Biện pháp 4: Tăng cường quản lí, đầu tư các nguồn lực thực hiện ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 113 - 118)

dụng công nghệ thông tin trong học tập của HS

* Mục tiêu

đáp ứng yêu cầu UDCNTT trong học tập. Nâng cao và phát triển công tác xã hội hoá GD tại địa phương.

Giúp HS có điều kiện tiếp cận các phương pháp dạy học tiên tiến, trang thiết bị dạy học hiện đại, đồng thời rèn luyện cho HS thái độ nghiêm túc trong học tập, tinh thần cầu tiến ham học hỏi.

Kế thừa có hiệu quả những thành quả của mạng xã hội, mạng Internet. Xây dựng các phần mềm dạy học, giáo án điện tử.

Chia sẻ tài nguyên, kinh nghiệm của mỗi người (GV và HS) từ các phần mềm ứng dụng trong dạy - học, các bài giáo án điện tử đã có, giảm thời gian tìm kiếm tài liệu, thời gian soạn bài, tiết kiệm nhân lực, tài lực, vật lực, nâng cao chất lượng UDCNTT trong giảng dạy

Kích thích hoạt động UDCNTT của cá nhân và tập thể GV vào trong hoạt động giảng dạy.

* Nội dung biện pháp

Phân tích các loại thiết bị CSVC cần dùng, phần mềm dạy học bộ môn cần mua sắm, từ đó HT xây dựng kế hoạch đầu tư trang thiết bị CNTT phù hợp.

HT cần phân bổ ngân sách hợp lý, cân đối nguồn thu chi để ưu tiên đầu tư, trang bị đồng bộ các thiết bị, hạ tầng CNTT còn thiếu.

Cần quan tâm việc đầu tư nâng cấp, hoàn chỉnh hệ thống máy tính, mạng LAN, mạng Internet, máy chiếu, bảng tương tác, bảng thông minh … để đảm bảo nhu cầu UDCNTT trong học tập của HS.

HT cần tích cực chủ động đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực của các ngành, các cấp, các tổ chức kinh tế - xã hội và cá nhân để phát triển CSVC, hạ tầng CNTT.

Tổ chức theo dõi việc thực hiện UDCNTT vào giảng dạy của GV để cho điểm, đánh giá và khen thưởng một cách công bằng, chính xác. Định mức tiền thưởng theo mỗi học kỳ thực hiện. Công khai các nguồn quỹ có thể thưởng cho GV.

HT phối hợp cùng các lực lượng, tổ chức các hoạt động thi đua về sử dụng thiết bị CNTT, UDCNTT trong hoạt động học tập.

HT xây dựng các Quy định về sử dụng thiết bị CNTT, UDCNTT làm tiêu chí đánh giá việc sử dụng của GV. Sau đó công khai trong toàn thể Hội đồng sư phạm.

* Cách thức thực hiện

Tranh thủ sự hỗ trợ nguồn kinh phí ở Hội cha mẹ HS, các nguồn tài trợ của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp trên địa bàn, tìm kiếm cơ hội từ các dự án về CNTT của các cấp, khai thác thêm các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước … để tăng cường mua sắm, trang cấp thiết bị, hạ tầng CNTT, đặc biệt là các thiết bị, hạ tầng CNTT hiện đại, tần suất sử dụng nhiều, phục vụ thiết thực cho việc UDCNTT nâng cao chất lượng dạy và học

HT cần phân bổ ngân sách hợp lý, cân đối nguồn thu chi để ưu tiên đầu tư, trang bị đồng bộ các thiết bị, hạ tầng CNTT còn thiếu. Đặc biệt, cần quan tâm việc đầu tư nâng cấp, hoàn chỉnh hệ thống máy tính, mạng LAN, mạng Internet, máy chiếu … để đảm bảo nhu cầu UDCNTT trong giảng dạy của GV.

