Thiết kế bài tập rèn luyện kĩ năng xây dựng câu hỏ

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi cho sinh viên khoa sinh đại học sư phạm để dạy học sinh học (Trang 95 - 103)

- Làm thế nào bạn có thể kiểm tra hoặc xây dựng một lý thuyết cho ? Bạn hãy dự đoán kết quả của ?

2.2.2.3. Thiết kế bài tập rèn luyện kĩ năng xây dựng câu hỏ

Chúng tôi đã biên soạn hệ thống các bài tập để sử dụng trong quá trình tiến hành rèn luyện cho SV kĩ năng xây dựng câu hỏi, giúp SV luyện tập, củng cố, nâng cao dần mức thành thạo về kĩ năng này. Vì kĩ năng xây dựng câu hỏi là một kĩ năng tổng hợp của nhiều kĩ năng thành phần (5 kĩ năng ứng với 5 bước của quy trình xây dựng câu hỏi mà chúng tôi đã phân tích trong Bảng 1.1: Kĩ năng thành phần và các hành động cấu thành kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi, trang 37). Do đó các bài tập được biên soạn theo từng dạng tương ứng với từng kĩ năng thành phần để thuận lợi cho việc hình thành các kĩ năng thành phần đó. Nội dung bài tập chủ yếu đề cập tới kiến thức Sinh học 10 và Sinh học 11 làm cơ sở phục vụ dạy học Sinh học 10 và Sinh học 11 [14] [25] [26] [38] [40] [41] [49] [71] [72] [73]. Trong mỗi dạng bài tập, các bài tập cũng được sắp xếp theo mức độ nâng cao dần về yêu cầu luyện tập theo 3 mức:

+ Tái hiện (Nhận biết): cho mẫu sẵn sau đó yêu cầu SV phân tích dựa trên cơ sở lí thuyết. Mức này SV chỉ quan sát và phân tích mẫu nhằm nắm vững lí thuyết.

+ Tái tạo (Thông hiểu): Chỉ ra điều chưa hợp lí và sửa lại cho hợp lí (mức này dẫn đến hình thành kĩ năng nhưng còn ở mức thấp).

+ Sáng tạo (Vận dụng): yêu cầu SV độc lập thực hiện các bước trong quy trình xây dựng câu hỏi, đánh giá hiệu quả của câu hỏi, vận dụng các câu hỏi đã xây dựng được để thiết kế các hoạt động học tập trong giáo án.

Mặt khác, trước mỗi dạng bài tập đều có phần “Yêu cầu của kĩ năng” và “mục đích, yêu cầu của bài tập” như mục tiêu đề ra vừa giúp SV định hướng trong luyện tập từng kĩ năng thành phần, vừa giúp SV tự đối chiếu và đánh giá kết quả bài làm của mình. Trong mỗi dạng bài tập chúng tôi chỉ đưa ra bài tập ví dụ, các bài tập còn lại được cụ thể trong Phụ lục 3 của luận án.

Dạng 1: Bài tập rèn luyện kĩ năng xác định mục tiêu bài học

Yêu cầu của kĩ năng

- Xác định đủ mục tiêu bao gồm:

+ Mục tiêu cần đảm bảo đủ 3 loại: kiến thức, kĩ năng, thái độ

+ Mục tiêu nêu ra tập trung vào những kiến thức trọng tâm của bài, vào kĩ năng cần hình thành cho HS khi học xong bài đó.

- Xác định đúng mục tiêu bao gồm:

+ Xác định mục tiêu phải định rõ mức độ hoàn thành công việc của học sinh

+ Phải định rõ đầu ra của bài học chứ không phải là tiến trình bài học

+ Mỗi mục tiêu nêu ra phải thuận tiện cho việc đánh giá kết quả bài học

- Mục tiêu cần được diễn đạt bằng động từ hành động phù hợp với yêu cầu nội dung (nêu, kể tên, liệt kê, phân tích, trình bày, chứng minh, so sánh…)

Mục đích, yêu cầu của bài tập

- Mục đích của bài tập là rèn luyện cho SV khả năng xác định đủ và đúng mục tiêu bài học dựa vào Chuẩn KT-KN, dựa vào nội dung của bài học và vào trình độ đối tượng người học.

- Bài tập cần chứa đựng các tình huống đưa đến nhận định của SV về việc xác định mục tiêu bài học trong tình huống là đủ hay chưa đủ, đúng hay sai, nếu sai thì vì sao sai và cần xác định lại cho đúng mục tiêu bài học như thế nào. Từ đó vận dụng xác định mục tiêu cho các bài học khác trong chương trình Sinh học THPT.

