tin của học sinh
- QL UDCNTT trong hoạt động tự trước và sau giờ lên lớp ở trường THCS
Hoạt động tự học trước và sau giờ lên lớp bao gồm: hoạt động tự chuẩn bị bài trước giờ lên lớp, hoạt động tự học sau giờ lên lớp và các hoạt động học tập trải nghiệm ngoài giờ lên lớp.
Học tập trước và sau giờ lên lớp của HS có thể xuất phát từ bên ngoài, tức là do yêu cầu của nhà trường, gia đình và xã hội. Đồng thời, có thể xuất phát từ bên trong, tức là từ nhu cầu nhận thức, nhu cầu mong muốn có ích cho xã hội, từ xu hướng, hứng thú, thế giới quan, niềm tin… của HS.
Học tập ngoài giờ lên lớp của HS phải được xác định bắt đầu từ mục đích, động cơ học tập đúng đắn, qua đó hình thành cách học, biện pháp học, kỹ thuật học .v.v.. Việc UDCNTT vào học tập sẽ giúp người học chủ động hơn trong học tập và người học cần phải được hướng dẫn, bồi dưỡng và rèn luyện kỹ năng học tập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, từ đó mới có thể xây dựng được phương
pháp tự học. Vì vậy, QL UDCNTT trong hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp là cần thiết, giúp HT đánh giá được mức độ UDCNTT, khả năng tự học của HS cũng như kỹ năng của giáo viên trong việc hướng dẫn, giao nhiệm vụ học tập cho HS sau giờ học trên lớp. Trong quá trình QL, HT cần tập trung vào các nội dung:
Trực tiếp hướng dẫn hoặc giao cho PHT chuyên môn hướng dẫn TTCM, GV xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện việc định hướng nghiên cứu, tự học cho HS vào đầu năm học đồng thời lấy đó làm tiêu chí đánh giá kết quả học tập của HS và của nhóm HS. Tổ chức hợp lí các hoạt động ngoài giờ lên lớp như học trên thư viện, dạy học dự án, dạy học nhóm,... đặc biệt khuyến khích, động viên HS nên tăng cường UDCNTT trong việc viết và triển khai các nhiệm vụ học tập xây dựng website hỗ trợ học,... Ngoài ra, HT phải chú trọng đến việc triển khai áp dụng các đề tài có chất lượng nhằm khuyến khích sự tích cực, sáng tạo trong công tác nghiên cứu, tự học của HS.
Chỉ đạo Tổ bộ môn Tin học xây dựng và thực hiện kế hoạch hướng dẫn HS sử dụng phần mềm mới, trang web mới, chương trình mới, thiết bị mới trong giờ tự học. Chỉ đạo Tổ chuyên môn yêu cầu GV xây dựng kế hoạch giảng dạy phải thực hiện được việc giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu một nội dung nào đó ở nhà, hay vào giờ hoạt động ngoài giờ, giáo viên cần giao rõ nội dung cần tập trung, hướng dẫn HS các bước thực hiện nhiệm vụ, xác định thời gian thực hiện, cách thức thực hiện và kiểm tra thông qua sản phẩm hoạt động của HS, tất cả các nhiệm vụ được giao phải lồng ghép việc HS sử dụng, UDCNTT để hoàn thành nhiệm vụ.
Tăng cường tổ chức cho HS tham gia các tiết học ngoài nhà trường có UDCNTT nhằm gắn liền lí thuyết với thực tiễn; khuyến khích, hướng dẫn và tạo điều kiện để HS nghiên cứu khoa học, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
Cùng với PHT chuyên môn và TTCM thường xuyên kiểm tra kế hoạch dạy học, giáo án của GV bằng nhiều hình thức (theo kế hoạch, thường xuyên, đột xuất) để kịp thời nắm bắt thông tin về việc hình thành kĩ năng tự học, UDCNTT trong việc tìm kiếm tài liệu, hoàn thành bài tập, trình bày sản phẩm … cho HS.
Đối với bộ môn Tin học: HT cần đánh giá được thực trạng dạy và học bộ môn Tin học, đánh giá khả năng UDCNTT của HS, từ đó yêu cầu tổ Tin học có kế hoạch, biện pháp hỗ trợ HS nâng cao khả năng UDCNTT. Tổ chức các hoạt động dạy học về máy tính, CNTT, cách thiết kế các bài thuyết trình, trình chiếu…dựa trên các phần mềm sẵn có, hay đối với những HS lớn có thể dạy HS cách thiết kế các phần mềm, chương trình ứng dụng mới phục vụ cho học tập và thực tiễn.
