Yêu cầu khi sử dụng câu hỏi trên lớp:

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi cho sinh viên khoa sinh đại học sư phạm để dạy học sinh học (Trang 104 - 108)

- Làm thế nào bạn có thể kiểm tra hoặc xây dựng một lý thuyết cho ? Bạn hãy dự đoán kết quả của ?

2) Yêu cầu khi sử dụng câu hỏi trên lớp:

+ Sử dụng câu hỏi một cách linh hoạt (phù hợp với từng khâu dạy học, với mục tiêu, đối tượng người học).

+ Câu hỏi đưa ra đúng lúc, phù hợp với các giai đoạn trong tiến trình dạy học, luôn bám sát những câu hỏi chủ chốt.

+ Sử dụng câu hỏi vừa sức, định hướng vào số đông, lôi cuốn được nhiều HS tham gia trả lời tạo không khí lớp học sôi nổi.

+ Sử dụng nhiều loại câu hỏi với các mức tư duy khác nhau, biến đổi câu hỏi theo độ khó phù hợp với thực tiễn lớp học, các câu hỏi sử dụng có tính phân hóa, kích thích tư duy, tăng cường khả năng vận dụng kiến thức.

+ Phân phối câu hỏi cho HS một cách hợp lí, có thời gian chờ phù hợp để HS suy nghĩ trả lời.

+ Các câu hỏi nêu ra thể hiện sự thống nhất giữa mục tiêu – nội dung – phương pháp; có sự kết hợp với các PPDH và PTDH khác.

+ Xử lí câu trả lời của HS (đúng, sai) một cách phù hợp, đáp ứng kịp thời khi có câu trả lời không đúng, tận dụng những câu trả lời tốt của HS.

+ Câu hỏi đo lường được mức độ đạt mục tiêu bài học; có các câu hỏi định hướng cho việc tự học tiếp theo.

2.3.1.2. Quy trình sử dụng câu hỏi

Trong dạy học, câu hỏi luôn được sử dụng trong các khâu khác nhau của quá trình dạy học nhằm đạt được những mục tiêu khác nhau. Tuy vậy, trong nghiên cứu của mình, chúng tôi quan tâm tới việc xây dựng câu hỏi để tổ chức các hoạt động học tập trong khâu nghiên cứu tài liệu mới.

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan tới câu hỏi, với những ưu thế của dạy học bằng câu hỏi, trên cơ sở những yêu cầu cần đảm bảo khi sử dụng câu

hỏi và căn cứ vào bảng 1.1. Cấu trúc của kĩ năng sử dụng câu hỏi đã xác định trong phần cơ sở lí luận, chúng tôi đề xuất quy trình sử dụng câu hỏi được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.5. Quy trình sử dụng câu hỏi trong dạy học Sinh học

Chúng tôi sẽ cụ thể hóa nội dung từng bước của quy trình thông qua ví dụ minh họa sau đây:

Ví dụ: Vận dụng quy trình sử dụng câu hỏi để thiết kế hoạt động dạy học với nội dung “Các con đường thoát hơi nước qua lá và vai trò của quá trình thoát hơi nước” Mục I và II (Bài 3: Thoát hơi nước - Sinh học 11)

Bước 1: Lựa chọn câu hỏi theo mục tiêu, nội dung bài học, đối tượng HS

Trong bước này GV cần đối chiếu với mục tiêu bài học, nội dung bài học, đối tượng HS (Trung bình, Khá, Giỏi) để lựa chọn các câu hỏi phù hợp, dự kiến số lượng câu hỏi và mức độ của câu hỏi.

Ngoài ra, cần lưu ý nguyên tắc lựa chọn câu hỏi là: câu hỏi khái quát, chủ chốt cho toàn bộ nội dung bài học => câu hỏi cho chủ đề nhỏ hơn của bài học => câu hỏi bài học với các câu hỏi cụ thể, gợi mở cho từng nội dung bài học.