Bài tập rèn luyện kĩ năng

Bài 1: Một GV khi soạn bài 11, Sinh học 10 “Vận chuyển các chất qua màng sinh chất” đã xác định mục tiêu về mặt kiến thức như sau:

- Cho HS hiểu được các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất bao gồm vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động, xuất nhập bào.

- Cho HS thấy được sự khác nhau giữa các phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất.

Anh (chị) có nhận xét gì về cách xác định mục tiêu và cách diễn đạt mục tiêu của GV trên? Nếu sửa lại anh (chị) sẽ sửa lại như thế nào?

Anh (chị) hãy viết lại mục tiêu của bài theo ba nhóm mục tiêu: kiến thức, kĩ năng, thái độ?

Bài 2: Theo anh (chị) việc phân biệt các mức độ trong mỗi nhóm mục tiêu giúp gì cho GV trong việc xác định mục tiêu bài học?

Bài 3: Nêu chuẩn kiến thức, kĩ năng của chủ đề Quá trình quang hợp ở thực vật. Các chuẩn đó thuộc kiến thức những bài nào trong SGK Sinh học 11? Anh chị hãy chọn một chuẩn kiến thức hoặc chuẩn kĩ năng bất kì thuộc chủ đề đó, phân tích làm rõ chuẩn và nói rõ GV cần tổ chức dạy học như thế nào để HS có thể đạt được chuẩn đó?

Dạng 2: Bài tập rèn luyện kĩ năng phân tích cấu trúc nội dung bài học, xác định nội dung trọng tâm của bài học

Yêu cầu của kĩ năng

- Nhận xét được vị trí của bài trong chương. Xác định mối liên hệ giữa kiến thức của bài học với kiến thức đã học và sẽ học.

- Xác định được nội dung cơ bản, trọng tâm của bài học dựa vào mục tiêu bài học. Phân chia nội dung bài học thành các đơn vị kiến và xác định kiến thức HS cần biết, nên biết, có thể biết.

Mục đích, yêu cầu của bài tập

- Mục đích của bài tập là rèn luyện cho SV khả năng phân tích cấu trúc nội dung bài học để tìm mối quan hệ lôgíc giữa các nội dung (toàn thể với bộ phận hoặc cái chung với cái riêng hoặc khái niệm giống với khái niệm loài), xác định nội dung trọng tâm của bài học dựa vào mục tiêu bài học, xác định nội dung cần bổ sung, mở rộng phù hợp với đối tượng HS.

- Bài tập xây dựng sao cho làm nổi bật được vai trò của việc xác định được lôgíc cấu trúc nội dung của chủ đề kiến thức, xác định nội dung trọng tâm để phân phối thời gian tiết học một cách hợp lí. Bài tập tạo cơ hội cho SV biết phân tích, so sánh, tổng hợp các nội dung kiến thức của cả bài học, chương học thậm chí cả chương trình học để có thể xác định được lôgíc về mặt nội dung của một bài học, một chương hoặc cả chương trình học.

Bài tập rèn luyện kĩ năng

Bài 1: Anh (chị) hãy nghiên cứu chương II: “Cấu trúc của tế bào” gồm từ bài 7 đến bài 11 Sinh học 10 và cho biết:

1. Nhận xét trật tự các bài và đề mục trong SGK của chương II. Theo anh chị trật tự như vậy là hợp lí hay chưa hợp lí? Giải thích tại sao?

2. Theo anh (chị) có thể cấu trúc lại chương này như thế nào? Giải thích vì sao lại cấu trúc như vậy?

3. Tại sao bài 11 “Vận chuyển các chất qua màng sinh chất” được xếp ở cuối chương? Xếp như vậy có hợp lí không? Giải thích?

4. Xác định kiến thức trọng tâm của từng bài thuộc chương?

5. Xác định những khái niệm cơ bản cần hình thành trong bài 11 và thử diễn đạt các khái niệm đó?

6. Chỉ rõ mối liên hệ giữa các kiến thức thuộc chương II?

7. Trong bài 11 hãy liệt kê các kiến thức cần biết (kiến thức trọng tâm), kiến thức nên biết và kiến thức có thể biết? Tại sao phải xác định các thành phần kiến thức này? Việc đó giúp gì cho GV trong quá trình dạy học?

8. Xác định những nội dung cho từng đề mục và sắp xếp theo cấu trúc mà anh (chị) cho là hợp lí?

9. Để nội dung của bài rõ hơn, theo anh chị cần tham khảo thêm những tài liệu nào?