UDCNTT trong học tập trên lớp gồm 2 bước: chuẩn bị bài dạy và thực hiện các hoạt động học tập trên lớp.
HT chỉ đạo PHT yêu cầu GV khi thiết kế bài giảng điện tử, giáo viên nên coi CNTT như một phương tiện thể hiện ý tưởng, trên đó không trình bày toàn bộ kiến thức của bài giảng mà thiết kế theo hướng là 1 khung của tiến trình bài giảng, trong đó có các yêu cầu hoạt động đối với người học, cách thức giải quyết yêu cầu.
Tổ chức các hoạt động GD HS về ích lợi cũng như tác hại của CNTT đối với các em. Giới thiệu một số trang web chính thống giúp các em tìm hiểu thông tin trong việc học, tìm hiểu nghiên cứu một cách thuận lợi, hợp pháp.
Học tập trong giờ lên lớp là hoạt động chủ đạo của HS trong quá trình học tập. UDCNTT trong giờ học lên lớp giúp cho bài học được tích cực, trực quan và phát huy tính tích cực của người học. Căn cứ vào tình hình học tập của HS, lãnh đạo thống nhất yêu cầu biện pháp, động cơ học tập phải cụ thể hóa thành nội qui trong nhà trường để HS rèn luyện.
Để UDCNTT trong học tập trên lớp của HS hiệu quả. Hiệu trưởng cần chỉ đạo GV chuẩn bị giáo án tốt chỉ là tiền đề cho sự thành công của một tiết lên lớp để phát huy tính tích cực của HS.
Nội dung bài học phải được thể hiện bằng thông tin đa phương tiện (văn bản, hình ảnh, âm thanh…) để kích thích, huy động tối đa trực quan của HS.
Để UDCNTT đạt hiệu quả cao trong học tập thì cần phát huy việc UDCNTT vào bài giảng.
Hiệu trưởng cần phải phổ biến các yêu cầu, quy định về soạn bài, đặc biệt là quy trình soạn giáo án tích cực. Tổ chức thảo luận để xây dựng chuẩn đánh giá một giáo án tích cực để mọi GV thực hiện.
Chỉ đạo sinh hoạt, thảo luận ở tổ chuyên môn nghiên cứu kỹ nội dung chương trình từng khối lớp xem bài học, nội dung phần nào thì nên soạn giáo án tích cực để khai thác, phát huy tối đa ưu thế của công nghệ đa phương tiện. Khuyến khích, động viên GV sử dụng các phần mềm dạy học bộ môn trong việc soạn giáo án tích cực. Nếu cần thì nhà trường hỗ trợ kinh phí để mua các phần mềm dạy học có bản quyền cho tổ chuyên môn sử dụng.
Tạo ra sự tương tác cao giữa GV- HS vào nội dung bài học. Cung cấp và hướng dẫn khai thác nguồn thông tin phong phú liên quan đến nội dung bài học trên mạng để phát huy hứng thú của HS. Phần luyện tập nhằm củng cố những tri thức, kỹ năng HS vừa được thu nhận được ở bài mới trong tình huống khác nhau. Giáo viên phải nắm vững mục đích, yêu cầu của từng loại giờ học, vận dụng phương pháp tích hợp ở tất cả các môn học tạo cho HS hứng thú, ham học, khám phá và tìm tòi để học tốt môn này.
UDCNTT vào vẽ mô hình đồ họa, hình họa trực quan : Nếu giáo viên khai thác tốt hệ thống tranh minh họa từ SGK sẽ khơi gợi được trí tưởng tượng, óc sáng tạo của HS.
Hướng dẫn HS sử dụng các tiện ích của CNTT trong trình bày bài giải và mô hình học tập.
Yêu cầu HS chuẩn bị bài học ở nhà bằng cách UDCNTT vào học và hướng dẫn HS tìm kiếm dạng bài tập, câu hỏi có UDCNTT.
