Kết quả thực nghiệm rèn luyện cho SV kĩ năng sử dụng câu hỏ

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi cho sinh viên khoa sinh đại học sư phạm để dạy học sinh học (Trang 134 - 138)

- Thành lập các nhóm nhỏ, thường xuyên tập giảng cùng

v Các giáo án đã soạn Kết quả bài kiểm tra XÂY DỰNG câu hỏ

3.4.2. Kết quả thực nghiệm rèn luyện cho SV kĩ năng sử dụng câu hỏ

Để thuận tiện theo dõi việc đánh giá sự tiến bộ kĩ năng sử dụng câu hỏi của SV trước và sau thực nghiệm chúng tôi đưa bảng tóm lược từ bảng 3.1 đã trình bày ở mục 3.3 của luận án. Nội dung đánh giá Công cụ/ Phương tiện đánh giá Tiêu chí đánh giá Đối tượng thực

hiện đánh giá Minh chứng đánh giá SV GgV khácGgV SV GgV khácGgV +

Kĩ năng sử dụng câu hỏi

(TTN)

Bài kiểm tra sử dụng câu hỏi (xem Phụ lục 4 - Bài KT1.2) Bảng 3.4 - Tiêu chí đánh giá kĩ năng sử dụng câu hỏi v v Các giáo án đã soạn Kết quả bài kiểm tra SỬ DỤNG câu hỏi Kĩ năng sử dụng câu hỏi (STN)

Bài kiểm tra sử dụng câu hỏi (xem Phụ lục 4 - Bài KT2.2) v v Các giáo án đã soạn Kết quả bài kiểm tra SỬ DỤNG câu hỏi

3.4.2.1. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm

Với đối tượng đánh giá là GgV: Tổng hợp kết quả phân loại SV thông qua kết bài kiểm tra sử dụng câu hỏi trước và sau thực nghiệm (Bài KT2.1 và Bài KT2.2) được thể hiện ở bảng 3.10:

Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả GgVđánh giá kĩ năng sử dụng câu hỏi của SV

Mức độ Khóa

Giỏi Khá Cần cải tiến

SL % SL % SL % K33 (53 SV) TTN 3 5,7% 21 39,6% 29 54,7% STN1 34 64,2% 16 30,2% 3 5,7% K34 (51 SV) TTN 1 2,0% 15 29,4% 35 68,6% STN1 31 60,8% 17 33,3% 3 5,9% K35 (56 SV) TTN 1 1,8% 22 39,3% 33 58,9% STN1 34 60,7% 16 28,6% 6 10,7% STN2 45 80,4% 9 16,1% 2 3,6% Tổng (160 SV) TTN 5 3,1% 58 36,3% 97 60,6% STN1 99 61,9% 49 30,6% 12 7,5%

Kết quả kiểm định độ tin cậy của số liệu được thể hiện ở bảng 3.11.

Bảng 3.11. Bảng kiểm định Khi-bình phương sự sai khác giữa các mức độ của kĩ năng sử dụng câu hỏi TTN và STN (GgV đánh giá)

Khóa Khi bình phương χ2 Trị số p Bậc tự do df

K33 47,77 4,2275E-11 2

K34 55,20 1,03287E-12 2

K35 50,75 9,52615E-12 2

Bảng 3.11 cho thấy, giá trị p tính được ở các khóa K33, K34 và K35 đều nhỏ hơn giá trị cho phép của p là 0,05. Do đó, chênh lệch về kết quả TTN và STN của cả 3 khóa là có ý nghĩa. Hay các dữ liệu không xảy ra ngẫu nhiên mà kết quả thu được là do có sự tác động vào đối tượng. s

Các biểu đồ 3.5 và 3.6 cung cấp hình ảnh trực quan thể hiện sự chênh lệch giữa TTN và STN về các mức độ đạt được kĩ năng sử dụng câu hỏi của SV ở từng khóa và tổng hợp của cả 3 khóa.

Nhìn vào số liệu trong bảng 3.10 và sự biểu diễn kết quả về kĩ năng sử dụng câu hỏi theo các mức trong biểu đồ 3.5, chúng ta thấy rằng: SV K33, K34 và K35 đều có kĩ năng sử dụng câu hỏi STN cao hơn TTN. Cụ thể:

- Khóa K33, số SV đạt kết quả ở mức giỏi TTN thấp (5,7%), STN kết quả ở mức này tăng lên đáng kể (64,2%). Số SV ở mức khá không có sự biến đổi nhiều. Tuy

nhiên, điều đáng lưu ý là số SV cần cải tiến STN đã giảm đi nhiều so với TTN (từ 54,7% xuống còn 5,7%).