Từ việc xác định mục tiêu bài học (xem ví dụ ở Bước 1 của quy trình xây dựng câu hỏi); phân tích nội dung bài học (xem ví dụ ở Bước 2 của Quy trình xây dựng câu hỏi); căn cứ đối tượng HS để quyết định lựa chọn câu hỏi trong các câu hỏi đã thiết kế ở Bảng 2.3 như sau:

Các con đường thoát hơi nước qua lá

I1, I2, I3, I8, I9, I10, I12, I15

II1, II3, II4, II5, II9

III1, III3, III4, III6

- Bổ sung thêm các câu hỏi: I14, I16, II10, II11, III6

Vai trò của thoát hơi nước

1) Nước có vai trò như thế nào đối với cơ thể thực vật?

2) Quá trình thoát hơi nước có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của cây? Hãy thử hình dung nếu không có quá trình thoát hơi nước, đời sống của cây sẽ diễn ra như thế nào?

3) Vì sao nói “Thoát hơi nước là thảm họa tất yếu của cây”?

4) Thiết kế thí nghiệm để chứng minh thoát hơi nước ở lá là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ vận chuyển nước, muối khoáng từ rễ lên các bộ phận phía trên của cây?

Lưu ý Khi củng cố hoặc kiểm tra có thể lựa chọn các câu hỏi: + I16, II11.

+ Trao đổi nước ở thực vật được thực hiện bởi những quá trình nào? Các quá trình đó có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Bước 2. GV nêu câu hỏi, định hướng khai thác kênh chữ, kênh hình bài học, HS tìm hiểu, phân tích dưới sự định hướng của GV

Bước 3. Tổ chức HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm với câu hỏi Hoạt động 1: TÌM HIỂU THOÁT HƠI NƯỚC QUA LÁ

HOẠT ĐỘNG GV

(Nêu câu hỏi, tổ chức HS làm việc với câu hỏi)

HOẠT ĐỘNG HS

(Hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm tìm câu trả lời cho các câu hỏi)

- GV nêu các câu hỏi:

I2) Nước thoát ra ngoài không khí qua những bộ phận nào của cây? (Cấu trúc nào của lá tham gia vào quá trình thoát hơi nước?)

? Dựa vào H3.1, mô tả cấu tạo trong của lá? Đặc điểm nào của lá liên quan tới chức năng thoát hơi nước?

II2) Quan sát hình H3.4 SGK trang 18 cho biết sự thay đổi của tế bào khí khổng khi tế bào no nước và khi tế bào mất

- Lá có cấu tạo:

+ Ngoài cùng là tầng cutin.

+ Tiếp theo là lớp biểu bì có nhiều lỗ khí. + Trong là tế bào mô giậu và mô xốp chứa nhiều lục lạp.

- Đa số thực vật, mặt dưới của lá có các tế bào khí khổng (một số thực vật khí khổng có ở cả mặt trên của lá).

Trả lời (TL): + Số lượng khí khổng ở mặt dưới lá thường nhiều hơn so với mặt trên.

+ Số lượng khí khổng trên lá thay đổi tùy theo loài.

+ Sự thoát hơi nước liên quan đến số lượng khí khổng.

HS quan sát H3.4 kết hợp nghiên cứu SGK.

nước?

I3) Cho biết cấu tạo của tế bào khí khổng có đặc điểm gì? Cấu tạo như vậy có tác dụng (hay ý nghĩa) gì?

I8) Chứng minh tế bào khí khổng có cấu tạo phù hợp với chức năng thoát hơi nước. (Cho HS Khá)

I16) Có thể chứng minh độ mở khí khổng phụ thuộc vào hàm lượng nước trong tế bào khí khổng bằng thí nghiệm nào? (HS Khá – Giỏi)

II3) Hãy mô tả cơ chế thoát hơi nước qua khí khổng bằng hình vẽ.

II5) Cho biết hiện tượng xẩy ra và giải thích hiện tượng đó sau 2 ngày khi tiến hành thí nghiệm chụp túi ni lông trắng lên bộ lá của cây trồng trong chậu cảnh, vẫn tưới nước cho cây bình thường. II4) Vì sao không nên tưới nước cho cây vào buổi trưa nắng nóng?

