Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức, năng lực cho Tổ trưởng chuyên môn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 108 - 112)

môn, giáo viên trong việc lập kế hoạch và soạn bài dạy có ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập cho học sinh theo hướng tiếp cận năng lực

* Mục tiêu

Nâng cao nhận thức và bồi dưỡng năng lực giúp tổ trưởng xây dựng được kế hoạch giảng dạy bộ môn có lồng ghép UDCNTT trong học tập cho HS.

Nâng cao nhận thức và năng lực của GV trong việc lập kế hoạch dạy học có UDCNTT và soạn bài dạy có UDCNTT theo hướng tiếp cận năng lực HS.

* Nội dung biện pháp

Đối với tổ trưởng chuyên môn

Phổ biến các văn bản pháp quy, quy định, hướng dẫn, kế hoạch của ngành về UDCNTT trong dạy – học.

Bồi dưỡng năng lực UDCNTT; năng lực QL; năng lực xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch của nhà trường; nghiệp vụ kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn.

Hướng dẫn tổ trưởng kĩ năng xây dựng các hồ sơ của tổ chuyên môn, hồ sơ cá nhân, những quy định khi thiết lập các văn bản hành chính khi thực hiện các kế hoạch, báo cáo.

Đối với giáo viên

Phổ biến các văn bản pháp quy, quy định, hướng dẫn của ngành, kế hoạch của trường, của Tổ bộ môn về UDCNTT trong dạy – học

Tổ chức học tập, tập huấn cho giáo viên về tầm quan trọng của UDCNTT cho HS.

Hướng dẫn GV cách xây dựng kế hoạch dạy học có UDCNTT trong học tập cho HS.

Hướng dẫn GV cách xác định nội dung UDCNTT và cách xây dựng các hoạt động học tập có UDCNTT theo hướng tiếp cận năng lực HS.

Hướng dẫn GV xây dựng giáo án có UDCNTT trong học tập cho HS.

* Cách thức thực hiện

Đối với tổ trưởng chuyên môn

HT chỉ đạo bộ phận pháp chế của nhà trường lên kế hoạch tổ chức học tập, triển khai các văn bản chỉ đạo về UDCNTT của Bộ GD, Sở GD và các hướng dẫn của các ban ngành có liên quan đến hoạt động triển khai CNTT vào học tập cho HS. Thông qua đó, giao nhiệm vụ cho từng giáo viên và các bộ phận có liên quan, chịu trách nhiệm.

Tạo điều kiện cho tổ trưởng tham gia các lớp tập huấn, các lớp bồi dưỡng của Phòng, Sở nhằm bồi dưỡng năng lực UDCNTT; năng lực QL; năng lực xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch của nhà trường; nghiệp vụ kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn.

HT chỉ đạo PHT nghiên cứu, lên kế hoạch và thực hiên các chuyên đề hướng dẫn tổ trưởng kĩ năng xây dựng các hồ sơ của tổ chuyên môn, hồ sơ cá nhân, những quy định khi thiết lập các văn bản hành chính khi thực hiện các kế hoạch, báo cáo.

Chỉ đạo tổ chuyên môn đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn: giảm nội dung hành chính, tăng cường sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng nghiên cứu bài học và theo định hướng UDCNTT trong dạy học

Đối với giáo viên

HT chỉ đạo bộ phận pháp chế của nhà trường lên kế hoạch tổ chức học tập, triển khai các văn bản chỉ đạo về UDCNTT của Bộ GD, Sở GD và các hướng dẫn của các ban ngành có liên quan đến hoạt động triển khai CNTT vào học tập cho HS. Thông qua đó, giao nhiệm vụ cho từng giáo viên và các bộ phận có liên quan, chịu trách nhiệm.

Chỉ đạo PHT tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực người học.

Chỉ đạo PHT tổ chức các chuyên đề hướng dẫn việc lập kế hoạch dạy học có UDCNTT trong học tập của HS.