- QL UDCNTT trong hoạt động tự kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh kết quả học tập của người học ở trường THCS
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS là một bộ phận hợp thành trong các khâu của chu trình QL. Kiểm tra được coi như một nguyên tắc của mối liên hệ ngược. Nguồn thông tin này giúp cho Hiệu trưởng có cơ sở điều chỉnh kế hoạch, biện pháp chỉ đạo, bổ sung kế hoạch. Kiểm tra, đánh giá là những hoạt động của chủ thể QL nhằm đánh giá và xử lí những kết quả của quá trình vận hành tổ chức trong QL nhà trường. Các chức năng này gắn bó với nhau, đan xen lẫn nhau. Khi thực hiện một chức năng nhất định, thường cũng có mặt các chức năng khác ở các mức độ cụ thể khác nhau. Trong mọi hoạt động học tập, kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng của
quá trình học tập và đây là khâu vô cùng quan trọng phản ánh quá trình học tập của HS. Để QL UDCNTTtrong hoạt động tự kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh kết quả học tập của người học ở trường THCS cần:
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá và UDCNTT để phổ biến thông tin về kế hoạch kế hoạch kiểm tra, đánh giá đến toàn bộ HS và GV.
Đề ra các chỉ số công việc, và phương pháp đánh giá kết quả quá trình học tập của HS trong học tập.
Phổ biến UDCNTT trong kiểm tra đánh giá như đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học. CNTT là một ngành rất thuận lợi cho phép triển khai kỹ thuật trắc nghiệm khách quan. Kỹ thuật kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm khách quan cho phép người QL tăng cường kiểm tra một cách sâu sát hơn, mở rộng hơn. Người QL có thể thực hiện kiểm tra trắc nghiệm khách quan đến từng người học. Công nghệ internet cho phép người học có thể tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập của bản thân. Làm cho người học tự thẩm định chính mình, chuyển dần quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
Hướng dẫn HS tìm kiếm cách thức áo dụng kiểm tra, đánh giá mới như các bộ đề trắc nghiệm khách quan, cách giải bài tập bằng nhiều phương án,...
UDCNTT trong kiểm tra giúp cho các thông tin thu được chính xác, chân thực, nhanh chóng làm cho kết quả kiểm tra phản ánh đúng trạng thái của hệ thống. Thông tin về trạng thái đúng đắn, rõ ràng, nhanh chóng giúp cho HS và GV cùng Hiệu trưởng có thông tin chính xác, nhanh chóng về kiểm tra, đánh giá.
UDCNTT trong phần mềm QL kiểm tra, đánh giá HS, Nhà trường có thể ứng dụng những phần mềm chuyên biệt để QL. Đặc biệt việc sử lí những công việc QL như sau:
QL thi học phần và thi tốt nghiệp một cách chính xác, khoa học. QL, cấp phát văn bằng chứng chỉ, lưu trữ kết quả đào tạo và thường xuyên cập nhật tài liệu trên mạng Internet để phục vụ cho việc đào tạo.
Thống kê, báo cáo các kết quả học tập: Phần mềm QL điểm; Phần mềm hỗ trợ sắp xếp thời khóa biểu; Phần mềm QL thi và kiểm tra.
ngân hàng câu hỏi. Làm các đề thi dưới nhiều hình thức thi: Tự luận, trắc nghiệm khách quan, vấn đáp
Có thể thấy, CNTT làm cho quá trình QL người học được rõ ràng, chính xác. Chương trình QL người học giúp cho các thông tin về người học luôn được xử lí một cách tự động. Người học luôn biết được kết quả học tập của bản thân một cách nhanh nhất để có được những điều chỉnh cần thiết trong học tập của minh nhằm đạt kết quả cao hơn. Thông qua những chương trình học tập, người học cũng tự đánh giá được mức độ nhận thức mà bản thân dạt được. Những thông tin về quá trình phấn đấu của người học làm cho người QL điều chỉnh cách thức QL để đạt mục đích của đơn vị đề ra.
- QL UDCNTT trong hợp tác chia sẻ trong học tập của người học (HS đóng vai trò chủ thể chia sẻ hợp tác với bạn với thầy cô)
Sự trao đổi và học hỏi lần nhau giữa các đồng nghiệp cũng như người học được tiện lợi hơn, vì có thể sao chép, lưu trữ dữ liệu hay bài giảng dễ dàng.