- Khóa K34 và K35, số SV đạt kết quả ở mức giỏi TTN rất thấp khoảng 2%, nhưng STN kết quả ở mức này đã tăng lên tới gần 61,0%. Số SV ở mức cần cải tiến TTN có tỉ lệ khá cao 68,6% (đối với K34) và 58,9% (đối với K35), STN đã giảm đi còn 5,9% (K34) và 10,7% (K35).

- Đặc biệt, với SV K35, STN lần 2 số SV ở mức giỏi đã tăng lên tới 80,4%, mức cần cải tiến giảm xuống còn 3,6%. Điều đó có nghĩa là, nếu quá trình rèn luyện kéo dài hơn, SV được rèn luyện nhiều hơn thì kĩ năng sử dụng câu hỏi nói riêng, các kĩ năng khác cũng sẽ có sự tiến bộ nhiều hơn.

Kết quả tổng hợp trên 160 SV của cả 3 khóa được biểu diễn bằng biểu đồ 3.6. Nhìn vào sự tương quan của các cột ứng với các mức của kĩ năng sử dụng câu hỏi trước và sau thực nghiệm ta thấy, số SV ở mức giỏi về kĩ năng này đã có sự tăng lên đáng kể (từ 3,1% đến gần 62%), số SV ở mức cần cải tiến đã giảm đi đáng kể (từ 60,6% xuống còn 7,5%). Kết quả này cho phép chúng tôi kết luận quy trình và biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng câu hỏi cho SV của chúng tôi đã mang lại hiệu quả. Mặt khác, cũng từ các bảng số liệu 3.8 và 3.10, chúng tôi thấy rằng kĩ năng xây dựng câu hỏi và kĩ năng sử dụng câu hỏi là hai kĩ năng trong nhiều kĩ năng dạy học khác rất khó có sự tiến bộ một cách vượt bậc, thể hiện là số SV đạt mức giỏi về hai kĩ năng này dù cao nhưng cũng chỉ ở mức trên dưới 65%, không như một số kĩ năng khác đòi hỏi thao tác tay chân, nếu được trang bị lí thuyết và rèn luyện thực hành thì có thể đạt tiến bộ lên tới trên 90%. Điều đó cũng nói lên rằng SV muốn cải thiện kĩ năng dạy học nói chung, kĩ năng xây dựng, sử dụng câu hỏi nói riêng cần phải luyện tập thường xuyên và liên tục.

Với đối tượng đánh giá là SV: Cũng như đánh giá kĩ năng xây dựng câu hỏi, chúng tôi cho SV tự đánh giá về kĩ năng sử dụng câu hỏi của mình thông qua minh chứng là các bài soạn mà SV đã tiến hành soạn với các tiêu chí mà chúng tôi đưa ra (Bảng 3.4. Phiếu tiêu chí đánh giá kĩ năng sử dụng câu hỏi).

Tổng hợp kết quả phân loại SV thông qua kết quả SV tự đánh giá về kĩ năng sử dụng câu hỏi trước và sau thực nghiệm được thể hiện ở bảng 3.12:

Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả SVtự đánh giá kĩ năng sử dụng câu hỏi

Mức độ Khóa

Giỏi Khá Cần cải tiến

SL % SL % SL % K33 (53 SV) TTN 9 17,0% 17 32,1% 27 50,9% STN1 32 60,4% 19 35,8% 2 3,8% K34 TTN 5 9,8% 30 58,8% 16 31,4%

(51 SV) STN1 25 49,0% 24 47,1% 2 3,9%K35 K35 (56 SV) TTN 9 16,1% 20 35,7% 27 48,2% STN1 34 60,7% 17 30,4% 5 8,9% STN2 50 89,3% 6 10,7% 0 0,0% Tổng (160 SV) TTN 23 14,4% 67 41,9% 70 43,8% STN1 91 56,9% 60 37,5% 9 5,6%

Kết quả kiểm định sự sai khác về mức độ đạt được của kĩ năng thể hiện ở bảng 3.13

Bảng 3.13. Bảng kiểm định Khi-bình phương sự sai khác giữa các mức độ của kĩ năng sử dụng câu hỏi TTN và STN (SV tự đánh giá)

Khóa Khi bình phương χ2 Trị số p Bậc tự do df

K33 34,57 3,12066E-08 2

K34 24,89 3,93955E-06 2

K35 29,90 3,21084E-07 2

Giá trị p tính được ở các khóa K33, K34 và K35 đều nhỏ hơn giá trị cho phép của p là 0,05. Do đó, chênh lệch về kết quả TTN và STN là có ý nghĩa. Nói cách khác, các dữ liệu không xảy ra ngẫu nhiên mà kết quả thu được là do có sự tác động vào đối tượng.

Để trực quan hóa sự sai khác về các mức độ đạt được kĩ năng của SV ở mỗi khóa TTN và STT, chúng tôi dựa trên tỉ lệ phần trăm của từng khóa và tổng hợp của cả 3 khóa , xây dựng biểu đồ 3.7 và 3.8.

