Thực trạng việc thực hiện các nội dung QL UDCNTTtrong học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 87 - 95)

* Thực trạng QL xây dựng kế hoạch UDCNTT trong học tập của HS

Bảng 2. 11. Thực trạng công tác quản lí xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của HS

TT Nội dung Trung

bình

Độ lệch

chuẩn hạngThứ

1 Chỉ đạo các tổ bộ môn đánh giá tình hình

UDNCNTT vào học tập của HS 2.34 0.676 2

2 Chỉ đạo các tổ bộ môn Tin học lập kế hoạch giảng dạy, hướng dẫn GVBM khác và HS một số chương trình, UDCNTT

2.95 0.470 1

3 Chỉ đạo các tổ bộ môn lập kế hoạch dạy học có UDCNTT phải đảm bảo nêu rõ: mục tiêu, cách thức, trình tự, thời gian tiến hành các hoạt động học tập có UDCNTT

2.28 0.576 4

4 Chỉ đạo GV lập kế hoạch hướng dẫn HS

UDCNTT vào học tập 2.16 0.583 5

5 Đề nghị các tổ bộ môn bổ sung các tiêu chí

kiểm tra đánh giá KQ HT có UDCNTT 2.09 0.698 6 6 Hoàn thiện bộ đề thi, kiểm tra theo hướng

đánh giá năng lực UDCNTT 2.31 0.759 3

Trung bình chung 2.36

Đánh giá chung Bình thường

Đánh giá chung các nội dung trong Bảng 2.11 là mức bình thường với điểm trung bình chung là 2.36. Tác giả nhận thấy, hầu hết các nội dung QL được đánh giá thực hiện ở mức bình thường, điểm trung bình dưới 2.5. Riêng nội dung chỉ đạo các tổ bộ môn Tin học lập kế hoạch giảng dạy, hướng dẫn GVBM khác và HS một số chương trình, UDCNTT có điểm trung bình tương đối cao 2.95 và độ lệch chuẩn thấp 0.470

cho thấy đây là nội dung QL được hầu hết các CBQL ở các trường thực hiện tốt. Nội dung đề nghị các tổ bộ môn bổ sung các tiêu chí kiểm tra đánh giá kết quả học tập có UDCNTT có điểm trung bình thấp nhất trong bảng khảo sát 2.09, xếp hạng sáu. Điều này cho thấy, CBQL chưa quan tâm đến hoạt động xây dựng tiêu chí kiểm tra đánh giá kết quả học tập có UDCNTT trong việc QL xây dựng kế hoạch học tập.

Nội dung chỉ đạo các tổ bộ môn lập kế hoạch dạy học có UDCNTT phải đảm bảo nêu rõ: mục tiêu, cách thức, trình tự, thời gian tiến hành các hoạt động học tập có UDCNTT xếp hạng tư với điểm trung bình 2.28, mức đánh giá là bình thường, thể hiện CBQL chưa quan tâm đến việc chỉ đạo sâu sát TTCM, GV đảm bảo nêu rõ: mục tiêu, cách thức, trình tự, thời gian tiến hành các hoạt động học tập có UDCNTT khi lập kế hoạch dạy học. Chỉ số thống kê Cronbach’s Alpha là 0.869 cho thấy độ tin cậy của thang đo Bảng 2.11 ở mức khá cao.

Khi phỏng vấn CBQL, TTCM, GV về nội dung này, tác giả nhận thấy một số nội dung trùng khớp với kết quả khảo sát như:

CBQL mã số PHT 02 cho rằng: “Việc xây dựng kế hoạch của trường, tổ bộ môn và giáo viên có UDCNTT hiện nay có sự cố gắng, nỗ lực rất lớn để bắt nhịp với xu hướng phát triển của thời đại. Khi xây dựng kế hoạch dạy học, bộ môn hướng đến việc tổ chức các hoạt động giảng dạy và học tập như thế nào để đạt được hiệu suất đào tạo, đảm bảo chỉ tiêu đã đề ra. Do đó, việc quen dần với UDCNTT góp phần phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác và sáng tạo ở HS, cũng như phát huy khả năng tương tác thông qua các UDCNTT (mạng xã hội, trang web, ứng dụng trực tuyến...) giữa thầy-trò, giữa trò-trò. Tuy nhiên, việc chỉ đạo GV lập kế hoạch hướng dẫn HS UDCNTT vào học tập, đề nghị các tổ bộ môn bổ sung các tiêu chí kiểm tra đánh giá KQ HT có UDCNTT, hoàn thiện bộ đề thi, kiểm tra theo hướng đánh giá năng lực UDCNTT chưa quan tâm, chỉ đậo sâu sát”.

