Về kiểm tra đánh giá kết quả ứng dụng công nghệ thông tin trong học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 83 - 85)

của học sinh

Kiểm tra đánh giá là công việc không thể thiếu trong việc lập ra kế hoạch hoạt động; là cơ sở để vạch ra các mục tiêu, nội dung của bảng kế hoạch; giúp cho công tác UDCNTT vào học tập được thực hiện một cách hiệu quả hơn và đúng mục đích yêu cầu đề ra. Tác giả đã thực hiện bảng khảo sát cũng như phỏng vấn một số CBQL, GV, thu được kết quả trong Bảng 2.9 như sau:

Bảng 2. 9. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả ứng dụng CNTT trong học tập của HS

TT Nội dung Trung

bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng 1

Kiểm tra hoạt động triển khai kế hoạch

UDCNTT của GV 2.68 0.649 1

2

Kiểm tra năng lực sử dụng các thiết bị

CNTT 2.37 0.650 5

3

Kiểm tra năng lực khai thác tài nguyên

trên mạng Internet 2.51 0.606 2

4

Kiểm tra đánh giá theo định hướng tiếp

cận năng lực HS 2.25 0.741 4

5

Đánh giá quá trình học tập của HS có

UDCNTT 2.44 0.712 3

Trung bình chung 2.45

Đánh giá chung Bình thường

Độ tin cậy của thang đo (Cronbach's Alpha) 0.891

Công tác kiểm tra, đánh giá việc UDCNTT của HS được lồng ghép thông qua các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ. Tuy nhiên, việc kiểm tra năng lực sử dụng các thiết bị CNTT, kiểm tra đánh giá theo định hướng tiếp cận năng lực HS, đánh giá quá trình học tập của HS có UDCNTT chưa được thực hiện tốt. Cả 3 nội dung đều có điểm trung bình khảo sát ở mức bình thường (dưới 2.5).

Nội dung được đánh giá cao nhất trong bảng Bảng 2.9 là kiểm tra hoạt động triển khai kế hoạch UDCNTT của GV với điểm trung bình khảo sát là 2.68, mức độ

tốt. Nội dung kiểm tra năng lực khai thác tài nguyên trên mạng Internet được đánh

giá xếp hạng hai với điểm trung bình là 2.51, ngưỡng đầu của mức độ tốt. Chỉ số thống kê Cronbach’s Alpha là 0.891 cho thấy độ tin cậy của thang đo Bảng 2.9 ở mức khá cao. Điểm trung bình chung của công tác này ở mức thấp 2.45, đánh giá chung ở mức bình thường.

Từ kết quả khảo sát, có thể thấy đội ngũ giáo viên đã từng bước đưa kiểm tra đánh giá kết quả có UDCNTT giải quyết nhiệm vụ học tập nhưng chưa đạt được hiệu quả cao. Những nhận định trên được nêu rõ trong nội dung phỏng vấn một số CBQL và GV như sau:

CBQL mã số PHT 04 cho rằng: “Theo định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá

hiện nay, hầu hết ở các bộ môn đều có sự thay đổi tích cực trong việc dạy, học cũng như ra đề kiểm tra. Nhà trường có triển khai các hình thức đổi mới kiểm tra đánh giá đến GV, tuy nhiên, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập có UDCNTT chưa được quan tâm đúng mức, cũng như giáo viên chưa mạnh dạn trong việc quy đổi điểm quá trình học tập có UDCNTT của HS thành các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ, đa số chỉ sử dụng để lấy điểm khuyến khích. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự tham gia và quan tâm của HS đến hoạt động học có UDCNTT”.

Giáo viên có mã số GV 03 cho biết: “Hiện nay, việc đánh giá UDCNTT trong

học tập của HS chủ yếu đánh giá kết quả học tập và làm việc theo nhóm, chưa thể đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực HS, cũng như chưa thể kiểm tra đánh giá năng lực sử dụng các thiết bị CNTT của HS do trình độ UDCNTT, điều kiện kinh tế gia đình ở địa bàn không đồng đều”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)