Khi trang bị mua sắm thiết bị, hạ tầng CNTT cần phải có tầm nhìn xa, phải chú ý đến tính đồng bộ của các thiết bị, việc mua sắm phải phù hợp với tình hình, đặc điểm của nhà trường. Đồng thời cần phải chú ý đến việc mua sắm, trang bị những thiết bị, hạ tầng CNTT hiện đại và hạn chế những thiết bị, hạ tầng CNTT lạc hậu không còn phù hợp.

HT phổ biến kế hoạch và điều phối các bộ phận: Ban chấp hành Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ huynh HS,…phối hợp thực hiện kế hoạch đã đề ra.

Trình kế hoạch với lãnh đạo Phòng GD, chính quyền địa phương. Tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và nhà trường tăng cường công tác nâng cao nhận thức của cán bộ, GV, nhân viên thông qua các buổi tập huấn, chuyên đề, sử dụng phần mềm, thiết bị CNTT.

Chỉ đạo tăng cường sử dụng CNTT hiện đại vào QL, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, khai thác tài nguyên qua internet, thiết lập kho dữ liệu về thư viện bài giảng UDCNTT, ngân hàng đề, nguồn học liệu mở.

HT đề ra những nội dung và các chuẩn đánh giá cụ thể trong việc UDCNTT trong giảng dạy, định mức tiền thưởng bình quân cho mỗi học kỳ. Tổ chức theo dõi, chấm điểm cụ thể cho việc thực hiện quy định để đánh giá xếp loại. Mỗi năm học,

các tổ chuyên môn dựa vào kết quả tự bình xét của cá nhân, kết quả theo dõi của nhà trường để tính điểm, xếp loại cho GV trong tổ; đề nghị khen thưởng với những GV có đóng góp lớn trong việc UDCNTT vào giảng dạy.

* Điều kiện thực hiện

HT cần chú trọng đầu tư, trang bị các thiết bị đảm bảo yêu cầu về số lượng và chất lượng.

Bố trí kinh phí phù hợp để thực hiện.

Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ Tin học, các kỹ năng sử dụng CNTT và các trang thiết bị đi kèm cho đội ngũ cán bộ, GV nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc trong giai đoạn mới.

3.2.5. Đổi mới công tác kiểm tra - đánh giá kết quả ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở trường THCS

* Mục tiêu

Điều chỉnh công tác kiểm tra đánh giá hiện nay cho phù hợp với chủ trương UDCNTT vào học tập của HS.

Bổ sung một số tiêu chí đánh giá, nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra, trong đó tập trung đánh giá kỹ năng thực hành CNTT của HS: đánh giá kết quả học tập có UDCNTT của HS; đánh giá năng lực của HS về vận dụng các thiết bị CNTT vào học tập; đánh giá khả năng khai thác tài nguyên CNTT vào học tập của HS.

Giúp các nhà QL nắm bắt được khái quát năng lực học tập có UDCNTT của HS.

Đảm bảo công bằng, trung thực, công khai khi đánh giá xếp loại học lực của HS.

* Nội dung biện pháp

Rà soát lại các nội dung kiểm tra đánh giá hiện nay, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với tình hình giảng dạy và học tập có UDCNTT.

Hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá các kỹ năng UDCNTT trong học tập cho HS. Bổ sung một số tiêu chí đánh giá, nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra, trong đó tập trung đánh giá kỹ năng thực hành CNTT của HS: đánh giá kết quả học tập có

UDCNTT của HS; đánh giá năng lực của HS về vận dụng các thiết bị CNTT vào học tập; đánh giá khả năng khai thác tài nguyên CNTT vào học tập của HS.

Tạo điều kiện cho HS phát huy được thế mạnh của bản thân trong quá trình vận dụng CNTT vào học tập, chuyển dần sang đánh giá quá trình học có UDCNTT.

Thiết kế các tiêu chí đánh giá bao quát được kiến thức, kỹ năng và cả thái độ học tập của HS trong việc áp dụng CNTT vào học tập.