II9) Giải thích vì sao thực vật vùng khô hạn (sa mạc) lá thường biến thành gai? Vì sao khí khổng ở những thực vật này đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm? III1) Em có nhận xét gì về sự điều chỉnh thoát hơi nước, khoảng cách vận chuyển và lượng nước thoát ra qua khí khổng? I4) Thoát hơi nước ở thực vật còn diễn ra qua bộ phận nào của lá?

I11) Giải thích độ dày mỏng của lớp cutin có ảnh hưởng đáng kể tới thoát hơi nước ở thực vật?

I12) Giải thích vì sao những cây sống ở vùng khô hạn (sa mạc) là thường có lớp cutin rất dày? Đặc điểm này có ý nghĩa gì đối với đời sống của cây?

I13) Vì sao khi mới trồng cây người ta thường ngắt bớt lá?

? Em có nhận xét gì về sự điều chỉnh, khoảng cách và vận tốc của quá trình thoát hơi nước qua cutin? Từ đó rút ra điểm giống và khác so với quá trình thoát hơi nước qua khí khổng?

II12) Thiết kế thí nghiệm để so sánh vận

đậu úp vào nhau. Thành trong dày, thành ngoài mỏng.

+ Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo thành mỏng và khí khổng mở. Khi hết nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng => khí khổng đóng lại nhưng khí khổng không bao giờ đóng kín hoàn toàn.

TL: Sự đóng mở khí khổng phụ thuộc vào hàm lượng nước có trong tế bào khí khổng: + Khi no nước, khí khổng mở.

+ Khi mất nước, khí khổng đóng.

TL: Thoát hơi nước qua khí khổng: có khả năng tự điều chỉnh, khoảng cách ngắn và vận tốc thoát hơi nước nhanh.

TL: Ngoài tế bào khí khổng, sự thoát hơi nước của lá còn diễn ra qua lớp cutin. Lớp cutin càng dày, thoát hơi nước càng giảm và ngược lại lớp cutin càng mỏng, thoát hơi nước càng tăng.

TL: Thoát hơi nước qua cutin: không tự điều chỉnh, khoảng cách ngắn và vận tốc thoát hơi nước chậm.

Tùy vào sự sáng tạo của HS sẽ có các câu trả lời khác nhau.

tốc thoát hơi nước qua khí khổng và qua cutin. Từ đó đánh giá vai trò của mỗi quá trình đó? (HS Giỏi)

Lưu ý: GV có thể tổ chức HS thành các nhóm nhỏ. Các nhóm nghiên cứu thông tin, trao đổi thảo luận về các câu hỏi mà GV đã nêu để tìm câu trả lời hoàn thành nội dung chủ đề bài học dưới dạng PHT: Quá trình thoát hơi nước Bộ phận đảm nhiệm

Con đường Đặc điểm Cơ chế

Hoạt động 2: TÌM HIỂU VAI TRÒ QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC

GV đặt vấn đề: Chúng ta biết rằng nước chảy từ cao → thấp. Tuy nhiên ở thực vật, đặc biệt các cây gỗ cao đến hàng chục mét như Xoài, Lim, Sấu…nước được vận chuyển từ thấp (rễ) → cao (ngọn cây)? Vì sao vậy? Một trong những động lực giúp cho dòng nước và các ion khoáng di chuyển từ rễ lên lá đó là sự thoát hơi nước ở lá. Vậy ngoài ý nghĩa trên, thoát hơi nước còn có ý nghĩa gì khác đối với cây?

HOẠT ĐỘNG GV

(Nêu câu hỏi, tổ chức HS làm việc với câu hỏi)

HOẠT ĐỘNG HS

(Hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm tìm câu trả lời cho các câu hỏi)

- GV chiếu H3.1 yêu cầu HS quan sát kết hợp với nghiên cứu SGK và những hiểu biết của bản thân, trả lời các câu hỏi sau:

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi cho sinh viên khoa sinh đại học sư phạm để dạy học sinh học (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(160 trang)
w