Trong thời kì đất nước đang phát triển rất mạnh như bây giờ đồng nghĩa với nhiều thứ phát triển kéo theo như kinh tế, dịch vụ, y tế … thì vai trò của Tin học ngày càng quan trọng và trở thành nhân tố vô cùng cần thiết trong mọi lĩnh vực. Trong những năm gần đây thì Tin học được phổ cập rộng rãi như là được đưa vào các chương trình học và hỗ trợ giảng dạy. Vai trò của CNTT trong việc tìm kiếm nguồn tri thức thông qua Internet đến học tập, tìm kiếm tài liệu nhanh chóng. Kết nối gắn kết mọi người thông qua các trang mạng,...
CNTT và đặc biệt là sự phát triển của internet mở ra một kho kiến thức vô cùng đa dạng và phong phú cho người học và người dạy, giúp cho việc tìm hiểu kiến thức đơn giản hơn rất nhiều, cải thiện chất lượng học và dạy
Vai trò của CNTT thúc đẩy GD mở: CNTT thúc đẩy một nền GD mở, giúp con người tiếp cận thông tin đa chiều, rút ngắn khoảng cách, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm tối ưu về thời gian. Từ đó con người phát triển nhanh hơn về kiến thức,, nhận thức và tư duy.
Vai trò của CNTT thúc đẩy GD mở: Chương trình GD mở giúp con người trao đổi và tìm kiếm kiến thức một cách hiệu quả và cơ hội trao đổi kiến thức giữa HS với
HS và giữa HS với GV. Đi kèm với GD mở là tài nguyên học liệu mở, giúp người học, người dạy kết nối với kiến thức hiệu quả dù họ ở đâu và trong khoảng thời gian nào. Tài nguyên học liệu mở là một xu hướng phát triển tất yếu của nền GD hiện đaị. Bên cạnh đó, kiến thức đa dạng và được cập nhật thường xuyên:Nếu như trước đây, việc tiếp thu kiến thức được cung cấp từ sách vở và giáo viên thì hiện nay, nguồn kiến thức đa dạng này được cung cấp trực tuyến qua kết nối internet và HS có thể chia sẻ nguồn tài liệu giữ GV, HS và giữa HS với HS. Đổi mới GD phải chuyển nền GD từ chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, bằng cách giúp người học phương pháp tiếp cận và cách tự học, cách giải quyết vấn đề. Việc truyền thụ, cung cấp kiến thức, dần dần sẽ do CNTT đảm nhận, giải phóng người thầy khỏi sự thiếu hụt thời gian, để người thầy có thể tập trung giúp HS phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề, tổ chức các hoạt động học tập gắn với thực tiễn nhằm phát triển năng lực của HS.
Công nghệ thông tin tạo điều kiện cho người học có thể học tập và tiếp thu kiến thức một cách linh động và thuận tiện. Mọi người có thể tự học ở mọi lúc, mọi nơi, có thể tham gia thảo luận một vấn đề mà mỗi người đang ở cách xa nhau, khoảng cách địa lí, góp phần tạo ra xa hội học tập mà ở đó, người học có thể học tập suốt đời. Thông qua CNTT, HS có thể gửi bài, chia sẻ kiến thức, tài liệu hữu ích trong quá trình học tập cho GV, và HS.
Sự trao đổi và học hỏi lần nhau giữa các đồng nghiệp cũng như người học được tiện lợi hơn, vì có thể sao chép, lưu trữ dữ liệu hay bài giảng dễ dàng.
Trong thời kì đất nước đang phát triển rất mạnh như bây giờ đồng nghĩa với nhiều thứ phát triển kéo theo như kinh tế, dịch vụ, y tế … thì vai trò của Tin học ngày càng quan trọng và trở thành nhân tố vô cùng cần thiết trong mọi lĩnh vực. Trong những năm gần đây thì Tin học được phổ cập rộng rãi như là được đưa vào các chương trình học và hỗ trợ giảng dạy. Vai trò của CNTT trong việc tìm kiếm nguồn tri thức thông qua Internet đến học tập, tìm kiếm tài liệu nhanh chóng. Kết nối gắn kết mọi người thông qua các trang mạng,...
CNTT và đặc biệt là sự phát triển của internet mở ra một kho kiến thức vô cùng đa dạng và phong phú cho người học và người dạy, giúp cho việc tìm hiểu kiến thức
đơn giản hơn rất nhiều, cải thiện chất lượng học và dạy