Vai trò của quá trình thoát hơi nước

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi cho sinh viên khoa sinh đại học sư phạm để dạy học sinh học (Trang 110 - 115)

- Tạo lực hút đầu trên giúp nước và khoáng được vận chuyển từ rễ lên các bộ phận phía trên của cây.

- Điều hòa nhiệt độ của lá cây.

- Khí khổng mở tạo điều kiện cho CO2 từ không khí vào lá thực hiện quá trình quang hợp.

2.3.1.3. Sử dụng câu hỏi trong quá trình dạy học Sinh học

Những lưu ý chung về sử dụng câu hỏi có hiệu quả trên lớp

Người học ngày nay với việc sở hữu chiếc điện thoại di động thông minh có thể lướt web bất cứ lúc nào, cùng với các trò chơi hấp dẫn, âm nhạc lớn, và các bộ phim hành động, người học sẽ có thể bị rơi vào tình trạng quá tải về cảm xúc và do đó khó

có sự chú ý vào việc học. Vậy làm thế nào lớp học có thể giúp họ bỏ qua sự phấn khích đó, thu hút họ bằng mục tiêu học tập và truyền cảm hứng cho họ để họ có thể thúc đẩy việc học của mình?

Những câu hỏi của GV trong lớp học giúp nâng cao việc học tập của HS thông qua phát triển các kĩ năng tư duy phê phán, tăng cường hiểu biết của người học, điều chỉnh sự hiểu lầm của người học, cung cấp thông tin phản hồi cho người học và làm cho lớp học sôi nổi. Câu hỏi phục vụ như một công cụ giảng dạy giúp GV quản lí và định hướng việc học tập, kiểm tra mức độ hiểu của HS và điều chỉnh dạy học thông qua các thông tin ngược mà dạy học với câu hỏi cung cấp. Việc sử dụng khéo léo câu hỏi có thể nâng cao việc học tập và nâng cao kết quả học tập của HS. Sau đây là các lưu ý có thể coi là các chiến lược đem lại thành công trong việc sử dụng câu hỏi [87].

1) Tạo ra một nền văn hóa lớp học đối thoại. Nền văn hóa lớp học đối thoại trong đó có những biểu hiện tích cực như một cái gật đầu, một sự xác nhận bằng lời nói với một phản ứng đúng sẽ khuyến khích HS tham gia vào các cuộc thảo luận. Đưa ra câu hỏi với thái độ thân thiện, tiếp nhận câu trả lời trong một trạng thái hỗ trợ sẽ dần dần tạo được một môi trường lớp học mở. Một thái độ quá nghiêm khắc, đặc biệt là khi chen ngang câu trả lời của HS có thể làm cho người học không muốn tham gia vào lớp học.

2) Sử dụng cả những câu hỏi theo kế hoạch và những câu hỏi mới nẩy sinh. Câu hỏi theo kế hoạch là những câu hỏi GV đã chuẩn bị để giới thiệu các khái niệm mới, tập trung thảo luận vào nội dung chính, chỉ đạo cuộc thảo luận bằng hướng dẫn cụ thể, hoặc xác định mức độ nhận thức của HS về chủ đề bài học. Còn các câu hỏi mới nẩy sinh xuất phát từ các cuộc thảo luận và các câu trả lời cụ thể của người học cho các câu hỏi trước đó. GV sử dụng cả hai loại câu hỏi này tạo cơ hội cho người học mở rộng hiểu biết và lĩnh hội được tri thức bài học một cách sâu sắc hơn.

3) Lựa chọn và sử dụng các câu hỏi với các mức tư duy khác nhau phù hợp đối tượng người học. Đánh giá trình độ của HS để lựa chọn các câu hỏi sao cho có thể phát huy được khả năng của người học. Một chiến lược tốt là bắt đầu với câu hỏi ở mức độ nhận biết và sau đó là các câu hỏi mức độ hiểu, các câu hỏi đòi hỏi mức tư duy cao hơn như phân tích, tổng hợp, đánh giá, sáng tạo để có thể khuyến khích tất cả các HS suy nghĩ, phát huy được khả năng của HS trong lớp. Việc chuyển dần từ câu hỏi đơn giản sang những câu hỏi khó hơn giúp người học phát triển khả năng nhận thức và kĩ năng tư duy phê phán. Muốn vậy, khi thiết kế câu hỏi cần dựa vào bảng phân loại nhận thức theo các mức độ và dựa vào các từ khóa để thiết kế được câu hỏi ở nhiều mức tư duy từ các mức tư duy bậc thấp tới các mức tư duy bậc cao.

4) Tránh các câu hỏi bẫy và câu hỏi chỉ yêu cầu một câu trả lời Có hoặc Không. Câu hỏi bẫy không đem lại hiệu quả cho người học và có xu hướng khuyến khích các câu

trả lời phù phiếm. Còn các câu hỏi chỉ yêu cầu trả lời Có hoặc Không thì HS trả lời mà không có sự hiểu biết đầy đủ và không có sự suy nghĩ về vấn đề được hỏi.