Bài 2: Có ý kiến cho rằng để thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động dạy học tích cực, khi dạy bài 11 “Vận chuyển các chất qua màng sinh chất” thì cần cấu trúc lại bài

cho hợp lí và lôgíc hơn. Nêu ý kiến của anh chị? Nếu ý kiến trên là đúng thì anh chị sẽ cấu trúc lại như thế nào?

Dạng 3: Bài tập rèn luyện kĩ năng tìm các khả năng có thể đặt câu hỏi từ kênh chữ và kênh hình của bài học

Yêu cầu của kĩ năng

- Tìm những nội dung kiến thức có thể đặt câu hỏi để tổ chức các hoạt động học tập tích cực cho HS. Nói cách khác là tìm các khả năng mã hóa thành câu hỏi. Các khả năng này có thể là những nội dung hàm chứa những mâu thuẫn nhận thức (có thể với kiến thức HS đã biết hoặc với vốn kiến thức cũ HS không thể giải thích được hoặc mâu thuẫn giữa tri thức khoa học với thực tiễn đa dạng) hoặc những đơn vị kiến thức quan trọng của bài học. Trong đó đặc biệt tìm những nội dung có thể đặt các câu hỏi chủ chốt cho chủ đề bài học.

- Từ kênh hình của bài học hoặc kênh hình bổ sung tìm những nội dung có thể khai thác và mã hóa thành câu hỏi tương ứng để khai thác kênh hình.

- Các khả năng mã hóa cũng phải được sắp xếp theo lôgíc nội dung bài học để khi thiết kế thành hệ thống câu hỏi sẽ không làm phá vỡ tính lôgíc của nội dung bài học.

Mục đích, yêu cầu của bài tập

- Mục đích của bài tập là rèn luyện cho SV kĩ năng lựa chọn nội dung để có thể tìm các nội dung làm nảy sinh vấn đề học tập nói cách khác là có thể mã hóa được thành câu hỏi và rèn luyện kĩ năng khai thác kênh hình của bài học bằng câu hỏi.

- Bài tập được xây dựng sao cho tạo ra nhiều cơ hội cho SV phân tích tìm ra lôgíc vận động của nội dung bài học từ kênh chữ, rồi từ lôgíc đó khai thác các nội dung có thể đặt được các câu hỏi làm phương tiện tổ chức HS lĩnh hội nội dung bài học. Ngoài ra SV được khai thác các kênh hình của bài học, dùng kênh hình đó tổ chức hoạt động học tập bằng cách thiết kế các câu hỏi từ kênh hình.

Bài tập rèn luyện kĩ năng

Bài 1: Trong nội dung bài 1, Sinh học 10 “Các cấp tổ chức của thế giới sống”

- Anh (chị) hãy xác định kiến thức trọng tâm của bài và lập dàn ý chi tiết cho nội dung đó?

- Tìm khả năng có thể đặt câu hỏi.

- Liệt kê những cái cần hỏi (nghĩa là tìm những các kiến thức có thể biến thành cái chưa tường minh để có thể đặt câu hỏi tạo ra tình huống có vấn đề)

1) Hãy cho biết hình trên nói lên điều gì? Từ đó hãy đặt tên cho hình. Theo anh (chị) có thể dùng hình này để khai thác nội dung gì?

2) Nếu dùng hình này để dạy nội dung mục II.1. Hướng sáng (Bài 23 SGK Sinh học 11) anh chị hãy thiết kế tất cả các câu hỏi có thể để khai thác hình đó? Cho biết mức độ của từng câu hỏi mà anh chị thiết kế được?

Dạng 4: Bài tập rèn luyện kĩ năng diễn đạt các khả năng mã hóa thành câu hỏi, làm đáp án cho câu hỏi

Yêu cầu của kĩ năng

Các câu hỏi khi được diễn đạt từ các khả năng mã hóa cần đảm bảo các tiêu chí:

+ Câu hỏi phải nêu bật được điều cần hỏi. Trong câu hỏi phải có tỷ lệ phù hợp giữa cái đã biết và cái chưa biết.

+ Câu hỏi phải phát triển được các mức độ tư duy khác nhau ở HS (câu hỏi phát triển)

+ Câu hỏi vừa sức, phù hợp với trình độ và năng lực khác nhau của HS (câu hỏi mở)

+ Câu hỏi phải được diễn đạt rõ ràng, chính xác, chỉ rõ được hướng trả lời để nội dung trả lời đáp ứng mục tiêu đã xác định.