Tổ trưởng mã số TT 02 nhận xét rằng: “Trong các cuộc họp triển khai nội dung xây dựng các kế hoạch đầu năm học, BGH có yêu các tổ bộ môn và GV xây dựng kế hoạch dạy học có nội dung UDCNTT của HS, nhưng chưa hướng dẫn, chỉ đạo rõ mục tiêu, cách thức, trình tự, thời gian tiến hành các hoạt động học tập có UDCNTT khi lập kế hoạch dạy học, nên đa phần tổ bộ môn và GV chỉ xây dựng kế hoạch dạy học có UDCNTT, chưa quan tâm nhiều đến hoạt động học có UDCNTT, cũng như GV chưa lập kế hoạch hướng dẫn HS UDCNTT vào học tập”.

Giáo viên mã số GV 03 nhận định: “Với 45 phút của một tiết dạy, và phải đảm bảo đầy đủ các nội dung chương trình bộ môn, rất khó trong việc sắp xếp, xây dựng kế hoạch, trình tự, thời gian để tổ chức thực hiện các hoạt động học tập có UDCNTT”.

2.4.3. Thực trạng quản lí các hình thức tổ chức các hoạt động học tập và phương pháp học tập có UDCNTT cho HS

- Thực trạng QL UDCNTT trong hoạt động tự học trước và sau giờ lên lớp ở trường THCS

Bảng 2.12. Thực trạng công tác quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tự học trước và sau giờ lên lớp ở trường THCS

TT Nội dung Trung

bình

Độ lệch

chuẩn hạngThứ

1 Hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch UDCNTT

trong học tập 2.36 0.681 4

2 Hướng dẫn HS tìm và thu thập thông tin tài liệu thông qua UDCNTT trong học tập trước và sau giờ lên lớp

2.40 0.697 2 3 Phát huy tính chủ động của HS UDCNTT

trong tự học 2.39 0.705 3

4 Hướng dẫn HS UDCNTT trong học nhóm và trình bày kết quả học tập thông qua UDCNTT

2.47 0.683 1 5 Chỉ đạo HS đa dạng phương pháp, hình thức

học tập trước và sau giờ lên lớp thông qua

ứng dụng tiện ích CNTT 2.35 0.634 5

Trung bình chung 2.39

Đánh giá chung Bình thường

Kết quả khảo sát cho thấy việc QL UDCNTT trong hoạt động học tập trước và sau giờ lên lớp đang được thực hiện ở mức bình thường, có điểm trung bình chung là

2.39. Nội dung hướng dẫn HS UDCNTT trong học nhóm và trình bày kết quả học tập thông qua UDCNTT có điểm trung bình cao nhất 2.47, nhưng cũng chỉ được đánh giá mức bình thường. Nội dung chỉ đạo HS đa dạng phương pháp, hình thức học tập trước và sau giờ lên lớp thông qua ứng dụng tiện ích CNTT có điểm trung bình thấp nhất 2.35, xếp cuối bảng khảo sát.

Hầu hết các nội dung khảo sát đều ở mức đánh giá bình thường với trung bình

dưới 2.5 và độ chênh lệch điểm đánh giá giữa các nội dung tương đối nhỏ. Điều này chứng tỏ, công tác QL UDCNTT trong hoạt động học tập trước và sau giờ lên lớp chưa được thực hiện tốt, CBQL chưa chú trọng đến việc QL UDCNTT trong hoạt động học tập trước và sau giờ lên lớp của HS, không phát huy được tính chủ động của HS UDCNTT trong tự học. Chỉ số thống kê Cronbach’s Alpha là 0.877 cho thấy độ tin cậy của thang đo trong bảng 2.12 ở mức cao.

- Thực trạng QL UDCNTT trong học tập trên lớp ở trường THCS

Bảng 2.13. Thực trạng công tác quản lí ứng dụng công nghệ thông tin học tập trên lớp ở trường THCS

TT Nội dung Trung

bình

Độ lệch chuẩn

Thứ hạng

1 Hướng dẫn HS tự lập kế hoạch UDCNTT

trong học tập 2.43 0.691 4

2 Hướng dẫn HS kỹ năng thu thập và xử lí

thông tin, phân tích, tổng hợp 2.91 0.521 1

3 Hướng dẫn HS phương thức học tập hiệu

quả có UDCNTT thông qua giờ trên lớp 2.21 0.597 5

4

Yêu cầu giáo viên UDCNTT trong dạy học trên lớp. Nội dung bài dạy phải được thể hiện bằng thông tin đa phương tiện (văn bản,

TT Nội dung Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng

hình ảnh, âm thanh…) để kích thích, huy động tối đa trực quan của HS.

