Trong dạy học, Thầy (cô) thường quan tâm tới việc

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi cho sinh viên khoa sinh đại học sư phạm để dạy học sinh học (Trang 47 - 49)

C. Giúp cá thể hóa cách học một cách tối ưu, tạo điều kiện cho HS

10. Trong dạy học, Thầy (cô) thường quan tâm tới việc

rèn luyện cho HS biết cách tự đặt câu hỏi ở mức độ: 8 22,2 28 77,8 0 0,0

Kết quả trong bảng 1.3 cho thấy:

- Khi soạn giáo án bài lên lớp dạy kiến thức mới thì tỉ lệ cao số GV (dao động từ 89% đến 100%) thường xuyên sử dụng câu hỏi ở mức độ tư duy thấp (mức biết, hiểu và áp dụng), tỉ lệ GV dao động từ 58% đến 75% là thỉnh thoảng sử dụng các câu hỏi ở mức tư duy bậc cao (phân tích, đánh giá, sáng tạo). Một số ít GV (5,6% -11%) không bao giờ sử dụng các câu hỏi ở mức tư duy cao trong dạy học.

- Kết quả trong bảng 1.3 về câu hỏi 10 cho thấy, 22,2% GV “thường xuyên” rèn luyện cho HS của họ kĩ năng xây dựng câu hỏi, còn phần lớn GV (77,8%) chỉ “thỉnh thoảng” rèn luyện kĩ năng này cho HS. Điều đó có nghĩa là GV không quan tâm nhiều tới việc rèn kĩ năng đặt câu hỏi cho HS của mình có lẽ vì họ chưa nhận thấy được tầm quan trọng của việc tự đặt câu hỏi của HS sẽ giúp HS cải thiện trình độ hiểu biết và phương pháp tư duy cũng như tầm quan trọng của việc tạo ra một môi trường học tập đối thoại.

Câu 8. Theo Thầy (cô), trong từng khâu dạy học thì câu hỏi có những đặc điểm khác nhau cơ bản nào? Mục tiêu của câu hỏi này là đánh giá khả năng phân biệt tính chất và phạm vi của câu hỏi trong mỗi khâu của quá trình dạy học từ đó đánh giá kĩ năng sử

dụng câu hỏi của GV phù hợp với mỗi khâu dạy học. Cách diễn đạt của GV về đặc điểm của câu hỏi trong mỗi khâu dạy học có khác nhau tuy nhiên có thể thấy rằng hầu hết GV (29/36) đều thống nhất: trong khâu dạy kiến thức mới thì câu hỏi phải kích thích được tư duy sáng tạo của HS, câu hỏi phải gợi mở kiến thức; trong khâu ôn tập, củng cố hoàn thiện kiến thức thì câu hỏi mang tính chất tổng hợp kiến thức; trong khâu kiểm tra – đánh giá thì câu hỏi phải đảm bảo cả 3 mức độ tái hiện, hiểu và vận dụng kiến thức. Tuy nhiên họ lại đưa ra nhận định chưa thật chính xác về các câu hỏi sử dụng trong khâu dạy kiến thức mới. Họ cho rằng, chỉ cần câu hỏi ở mức độ tái hiện và mức độ hiểu thay vì cần tất cả các câu hỏi ở các mức độ từ nhận biết tới vận dụng cao theo thang 4 mức mà Bộ Giáo dục đang sử dụng hoặc từ mức 1 đến mức 6 theo thang phân loại của Bloom. Số GV còn lại (7/36) chưa có câu trả lời cho câu hỏi này hoặc trả lời thiếu chính xác về đặc điểm của câu hỏi trong mỗi khâu của quá trình dạy học.

Câu 9. Khi lựa chọn câu hỏi để thiết kế các hoạt động dạy học trong GA, Thầy (cô) thường dựa vào những căn cứ nào? Mục tiêu của câu hỏi này là đánh giá nhận thức của GV trong việc lựa chọn câu hỏi để sử dụng trong thiết kế các hoạt động dạy học. Câu trả lời của phần lớn GV là dựa vào hai trong số các căn cứ như: khâu dạy học, thời gian, trình độ nhận thức của HS, kiến thức của bài. Chỉ có khoảng một nửa số GV (15/36) được điều tra đưa ra đúng và đủ các căn cứ để lựa chọn câu hỏi như: mục tiêu bài học, nội dung bài học và trình độ đối tượng HS.

Ngoài ra, khi tìm hiểu giáo án của một số GV, chúng tôi nhận thấy, hầu hết GV (đặc biệt là các GV có từ 5 năm công tác trở lên) không thực sự đầu tư cho giáo án. Đầu tiên là việc xác định mục tiêu bài học. Đa số GV nhất là các GV lớn tuổi và GV ở những trường vùng nông thôn, việc xác định mục tiêu bài học chỉ là hình thức, GV vẫn còn quen viết mục tiêu cho hoạt động của thầy thay vì phải xác định mục tiêu mà trò phải đạt được, cũng không quan tâm tới Chuẩn KT-KN khi xác định mục tiêu bài học, không có sự kết nối giữa việc xác định mục tiêu bài học với việc phân tích tìm nội dung trọng tâm, do đó trong cùng một bài học không có sự thống nhất trong việc xác định nội dung trọng tâm bài học của các GV khác nhau. Trong giáo án, chủ yếu là liệt kê những kiến thức cần truyền đạt như một dàn bài chi tiết. Số câu hỏi đặt ra rất ít chủ yếu tập trung vào các chủ đề lớn của bài học. Một số GV đã có câu hỏi tìm tòi, câu hỏi phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS nhưng chưa nhiều và chưa thường xuyên. Trong giáo án, cũng chưa thể hiện được sự quan tâm đến phản ứng của HS trước mỗi câu hỏi. Do đó câu hỏi đưa ra không phù hợp với trình độ nhận thức của HS, chưa thể hiện được lôgíc tìm tòi kiến thức của HS, ngoài ra giáo án cũng không có sự lưu ý tới việc sử dụng câu hỏi cho các đối tượng HS khác nhau nghĩa là dùng một GA cho tất cả các lớp HS từ lớp trung bình đến lớp chọn. Ở một số trường nội thành, GV đã bước

đầu xác định đúng mục tiêu bài học theo hướng tích cực hoá. Chắc chắn đó là một trong số ít các GV đã được tham gia tập huấn về thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo Chuẩn KT-KN mà Bộ Giáo dục triển khai năm 2011. Trong giáo án, GV đã chú ý tới hoạt động của HS, chú ý tới phát triển khả năng tư duy, sáng tạo của HS bằng việc thiết kế các hoạt động học tập tích cực, bằng việc sử dụng kết hợp nhiều PPDH, sử dụng câu hỏi tự lực nghiên cứu. Tuy nhiên, vẫn phải khẳng định rằng số GV này chưa nhiều.

Vấn đề 3: GV tự đánh giá kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi của bản thân, đánh giá kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi của GV mới ra trường và của SV thực tập tại trường (câu 11 đến câu 15):

Bảng 1.4. Kết quả điều tra GV đánh giá kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi

Câu Nội dung Mức độ

Rất thành thạo (Tốt) Thành thạo (Khá) Chưa thành thạo (Cần cải tiến) SL % SL % SL % 11. Việc xây dựng các câu hỏi nêu vấn đề (câu hỏi

kích thích được sự suy nghĩ, tìm tòi kiến thức của HS) đối với Thầy (cô) là:

5 13,9 26 72,2 5 13,9

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi cho sinh viên khoa sinh đại học sư phạm để dạy học sinh học (Trang 47 - 49)