- Thành lập các nhóm nhỏ, thường xuyên tập giảng cùng
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Thực hiện mục đích của đề tài, đối chiếu với những nhiệm vụ đặt ra trong đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1) Đề tài đã hệ thống hoá và bổ sung lí luận về câu hỏi và việc rèn luyện kĩ năng xây dựng, kĩ năng sử dụng câu hỏi làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ GV ở trường sư phạm theo hướng rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi cho SV.
2) Qua điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến đối với GV dạy Sinh học ở một số trường phổ thông, qua trao đổi và tìm hiểu giáo án của một số GV cho thấy: GV chưa được trang bị lí thuyết về câu hỏi một cách có hệ thống, còn hạn chế trong việc ra câu hỏi có chất lượng để tổ chức cho HS học tập tích cực. Ngoài ra, kết quả điều tra kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi của SV ĐHSP là cơ sở thực tiễn khẳng định việc xây dựng quy trình rèn luyện cho SV trường sư phạm kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi để dạy học là một việc làm cần thiết và cấp bách.
3) Chúng tôi đã đề xuất được quy trình xây dựng câu hỏi gồm 5 bước: 1.Xác định mục tiêu bài học; 2.Phân tích nội dung xác định kiến thức trọng tâm, xác định lôgíc nội dung bài học; 3.Tìm điều cần hỏi (khả năng mã hóa nội dung) từ kênh chữ và kênh hình của bài học; 4.Diễn đạt điều cần hỏi bằng câu hỏi, xác định nội dung trả lời cho câu hỏi; 5.Chỉnh sửa nội dung và hình thức diễn đạt của câu hỏi để đưa vào sử dụng; đề xuất được quy trình rèn luyện kĩ năng xây dựng câu hỏi
cho SV gồm quy trình xuôi 5 bước (áp dụng cho SV chưa có kĩ năng) và quy trình ngược 6 bước (áp dụng cho SV có kĩ năng ở mức thấp). Đồng thời, chúng tôi cũng đã biên soạn được các dạng bài tập, sử dụng các quy trình và các dạng bài tập đó vào việc rèn luyện kĩ năng xây dựng câu hỏi cho SV khoa Sinh – KTNN, trường ĐHSP Hà Nội 2.
4) Chúng tôi đã đề xuất được quy trình sử dụng câu hỏi trong dạy học với 5 bước:
1.Lựa chọn câu hỏi theo mục tiêu, nội dung bài học, đối tượng HS; 2.GV nêu câu hỏi, định hướng khai thác kênh chữ, kênh hình bài học, HS tìm hiểu, phân tích dưới sự định hướng của GV; 3.Tổ chức HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm với câu hỏi; 4.GV bổ sung câu hỏi phụ, tạo cơ hội cho HS đặt thêm các câu hỏi; 5.Hướng dẫn HS rút ra kết luận về nội dung bài học; đề xuất được quy trình rèn luyện kĩ năng sử dụng câu hỏi cho SV để dạy học Sinh học gồm 5 bước:
1.GgV hướng dẫn lí thuyết về sử dụng câu hỏi; 2.GgV giao nhiệm vụ, SV soạn giáo án; 3.GgV giới thiệu mẫu bài giảng, SV quan sát mẫu và thảo luận; 4.SV
thực hành giảng và thảo luận bài giảng; 5.SV tự đánh giá, rút kinh nghiệm và tự điều chỉnh. Đồng thời, chúng tôi đề xuất được 4 biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng câu hỏi, sử dụng quy trình và các biện pháp đó vào việc rèn luyện kĩ năng sử dụng câu hỏi cho SV Khoa Sinh – KTNN, trường ĐHSP Hà Nội 2.
5) Kết quả phần thực nghiệm đã khẳng định hiệu quả của con đường tổ chức rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi cho SV trong dạy học Sinh học, thể hiện qua sự tiến bộ của SV trong việc xây dựng và sử dụng câu hỏi nói riêng, kĩ năng chuẩn bị bài lên lớp, kĩ năng tổ chức bài dạy Sinh học nói chung. Đặc biệt, SV đã phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong vận dụng các kiến thức cơ bản và kiến thức khoa học giáo dục vào thực tiễn rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.
II. ĐỀ NGHỊ
Qua thời gian nghiên cứu, chúng tôi có một số đề nghị sau:
1) Tiếp tục triển khai thực nghiệm quy trình và biện pháp rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi để dạy học Sinh học trong các trường ĐHSP khác.
2) Cần đưa quy trình rèn luyện kĩ năng xây dựng câu hỏi, kĩ năng sử dụng câu hỏi vào giảng dạy ở các phân môn phương pháp dạy học ở các trường ĐHSP và Cao đẳng sư phạm, tạo cơ hội cho SV khi ra trường làm công tác giảng dạy nhanh chóng nâng cao tay nghề và năng lực chuyên môn thực hiện tốt hơn việc đổi mới PPDH.
3) Kĩ năng xây dựng câu hỏi, kĩ năng sử dụng câu hỏi của GV THPT còn hạn chế. Cần tiếp tục bồi dưỡng thường xuyên cho GV đang giảng dạy ở các trường THPT kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi trong dạy học Sinh học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH, phát huy tính tích cực trong học tập của HS, thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu giáo dục phổ thông.
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài mới chỉ tiến hành trên đối tượng SV khoa Sinh - KTNN, trường ĐHSP Hà Nội 2, các kết quả mới chỉ được thể hiện một đến hai lần và cũng mới chỉ dừng lại ở việc thể hiện bài soạn, qua những buổi tập giảng không có đối tượng HS thật và trong quá trình thực tập sư phạm với một số lượng SV không nhiều nên luận án mới chỉ dừng lại ở kết luận ban đầu, còn một số vấn đề chưa được đi sâu và không thể tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cô, các bạn đồng nghiệp và những người quan tâm.