5

Khuyến khích, động viên GV sử dụng các phần mềm dạy học bộ môn trong việc soạn giáo án tích cực

2.79 0.754 3

6 Hướng dẫn HS sử dụng các tiện ích của CNTT

trong trình bày bài giải và mô hình học tập. 2.13 0.507 7

7

Yêu cầu HS chuẩn bị bài học ở nhà bằng cách UDCNTT vào học và hướng dẫn HS tìm kiếm dạng bài tập, câu hỏi có UDCNTT.

2.19 0.574 6

Trung bình chung 2.51

Đánh giá chung Tốt

Độ tin cậy của thang đo (Cronbach's Alpha) 0.825

Các nội dung QL như: hướng dẫn HS kỹ năng thu thập và xử lí thông tin, phân tích, tổng hợp; yêu cầu giáo viên UDCNTT trong dạy học trên lớp; nội dung bài dạy phải được thể hiện bằng thông tin đa phương tiện (văn bản, hình ảnh, âm thanh…) để kích thích, huy động tối đa trực quan của HS; khuyến khích, động viên GV sử dụng các phần mềm dạy học bộ môn trong việc soạn giáo án tích cực được đánh giá ở mức

tốt, với điểm trung bình từ 2.79 đến 2.91. Tuy nhiên, với nội dung QL yêu cầu HS chuẩn bị bài học ở nhà bằng cách UDCNTT vào học và hướng dẫn HS tìm kiếm dạng bài tập, câu hỏi có UDCNTT; hướng dẫn HS sử dụng các tiện ích của CNTT trong trình bày bài giải và mô hình học tập chỉ đạt mức đánh giá bình thường với điểm trung bình rất thấp (2.13 và 2.19), xếp thứ hạng sáu và bảy trong bảng khảo sát. Việc hướng dẫn HS phương thức học tập hiệu quả có UDCNTT thông qua giờ trên lớp đa số đánh giá hoạt động này thực hiện ở mức bình thường với điểm trung bình là 2.21. Kết quả tổng hợp của Bảng 2.14 cho thấy công tác QL UDCNTT học tập trên lớp hiện nay được đánh giá ở mức tốt (ĐTB là 2.51 ngưỡng đầu của mức tốt), nhưng

lại không có sự đồng đều ở các nội dung. Chỉ số thống kê Cronbach’s Alpha là 0.825

cho thấy độ tin cậy của thang đo trong bảng 2.13 ở mức cao.

- Thực trạng QL UDCNTT trong hoạt động tự kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh kết quả học tập và thực trạng QL UDCNTT trong hợp tác chia sẻ trong học tập của người học ở trường THCS

Bảng 2.14. Thực trạng công tác quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tự kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh kết quả học tập của người học

TT Nội dung Trung

bình

Độ lệch chuẩn

Thứ hạng

1 Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá và UDCNTT để phổ biến thông tin về kế hoạch kiểm tra, đánh giá đến toàn bộ HS và GV.

2.49 0.629 1

2 Phổ biến UDCNTT trong kiểm tra đánh giá như đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học

2.24 0.630 5

3 Hướng dẫn HS tìm kiếm cách thức áp dụng kiểm tra, đánh giá mới như các bộ đề trắc nghiệm khách quan, cách giải bài tập bằng nhiều phương án,...

2.38 0.724 3

4 Yêu cầu GV UDCNTT để thiết kế đề kiểm

tra, xử lí kết quả kiểm tra 2.34 0.665 4 5 Hướng dẫn HS UDCNTT tập dượt, tìm

kiếm các dạng đề kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh hoạt động học tập thông qua kết quả kiểm tra

2.40 0.757 2

Trung bình chung 2.37

Đánh giá chung Bình thường

Bảng 2.15. Thực trạng công tác quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong hợp tác chia sẻ trong học tập của người học (HS đóng vai trò chủ thể chia sẻ hợp tác với bạn với thầy cô)

TT Nội dung Trung

bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng 1 Phát huy tính tích cực, chủ động của HS

trong UDCNTT tìm kiếm tài liệu học tập 2.60 0.666 1 2 Hướng dẫn HS ứng dụng tiện ích của CNTT

khi chia sẻ tài liệu học tập với GV, bạn bè và các UDCNTT khi chia sẻ tài liệu với HS

