Qua kiến tập và thực tập sư phạm (môi trường thực tế để SV rèn luyện và dần hoàn thiện kĩ năng SV bên bàn HS)

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi cho sinh viên khoa sinh đại học sư phạm để dạy học sinh học (Trang 119 - 122)

- Thành lập các nhóm nhỏ, thường xuyên tập giảng cùng

4) Qua kiến tập và thực tập sư phạm (môi trường thực tế để SV rèn luyện và dần hoàn thiện kĩ năng SV bên bàn HS)

Ở trường ĐHSP, SV có nhiều thời gian hơn để giảng tập theo nhóm SV có hoặc không có sự giám sát của GgV. Tuy nhiên, đây là quá trình rèn luyện trong “hoàn cảnh giả” nên có thể chưa huy động hết tính độc lập, chủ động và hứng thú của SV, thiếu không khí sinh động của lớp học thật với những học trò thật do đó hiệu quả rèn luyện thường không cao.

Trong thời gian kiến tập và thực tập sư phạm, thời gian tuy có hạn chế (đợt 1 gồm 4 tuần, đợt 2 gồm 7-8 tuần) nhưng đây là sự rèn luyện sống động, thể hiện toàn bộ sự cố gắng, nỗ lực cũng như sự chủ động, sáng tạo của từng SV trước trách nhiệm của người GV thực sự. Do đó, sau mỗi đợt thực tập SV thường trưởng thành và chững chạc hơn rất nhiều từ kĩ năng soạn bài đến kĩ năng lên lớp và kĩ năng xử lí tình huống sư phạm.

Có thể đánh giá đây là biện pháp hiệu quả nhất trong việc rèn luyện kĩ năng dạy học nói chung, kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi nói riêng. Tuy nhiên, việc tổ chức cho SV thực tập sư phạm ở trường phổ thông diễn ra theo kế hoạch chung của nhà trường. Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi sử dụng hai biện pháp 1 và 2 trong quá trình rèn luyện kĩ năng sử dụng câu hỏi cho SV. Còn trong thời gian SV đi thực tập sư phạm chúng tôi có đi thăm lớp một số tiết dạy của SV, nhờ SV quay lại giờ dạy của một số SV khác, gửi phiếu đánh giá cho GV hướng dẫn thực tập ở trường phổ thông của tất cả các SV mà chúng tôi tiến hành thử nghiệm để có thêm những nhận định về hiệu quả của quy trình rèn luyện mà chúng tôi đã đề xuất.

2.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA XÂY DỰNG CÂU HỎI VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC SINH HỌC TRONG DẠY HỌC SINH HỌC

Chúng tôi dùng tiếp cận quá trình để phân tích mối quan hệ giữa việc xây dựng câu hỏi và sử dụng câu hỏi trong hoạt động dạy học. Mục đích chung của tiếp cận quá trình là xem xét cả quá trình từ việc biến đổi yếu tố đầu vào thành sản phẩm đầu ra; kiểm soát yếu tố đầu ra có chất lượng và ổn định trên cơ sở kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của quá trình đó. Có 6 yếu tố đầu vào ảnh hưởng tới chất lượng quá trình là 4M1I1E (Man, Method, Machine, Material, Information, Environment). Theo đó, khi chúng tôi xem dạy học là một quá trình, việc xây dựng câu hỏi đã bao hàm 3 yếu tố (2M: Material và Method vì câu hỏi vừa là phương tiện, vừa là phương pháp dạy học; 1I: information vì khi xây dựng câu hỏi đã phải đảm bảo mục tiêu dạy

học); cùng với việc sử dụng câu hỏi như thế nào trong các hoạt động dạy học là yếu tố về môi trường dạy học (Environment). Kết quả hay sản phẩm đầu ra của quá trình dạy học cần hướng tới là sự phát triển năng lực tư duy và nâng cao hiểu biết cho người học. Như vậy, khi ta kiểm soát tốt được các yếu tố đầu vào (quá trình xây dựng và sử dụng câu hỏi) thì sẽ đảm bảo được yếu tố đầu ra (chất lượng lĩnh hội kiến thức và chất lượng phát triển tư duy của người học).

Mối quan hệ giữa xây dựng câu hỏi với sử dụng câu hỏi trong quá trình dạy học có thể được biểu diễn bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.7. Mối quan hệ giữa xây dựng câu hỏi với sử dụng câu hỏi trong quá trình dạy học

- Xây dựng câu hỏi là TẠO RA hệ thống các câu hỏi và ĐÁNH GIÁ chất lượng các câu hỏi theo mục đích đã đề ra. Các câu hỏi này có thể khác nhau về cách diễn đạt, có thể có nhiều mức tư duy khác nhau với số lượng câu hỏi nhiều. Để đặt được các câu hỏi có chất lượng thì cần tuân theo những yêu cầu nhất định. Câu hỏi có chất lượng đòi hỏi người học phải nỗ lực trí tuệ mới có thể trả lời, vì thế mới phát triển được tư duy cho người học.

- Dạy học là giao tiếp. Đặt câu hỏi là việc tạo ra các phương tiện giao tiếp cho GV và HS trên lớp học. Quá trình giao tiếp thường xuyên trên lớp học bằng câu hỏi sẽ dần tạo ra một môi trường lớp học đối thoại - môi trường mà trong đó có sự tham gia tích cực của HS, phản ánh một sự hợp tác tốt giữa người dạy và người học.

Như vậy có thể thấy, quá trình xây dựng câu hỏi và sử dụng câu hỏi có mối liên hệ mật thiết với nhau và với quá trình dạy học. Việc xây dựng câu hỏi tốt và sử dụng câu hỏi hợp lí sẽ làm cho quá trình dạy học bằng câu hỏi đạt hiệu quả. Kết quả là,

người học không chỉ lĩnh hội được nội dung bài học, nâng cao tầm hiểu biết mà còn phát triển được các năng lực tư duy – một mục tiêu và yêu cầu quan trọng trong bối cảnh nền giáo dục hiện nay.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi cho sinh viên khoa sinh đại học sư phạm để dạy học sinh học (Trang 119 - 122)