâng cao. Ngược lại, nếu GV có nhận thức đầy đủ vai trò của việc UDCNTT trong học tập, nhưng năng lực học tập và kỹ năng UDCNTT không cao thì hiệu quả học tập của HS khi UDCNTT cũng sẽ hạn chế.

Thêm vào đó trình độ tin học của đội ngũ GV ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động UDCNTT vào học tập của HS. Khi GV có trình độ tin học cộng với kinh nghiệm bề dày về hoạt động UDCNTT vào dạy học thì mọi công việc từ khâu chuẩn bị bài giảng, tổ chức giảng dạy đến khâu đánh giá kết quả HS chắc chắn được diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.

Giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, tận tâm với HS, luôn đổi mới, sáng tạo coi việc đổi mới phương pháp, tạo hứng thú học tập cho HS là nhiệm vụ ưu tiên đầu. UDCNTT của GV trong HĐDH là con đường thuận tiện để đạt được mục tiêu đó.

CBQL phải nhận thức rõ: GV là người trực tiếp tổ chức, thực hiện hoạt động UDCNTT vào học tập cho HS, do vậy họ đóng vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng rất nhiều đến việc QL UDCNTT vào học tập của HS. Từ đó, CBQL cần có các kế hoạch, cần tạo điều kiện để nâng cao trình độ tin học, trình độ UDCNTT cho đội ngũ giáo viên.

* Nhận thức, trình độ và năng lực của HS

Tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS vừa là mục đích dạy học đồng thời vừa là điều kiện để thực hiện các hoạt động UDCNTT trong dạy học hiệu quả. Bởi vậy, dưới vai trò tổ chức, định hướng người GV phải dần hình thành ở HS có được những phẩm chất và năng lực như: có động cơ và thái độ học tập đúng đắn, tự giác, tích cực trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình, có năng lực về CNTT và phương pháp tự học với CNTT ở mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi cách.

* Hạ tầng CNTT của nhà trường

Không thể nói đến UDCNTT ở trường THCS nếu không có những điều kiện TBDH về CNTT cần thiết như: máy Vi tính, Projector, máy chiếu vật thể, bảng tương tác thông minh, Tivi, cassette, Internet,... Vì vậy người CBQL GD cần phải có kế hoạch, có biện pháp huy động nhiều lực lượng hỗ trợ kinh phí để trang bị đồng bộ, từng bước chuẩn hoá, hiện đại hoá hệ thống TBDH về CNTT. CSVC phục vụ UDCNTT của GV trong trong HĐDH là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động này ở các nhà trường. CSVC có thể gây những khó khăn nhất định và làm cản trở đến tiến độ thực hiện và hiệu quả giảng dạy của GV.Các nhà trường phải sử dụng Internet đảm bảo chất lượng và sự ổn định dịch vụ Internet. Trang bị đủ thiết bị CNTT phục vụ công tác QL, điều hành: mỗi trường trang bị ít nhất 02 bộ máy tính, 01 máy in và 01 webcam. Mỗi tổ bộ môn trong trường có máy tính dùng riêng (Theo quy định tại văn bản số 4116/BGDĐT, ngày 08/9/2017 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT của Bộ GD&ĐT).

Trang bị thiết bị CNTT phục vụ dạy-học, đảm bảo đủ máy tính phục vụ dạy – học môn Tin học (tiểu học đạt tỷ lệ 24 HS/1 máy tính, THCS đạt tỷ lệ 16 HS/1 máy tính và trung học phổ thông đạt tỷ lệ 12 HS/1 máy tính). Các phòng máy tính phục vụ dạy học phải được nối mạng Internet (Theo quy định tại văn bản số 4116/BGDĐT, ngày 08/9/2017 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT của BGD-ĐT).

Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn an ninh đối với các hệ thống CNTT (phần cứng, phần mềm, wesbite...). Thường xuyên rà soát, khắc phục các nguy cơ mất an toàn, an ninh thông tin. Đẩy mạnh tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, giáo viên và HS kỹ năng nhận biết, phòng tránh những trang wesbite độc hại, đồi trụy,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)