2.34 0.706 3

3 Chỉ đạo GV giao các nhiệm vụ nhóm, nhiệm vụ học tập cho HS thông qua UDCNTT

2.27 0.687 4

4 Thúc đẩy tính chủ động của GV, HS UDCNTT để chia sẻ tài liệu, tìm kiếm tài liệu

2.40 0.676 2

Trung bình chung 2.40

Đánh giá chung Bình thường

Độ tin cậy của thang đo (Cronbach's Alpha) 0.850

Bảng 2.14 và 2.15 có mức độ đánh giá chung là bình thường, kết quả đánh giá cho thấy, thực trạng công tác QL ở 2 nội dung này chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Hầu hết các nội dung QL đều được đánh giá ở mức bình thường với điểm trung bình dưới 2.5.

Kết quả khảo sát cho thấy, QL UDCNTT trong hoạt động tự kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh kết quả học tập của người học còn hạn chế trong một số nội dung như QL việc hướng dẫn HS UDCNTT tập dượt, tìm kiếm các dạng đề kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh hoạt động học tập thông qua kết quả kiểm tra (trung bình khảo sát 2.40); phổ biến UDCNTT trong kiểm tra đánh giá như đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học (điểm trung bình thấp nhất 2.24). Nội dung QL được đánh giá cao nhất là việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá và

UDCNTT để phổ biến thông tin về kế hoạch kiểm tra, đánh giá đến toàn bộ HS và GV với điểm trung bình là 2.49, mức đánh giá là bình thường. Chỉ số thống kê Cronbach’s Alpha là 0.899 cho thấy độ tin cậy của thang đo trong bảng 2.14 ở mức khá cao.

Thực trạng QL UDCNTT trong hợp tác chia sẻ trong học tập của người học có nội dung khảo sát cao nhất là phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong UDCNTT tìm kiếm tài liệu học tập với điểm trung bình là 2.60, những nội dung còn lại trong bảng khảo sát đều ở mức bình thường, điểm trung bình đều dưới 2.5. Nội dung hướng dẫn HS ứng dụng tiện ích của CNTT khi chia sẻ tài liệu học tập với GV, bạn bè và các UDCNTT khi chia sẻ tài liệu với HS có độ lệch chuẩn khá cao (0.706) cho thấy có sự phân tán đều trong đánh giá của các đối tượng khảo sát. Chỉ số thống kê Cronbach’s Alpha là 0.850 cho thấy độ tin cậy của thang đo trong bảng 2.15 ở mức khá cao.

Tác giả nhận thấy kết quả khảo sát thực trạng hai nội dung QL trên có sự tương đồng khá cao với nhận xét của CBQL, TTCM, GV được phỏng vấn về nội dung này:

CBQL có mã số PHT 02 nhận định: “Hiện nay, công tác UDCNTT trong học

tập của HS đang bắt đầu được quan tâm và đầu tư. Do bước đầu thực hiện, nên một số nội dung QL chưa được tốt. Bên cạnh đó, cả giáo viên lẫn HS vẫn chưa thay đổi được phương thức kiểm tra đánh giá theo hướng tự kiểm tra, tự điều chỉnh kết quả học tập của HS. HS vẫn chưa có ý thức tự kiểm tra đánh giá kết quả học của mình thông qua các ứng dụng kiểm tra trên mạng, thông qua việc hoàn thành nhiệm vụ CNTT được giao”.

Giáo viên có mã số GV 04 cho rằng: “Rất khó thực hiện việc hướng dẫn HS tự

ý thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập để tự điều chỉnh việc học của bản thân do các em vẫn còn học tập một cách thụ động. Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế gia đình không đồng đều nên việc thúc đẩy tính chủ động của HS UDCNTT để chia sẻ tài liệu, tìm kiếm tài liệu khó thực hiện đồng bộ”.

Tổ trưởng có mã số TT 02 nhận xét: “Đa số giáo viên trong tổ vẫn chưa tích

cực trong việc UDCNTT cũng như hướng dẫn HS UDCNTT trong việc kiểm tra đánh giá và hợp tác chia sẻ, một phần do bản thân giáo viên còn lúng túng trong việc xây

dựng các hoạt động học tập theo nhóm có UDCNTT, một phần do tâm lí “ngại thay đổi” nên vẫn chưa phát huy được tính tích cực của việc UDCNTT để thiết kế đề kiểm tra, xử lí kết quả kiểm tra”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 87 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)