PHT Phân công GV có năng lực về chuyên môn, có kinh nghiệm về đổi mới phương pháp, về thiết kế bài giảng có UDCNTT lẫn tổ chức dạy học trên lớp chuẩn bị soạn bài dạy mẫu và lên tiết mẫu, tổ chức dự giờ, đánh giá, rút kinh nghiệm cho giáo viên kinh nghiệm xây dựng tiết dạy có UDCNTT và về phương pháp hướng dẫn HS UDCNTT.

Chỉ đạo PHT, tổ trưởng chuyên môn dự thăm lớp, rút kinh nghiệm trong việc UDCNTT vào dạy - học.

PHT thường xuyên kiểm tra đánh giá kế hoạch dạy học có UDCNTT trong học tập theo hướng tiếp cận năng lực HS của GV, từ đó rút kinh nghiệm trong việc xây dựng kế hoạch dạy học, điều chỉnh cho phù hợp với trình độ UDCNTT của HS, phù hợp với năng lực HS.

Tổ chức các hội thi xây dựng kế hoạch thiết kế giáo án, bài dạy có UDCNTT theo hướng tiếp cận năng lực HS. PHT cần lưu ý xây dựng tiêu chí đánh giá bài thi dựa trên những yêu cầu thực tế như: Khảo sát thực trạng UDCNTT của HS; Kế hoạch bám sát mục tiêu học tập của các môn học và mục tiêu UDCNTT; Các hoạt động UDCNTT phải phù hợp với mức độ UDCNTT của HS; tiếp cận năng lực HS.

Để có một tiết dạy UDCNTT có hiệu quả thì giáo viên cần phải lựa chọn những bài học phù hợp, để lên kế hoạch dạy học phù hợp và phải thành thạo các thao tác trên máy, nắm vững mục tiêu bài cần truyền đạt cho HS trong bài học đó, nắm được cách tổ chức, hình thức tổ chức, sử dụng phương pháp phù hợp nắm vững trình tự các bước lên lớp.

Tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn: giảm nội dung hành chính, tăng cường sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng nghiên cứu bài học và theo định hướng UDCNTT trong dạy học.

Kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng: Có kế hoạch kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện trong từng thời gian nhất định. Kết quả kiểm tra đánh giá sẽ được đưa vào để đánh giá kết quả phấn đấu của tổ chuyên môn, từng cá nhân GV, lấy đó làm các tiêu chí cần thiết khi xem xét ưu tiên, ưu đãi các chế độ chính sách cho nhà giáo, tạo ra động lực cho quá trình đổi mới.

HT lập kế hoạch UDCNTT trong giảng dạy cho toàn thể nhà trường, chỉ đạo từng tổ bộ môn, nhóm bộ môn dựa trên kế hoạch chung tiến hành lập kế hoạch cho từng tổ bộ môn, nhóm bộ môn thực hiện UDCNTT trong giảng dạy.

* Điều kiện thực hiện

HT cần lựa chọn những GV, TT tích cực, có uy tín, có năng lực để bố trí vào các vị trí chủ chốt của nhà trường.

Phải dự trù đủ nguồn kinh để cử TT, GV tham gia các lớp tập huấn, tổ chức và tham gia các hội thi về UDCNTT, thiết kế bài dạy có UDCNTT của Phòng, Sở.

HT, PHT, TTCM phải có năng lực dự báo và lập kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

HT, PHT phụ trách chuyên môn có trách nhiệm theo sát tổ chuyên môn và GV trong xây dựng và thực hiện kế hoạch; đề ra các biện pháp: thi đua, khen thưởng, động viên, khuyến khích, phê bình trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch năm học, kế hoạch dạy học nhất là việc thực hiện UDCNTT trong học tập theo hướng tiếp cận năng lực HS.

TTCM và mỗi GV cần nhận thức rõ vai trò quan trọng của việc lập kế hoạch là việc làm khoa học và hiệu quả, đồng thời phải gắn với kế hoạch học tập của HS.

HT, PHT phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra đánh giá và có những điều chỉnh cần thiết, kịp thời.

3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường chỉ đạo tổ chức các hoạt động trước và sau giờ lên lớp có UDCNTT trong học tập cho HS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)