Quá trình đánh giá phải đảm bảo tính công bằng, công khai, tạo động lực, khuyến khích tinh thần ham học hỏi.

* Cách thức thực hiện

Xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy có UDCNTT phù hợp theo hướng dẫn của Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH về hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá và công văn Công văn số 4095/BGDĐT- CNTT ngày 10 tháng 9 năm 2018 của Bộ GD & ĐT về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2018 – 2019;

Ban giám hiệu chỉ đạo GV quá trình thực hiện kiểm tra kết quả học tập và đánh giá năng lực UDCNTT vào học tập của HS, cần công bằng, công khai, minh bạch, nhằm tạo không khí thi đua học tập sôi nổi và có kết quả.

Yêu cầu GV khi thực hiện xây dựng nội dung kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo các yêu cầu mục tiêu, lựa chọn nội dung, lựa chọn nội dung UDCNTT phù hợp với đặc trưng bộ môn, phù hợp với trình độ UDCNTT của HS.

Ban giám hiệu chỉ đạo các tổ chuyên môn rà soát lại kế hoạch UDCNTT vào học tập của HS, từ đó đề xuất điều chỉnh các tiêu chí kiểm tra đánh gía cho phù hợp với nội dung chương trình dạy học.

Chỉ đạo TT vận dụng các tiêu chí đánh giá giờ dạy hiện hành, tiến hành thảo luận, xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy theo hướng UDCNTT trong học tập, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Các tiêu chí đánh giá phải hướng vào việc lựa chọn nội dung dạy học, thiết kế các hoạt động UDCNTT trong học tập phù hợp với đặc trưng bộ môn.

Ban kiểm tra nội bộ do HT ra quyết định thành lập từ đầu năm học gồm PHT phụ trách chuyên môn, TT có nhiệm vụ giúp HT thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ,

kiểm tra việc thực hiện quy chế và nền nếp chuyên môn trong nhà trường, qua đó tham mưu cho HT cách đánh giá xếp loại GV, kiểm tra chất lượng hoạt động học có UDCNTT.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động UDCNTT trong học tập của HS, gồm kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch học có UDCNTT, hoạt động UDCNTT của HS, của GV và các điều kiện phục vụ UDCNTT.

Ngoài dự giờ, cần tăng cường kiểm tra việc sử dụng thiết bị CNTT, phòng đa chức năng thông qua việc kiểm tả đột xuất, kiểm tra sổ ghi nhận mượn, trả thiết bị.

Kiểm tra việc thực hiện quy chế soạn bài, giảng dạy, thực hành, chấm – trả bài của GV để so sánh, đối chiếu với nội dung báo cáo của các tổ. Chú trọng kiểm tra việc thiết kế bài giảng theo hướng UDCNTT trong học tập bao gồm việc lựa chọn nội dung dạy học UDCNTT, tổ chức hoạt động UDCNTT, sử dụng thiết bị CN phù hợp … Dự giờ, đánh giá việc tổ chức các hoạt động, tinh thần học tập tích cực của HS. Sau kiểm tra có kết luận, đánh giá những mặt mạnh, mặt còn hạn chế để tổ bộ môn rút kinh nghiệm, điều chỉnh nội dung hoạt động cho phù hợp với kế hoạch của nhà trường.

* Điều kiện thực hiện

Không ai khác, chính CBQL và GV là người tiên phong đổi mới tư duy; hiểu đúng mục đích, ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá nhằm hỗ trợ, chia sẻ, giúp đỡ để cùng thực hiện tốt hơn công việc chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng GD của nhà trường theo mục tiêu đề ra.

Kiểm tra phải thực chất, cụ thể, có hiệu quả, tránh tư tưởng đối phó làm qua loa chiếu lệ, hoàn tất hồ sơ kiểm tra, đánh giá, không gây căng thẳng, tạo áp lực giữa người kiểm tra và người được kiểm tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 113 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)