Khái niệm kĩ năng xây dựng câu hỏi, kĩ năng sử dụng câu hỏ

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi cho sinh viên khoa sinh đại học sư phạm để dạy học sinh học (Trang 34 - 37)

Nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào việc rèn luyện cho SV kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi để dạy học Sinh học nên chúng tôi sử dụng hệ thống phân loại kĩ năng dạy học Sinh học và xác định kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi thuộc nhóm kĩ năng xác định PPDH (theo cách phân loại của tác giả Trịnh Đông Thư).

Trên cơ sở định nghĩa về kĩ năng, kĩ năng dạy học chúng tôi định nghĩa về kĩ năng xây dựng câu hỏi, kĩ năng sử dụng câu hỏi như sau:

Kĩ năng xây dựng câu hỏi là khả năng của SV có được do đào tạo, rèn luyện để thực hiện có kết quả việc xây dựng câu hỏi, tạo ra hệ thống các câu hỏi với các mức độ khác nhau để tổ chức hoạt động dạy học đạt được mục tiêu mong đợi.

Kĩ năng sử dụng câu hỏi là khả năng của SV có được do đào tạo, rèn luyện để thực hiện có kết quả việc lựa chọn, sắp xếp hệ thống các câu hỏi để tổ chức các hoạt động dạy học phát huy tính tích cực của HS.

Trên cơ sở nghiên cứu về khái niệm kĩ năng, kĩ năng dạy học chúng tôi đã xác định được kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi là các kĩ năng tổng hợp gồm nhiều kĩ năng thành phần (kĩ năng bộ phận cấu thành nên kĩ năng tổng hợp). Bảng 1.1 dưới đây sẽ cụ thể hóa các kĩ năng thành phần và hành động cấu thành kĩ năng tương ứng của kĩ năng xây dựng câu hỏi, sử dụng câu hỏi. Xác định được các kĩ năng thành phần là cơ sở để chúng tôi xác định quy trình xây dựng câu hỏi, quy trình sử dụng câu hỏi, quy trình rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi. Thêm vào đó, việc xác định cấu trúc của kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi cũng giúp chúng tôi định hướng việc biên soạn bài tập để rèn kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi cho SV.

Bảng 1.1. Các kĩ năng thành phần và hành động cấu thành kĩ năng tương ứng của kĩ năng xây dựng câu hỏi và kĩ năng sử dụng câu hỏi

năng Kĩ năng thành phần Hành động cấu thành kĩ năng Xây dựng câu hỏi 1. Xác định mục tiêu bài học

- Nghiên cứu yêu cầu của chương trình, mục tiêu của môn học được quy định trong Chuẩn kiến thức kĩ năng từ đó xác định mục tiêu bài học.

- Tìm hiểu đối tượng HS để lựa chọn và sáng tạo chuẩn KTKN phù hợp đối tượng người học về tâm lí và trình độ.

- Xác định các động từ hành động phù hợp để diễn đạt mục tiêu bài học sao cho tường minh hóa mức độ kiến thức, kĩ năng mà HS cần đạt. 2. Phân tích cấu trúc nội dung bài học, xác định kiến thức trọng tâm

- Liệt kê các thành phần kiến thức có trong bài học, từ đó liên hệ giữa các nội dung đó với nội dung đã học và sẽ học.

- Xác định nội dung trọng tâm dựa vào mục tiêu bài học và xác định các kiến thức cần bổ sung, mở rộng.

- Xác định cấu trúc bài học 3. Xác định

khả năng mã hóa nội dung

- Lựa chọn nội dung từ nội dung trọng tâm của bài học có khả năng mã hóa thành câu hỏi (nội dung cần hỏi và có thể thiết kế câu hỏi có tỉ lệ giữa biết và chưa biết phù hợp

thành câu hỏi đủ đề kích thích tìm tòi của HS).

- Từ nội dung HS đã biết và chưa biết xác định điều cần hỏi hay yêu cầu cần đặt ra của câu hỏi.

- Tìm thông tin hàm chứa trong kênh hình của bài học hoặc trong kênh hình bổ sung, chuyển thành câu hỏi để HS có thể khai thác được các thông tin đó từ kênh hình.

4. Diễn đạt khả năng mã hóa nội dung bằng câu hỏi

- Chuyển đổi điều cần hỏi (khả năng mã hóa) thành câu hỏi với đầy đủ các thành phần của câu hỏi (điều đã biết và điều cần tìm).

- Tìm lời dẫn phù hợp với yêu cầu đặt ra của câu hỏi. Lựa chọn các động từ phù hợp để diễn đạt yêu cầu của câu hỏi ứng với từng mức độ tư duy của câu hỏi.

- Tăng số lượng các câu hỏi bằng cách thay đổi cách diễn đạt câu hỏi hoặc biến đổi mức độ của động từ thể hiện yêu cầu trong câu hỏi.

- Dự kiến câu trả lời cho các câu hỏi 5. Chỉnh sửa,

hoàn thiện câu hỏi

- Xem xét lại câu hỏi về nội dung và hình thức diễn đạt của câu hỏi

- Hoàn chỉnh nội dung câu hỏi

- Sắp xếp câu hỏi theo lôgíc nội dung bài học hoặc chủ đề của bài học. Sử dụng câu hỏi 1. Lựa chọn câu hỏi theo mục đích dạy học

- Lựa chọn câu hỏi dựa vào mục tiêu bài học, nội dung bài học và đối tượng HS.

- Dự kiến những câu hỏi sử dụng vào từng hoạt động học tập. 2. Đưa ra câu hỏi định hướng khai thác nội dung bài học

- Đưa ra câu hỏi để tổ chức HS khai thác kênh chữ và kênh hình của bài học.

- Gắn kết câu hỏi vào từng hoạt động học tập và tình huống phù hợp với trình độ người học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Tổ chức HS làm việc với câu hỏi

- Hướng dẫn, tổ chức HS làm việc theo nhóm hoặc cá nhân với câu hỏi.

- Tổ chức thảo luận cả lớp để hoàn thiện câu trả lời cho các câu hỏi chủ chốt của bài học.

câu hỏi phụ hoặc khuyến khích HS đặt câu hỏi

thảo luận hoặc định hướng HS tìm câu trả lời cho câu hỏi chủ chốt của bài học.

- Khuyến khích HS đặt thêm các câu hỏi về các vấn đề của bài học.

5. Kết luận bài học

- Nhận xét, bổ sung các câu trả lời của HS hoặc nhóm HS.

- Hướng dẫn HS rút ra kết luận về nội dung chủ đề, bài học.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi cho sinh viên khoa sinh đại học sư phạm để dạy học sinh học (Trang 34 - 37)