Nhìn vào bảng số liệu 3.12 và hai biểu đồ 3.7, 3.8 chúng tôi thấy rằng: TTN, SV tự đánh giá về kĩ năng sử dụng câu hỏi của mình dàn gần đều ở cả ba mức nhưng tập trung chủ yếu ở mức khá (41,9%) và mức cần cải tiến (43,8%). Điều đó có nghĩa là cũng có một số SV tự tin về trình độ của mình nên đánh giá ở mức giỏi (14,4%), nhiều SV chọn “phương án an toàn”, đánh giá khả năng của mình ở mức khá, số SV còn lại có thể là thiếu tự tin, cũng có thể có tinh thần cầu thị. Song, đáng chú ý là STN số SV đánh giá mình ở mức giỏi tăng lên nhiều (từ 14,4% lên gần 57%), số SV đánh giá mình ở mức cần cải tiến giảm đi nhiều (từ 43,8% xuống còn 5,6%). Kết quả này không có sự khác biệt nhiều so với kết quả mà GgV đánh giá SV. Do đó, quá trình thực nghiệm cũng đã cho thấy mức độ tự tin của SV gia tăng đáng kể chứng tỏ quy trình và biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng câu hỏi cho SV có hiệu quả cao.

3.4.2.2. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm

Khi chấm các bài kiểm tra của SV về sử dụng câu hỏi TTN (Bài KT1.2) theo các tiêu chí đã đề ra, chúng tôi thấy TTN kết quả rất thấp. Cụ thể:

- SV còn yếu trong khâu phân tích cấu trúc, nội dung. Họ rất ít quan tâm tới cấu trúc nội dung của bài học mà hầu hết tuân theo đúng các đề mục như SGK, không xác định kiến thức trọng tâm của bài, không mở rộng kiến thức.

- Khâu xác định mục tiêu của bài học thì phần lớn SV xác định mục tiêu bài học chưa bám sát Chuẩn kiến thức - kĩ năng, chưa sát với nội dung trọng tâm bài học, nhiều SV chưa nắm vững kĩ năng này nên còn phát biểu mục tiêu sai hoặc chưa đủ. Mục tiêu SV đưa ra chỉ là hình thức thể hiện ở chỗ SV chỉ viết lại các đề mục lớn của bài học trong SGK, việc phát biểu mục tiêu lại không đúng thể hiện ở chỗ: vẫn còn nhiều SV dùng các động từ trừu tượng như nắm, hiểu, thấy… để diễn đạt mục tiêu; động từ đưa ra không phù hợp với tính chất và yêu cầu về kiến thức đối với người học.

- Kết quả thấp còn thể hiện ở chỗ nội dung bài soạn dàn trải, rời rạc; việc xây dựng hệ thống câu hỏi tìm tòi, phát hiện kiến thức còn rất hạn chế. Câu hỏi đưa ra còn gượng ép và chỉ dừng lại ở các câu hỏi tái hiện kiến thức. Câu hỏi đưa ra có khi khó hiểu vì nội dung và hình thức diễn đạt của câu hỏi đều chưa được đảm bảo. Việc sử dụng câu hỏi trong tổ chức các hoạt động học tập cho HS chưa linh hoạt, SV chưa biết dùng câu hỏi để định hướng vấn đề học tập, để gợi mở sự tìm tòi kiến thức của HS, để hướng dẫn HS quan sát, để rèn luyện các kĩ năng tư duy cho người học như phân tích, chứng minh, giải thích, khái quát hoá…

- Bài soạn chưa thể hiện được sự thống nhất về mục tiêu - nội dung - phương pháp. Các hoạt động tổ chức HS hoạt động học tập tích cực còn nghèo nàn, chủ yếu vẫn là thuyết trình, giải thích minh hoạ. Những yếu kém đó cho thấy, để có kĩ năng soạn giáo án theo tinh thần đổi mới phương pháp thì việc xây dựng và sử dụng câu hỏi theo một lôgíc hợp lí sẽ làm cho bài soạn như một chương trình tổ chức hoạt động nhận thức.

STN, khi chấm bài kiểm tra lần 2 (K33, K34), lần 2, lần 3 (K35), chúng tôi đã nhận thấy sự tiến bộ của SV không chỉ về kĩ năng xây dựng câu hỏi mà cả kĩ năng sử dụng câu hỏi để soạn kịch bản dạy học. Kết quả đó thể hiện ở sự thay đổi về điểm và tỉ lệ các mức độ của kĩ năng như phân tích ở phần kết quả định lượng.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi cho sinh viên khoa sinh đại học sư phạm để dạy học sinh học (Trang 134 - 138)