Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 104 - 105)

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Tính khoa học trong việc xây dựng các biện pháp QL đòi hỏi phải nhận thức được quy luật khách quan của xã hội, biết sử dụng những thành tựu của các ngành khoa học, biết phân tích, dự đoán đúng đắn các tình huống khi xây dựng các biện pháp, sắp xếp các biện pháp một cách logic, hợp lí, chặt chẽ và có tính khả thi. Nguyên tắc này là điều kiện để đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của các biện pháp đề xuất, là yêu cầu chung đối với việc đề xuất các biện pháp, nó cho phép loại trừ những mâu thuẫn, đảm bảo tính thống nhất giữa các biện pháp.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Kế thừa là sự tiếp nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Xây dựng các biện pháp đảm bảo tính kế thừa nghĩa là phải có sự tiếp nối giữa những biện pháp QL đang thực hiện và những biện pháp đang được xây dựng đề xuất với sự vận động, phát triển của vấn đề QL.

Do đó, các biện pháp QL UDCNTT trong học tập của HS ở các trường THCS Quận 8, Tp.HCM được đề xuất sẽ phải kế thừa mặt ưu điểm của các biện pháp đã và đang thực hiện, đồng thời bổ sung các nội dung mới mà các biện pháp cũ chưa có hoặc đã có nhưng thực hiện kém hiệu quả.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích và tiêu chuẩn của lí luận. lí luận được hình thành phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Vì thế, việc đề xuất xây dựng các biện pháp đảm bảo tính thực tiễn là một yêu cầu có tính nguyên tắc. Chỉ khi các biện pháp được đề xuất đảm bảo tính thực tiễn thì nó mới tồn tại và thực sự đem lại hiệu quả trong giải quyết các vấn đề thực tế. Bởi vậy, các biện pháp QL hoạt động UDCNTT được đề xuất phải đáp ứng được các yêu cầu đang đặt

ra trong thực tiễn QL tại cơ sở GD, phù hợp với điều kiện CSVC, đội ngũ QL, GV, HS.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, khả thi

Tính hiệu quả là kết quả cuối cùng cần đạt được của việc áp dụng các biện pháp QL với sự đầu tư các nguồn lực một cách tối ưu. Tính hiệu quả không chỉ thể hiện ở từng biện pháp riêng lẻ mà là sự gắn kết, thống nhất giữa các biện pháp trong từng khâu, từng quá trình QL UDCNTT trong học tập của HS, nhằm đạt được mục đích cuối cùng là đạt hiệu quả và chất lượng trong công tác QL UDCNTT trong học tập của HS.

Nguyên tắc tính khả thi đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải có khả năng áp dụng một cách thuận lợi, nhanh chóng vào công tác QL UDCNTT trong học tập của HS, mang lại hiệu quả thiết thực cho QL GD tại các trường THCS Quận 8.

3.2. Các biện pháp quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở tại Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)