Mục đích, yêu cầu của bài tập

- Mục đích của bài tập là rèn cho SV khả năng diễn đạt câu hỏi từ khả năng mã hóa đã tìm được. Khi diễn đạt các khả năng mã hóa thành câu hỏi phải biết biến đổi câu theo nhiều mức độ tư duy khác nhau từ thấp đến cao, ngôn ngữ diễn đạt câu hỏi dễ hiểu, chính xác và phải biết làm đáp án cho câu hỏi.

- Bài tập phải đưa đến cơ hội để HS biến các khả năng mã hóa nội dung thành các câu hỏi tương ứng với nhiều mức độ tư duy khác nhau đòi hỏi HS phải có sự nỗ lực trí tuệ nhất định mới có thể trả lời được các câu hỏi. Ngoài ra bài tập

cần xây dựng sao cho SV được rèn luyện việc diễn đạt câu hỏi để các câu hỏi không chỉ đảm bảo về nội dung mà còn đảm bảo cả về hình thức diễn đạt.

Bài tập rèn luyện kĩ năng

Bài 1: Từ việc liệt kê cái cần hỏi trong Bài 1 Sinh học 10, anh (chị) hãy diễn đạt thành các câu hỏi tương ứng? Hãy tìm nội dung trả lời cho mỗi câu hỏi vừa xây dựng. Cách diễn đạt các câu hỏi đã rõ ràng và chính xác chưa? Nếu chưa hãy chỉnh sửa lại.

Bài 2: Sử dụng các kiến thức của Bài 1 – Các cấp tổ chức của thế giới sống, Sinh học 10 đặt câu hỏi để có các câu trả lời tương ứng sau:

1. Hệ sinh thái 6. Quần xã

2. Loài 7. Cơ thể

3. Sinh sản 8. Thuỷ quyển

4. Tiến hoá 9. Sinh quyển

5. Quần thể 10. Thứ bậc

Bài 3: Cho đoạn nội dung sau: “Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự phát triển liên tục của loài. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giáo tử cái, con sinh ra giống nhau và giống mẹ. Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự hợp nhất giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới. Sinh sản hữu tính có nhiều ưu việt hơn so với sinh sản vô tính”. Từ đoạn nội dung trên, tìm các khả năng có thể mã hóa thành câu hỏi. Mỗi khả năng mã hóa xây dựng câu hỏi ở 3 mức độ (Tái hiện – Tái tạo – Sáng tạo) (ghi rõ mức độ của từng câu hỏi).

Dạng 5: Bài tập rèn luyện kĩ năng chỉnh sửa và sắp xếp câu hỏi thành hệ thống phù hợp với lôgíc bài học

Yêu cầu của kĩ năng

- Câu hỏi cần đảm bảo về nội dung và hình thức diễn đạt

- Câu hỏi đã xây dựng phải được sắp xếp theo một lôgíc chặt chẽ phù hợp với lôgíc nội dung bài học và các hoạt động học tập.

Mục đích, yêu cầu của bài tập

- Mục đích của bài tập là rèn cho SV kĩ năng chỉnh sửa về nội dung và hình thức diễn đạt của câu hỏi đã thiết kế dựa vào các tiêu chí của một câu hỏi tốt; biết sắp xếp các câu hỏi theo lôgíc nội dung bài học để đảm bảo sau khi trả lời hệ thống câu hỏi thì HS sẽ lĩnh hội được nội dung bài học một cách trọn vẹn.

- Yêu cầu của bài tập là bài tập cần đưa ra các tình huống khác nhau để SV xác định được tầm quan trọng của việc diễn đạt câu hỏi một cách rõ ràng, dễ hiểu; nhìn nhận lại các câu hỏi đã thiết kế được từ các bước trước và một lần nữa

nhìn lại cấu trúc nội dung bài học để sắp xếp các câu hỏi cho phù hợp chuẩn bị cho việc lựa chọn câu hỏi trong tổ chức các hoạt động học tập cho HS.

Bài tập rèn luyện kĩ năng

Bài 1: Một giáo sinh khi dạy mục I Bài 18 – Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân, Sinh học 10 [25] đã dùng sơ đồ sau

và đặt các câu hỏi:

Câu hỏi 1: Chu kỳ tế bào là gì? Bao gồm các giai đoạn nào?

Câu hỏi 2: Trong chu kỳ tế bào, kỳ trung gian và nguyên phân có liên hệ với nhau

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi cho sinh viên khoa sinh đại học sư phạm để dạy học sinh học (Trang 95 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(160 trang)
w