5) Câu hỏi đưa ra cho cả nhóm HS hoặc một HS ngẫu nhiên. Đưa ra câu hỏi cho toàn bộ nhóm HS và chờ đợi trước khi xác định một HS trả lời. Thời gian chờ đợi khuyến khích tất cả HS phải suy nghĩ về câu trả lời, bởi vì họ không biết ai sẽ được lựa chọn để trả lời. Để giữ cho tất cả HS chú ý và tham gia, chọn HS một cách ngẫu nhiên để trả lời các câu hỏi. Chọn cả những HS phát biểu và những HS khác để trả lời các câu hỏi. Chú ý tới những HS có biểu hiện ngại hoặc né tránh. Thỉnh thoảng gọi một HS trước khi đặt câu hỏi là một kĩ thuật có thể được sử dụng đối với những HS không chú ý vào bài học.

6) Sử dụng thời gian chờ phù hợp. Thời gian chờ là khoảng thời gian mà GV chờ cho HS suy nghĩ trước khi có câu trả lời cho một câu hỏi hoặc đặt ra một câu hỏi khác. Thời gian chờ ít nhất là 5 -10 giây để HS suy nghĩ tìm câu trả lời cho các câu hỏi. Tất nhiên, câu hỏi ở mức độ nhận thức cao hơn có xu hướng đòi hỏi thời gian chờ đợi lâu hơn. Nếu không có thời gian chờ phù hợp, thì ngay sau khi câu hỏi được trả lời, nó sẽ không còn thu hút được HS nữa. Có một số HS vẫn tiếp tục suy nghĩ, đặc biệt là nếu câu hỏi hấp dẫn, nhưng một khi HS nghe GV nói rằng đó là chính xác thì hầu hết trong số họ ngừng suy nghĩ về câu hỏi. Do đó, GV có thể nâng cao kĩ năng phân tích và giải quyết vấn đề của HS bằng cách cho phép đủ thời gian chờ đợi, cả sau khi đặt ra một câu hỏi và sau khi câu trả lời được đưa ra.

7) Phản ứng với câu trả lời của HS một cách phù hợp. Lắng nghe cẩn thận các câu trả lời của HS, không làm gián đoạn HS trong khi họ đang trả lời các câu hỏi, trừ khi họ đang đi lạc hướng nội dung bài học hoặc họ đang không tập trung vào bài học. Phản ứng tích cực (khen) với câu trả lời đúng của HS. Với câu trả lời sai, cần giúp HS nhận ra chỗ sai và lí do tại sao sai. Chỉ lặp lại câu trả lời của HS khi các HS khác không nghe rõ bởi vì nếu lặp lại nhiều sẽ lãng phí thời gian. Xử lý các câu trả lời không đầy đủ bằng cách củng cố những nội dung chính xác trong câu trả lời và sau đó hỏi thêm câu hỏi phụ tạo cơ hội cho HS suy nghĩ về các khía cạnh khác của vấn đề để có câu trả lời hoàn chỉnh hơn. Hãy đặt câu hỏi cho đến khi các mục tiêu học tập đã đạt được.

8) Khuyến khích HS tự đặt câu hỏi. Khi người học biết cách tự đặt câu hỏi học sẽ có cách học tốt hơn, hiểu vấn đề học tập một cách sâu sắc hơn, và quan trọng họ có cơ hội để khám phá chính khả năng của họ.

9) Kết nối hệ thống câu hỏi với các nội dung chính và theo tiến trình bài học để giữ cho người học luôn quan tâm. Khuyến khích các câu hỏi mở để phát huy khả năng tư duy sáng tạo của người học. GV cần thiết chấp nhận nhiều câu trả lời cho một câu hỏi, có thể là những câu trả lời mà GV chưa nghĩ tới.

10)Ngoài việc sử dụng các câu hỏi bám sát mục tiêu học tập thì cần có những câu hỏi định hướng cho việc học tiếp theo của HS. GV có thể đưa thêm các câu hỏi về nội dung sẽ học hay những nội dung khác có mối liên quan tới nội dung bài học để tạo thêm cơ hội cho người học tìm hiểu nhằm mở rộng hiểu biết của mình.

Sử dụng câu hỏi trong khâu dạy kiến thức mới [20] [38] [65] [71]

1) Dùng câu hỏi để định hướng vấn đề học tập: Khi nghiên cứu một vấn đề chứa đựng nhiều nội dung, GV cần định hướng cho người học bằng câu hỏi giúp người học xác định được vấn đề nào là cơ bản, đặc điểm nào là bản chất, cần tập trung đi sâu vào những khía cạnh nào của vấn đề…

Ví dụ:Khi dạy bài 11, Sinh học 10 “Vận chuyển các chất qua màng sinh chất” GV có thể định hướng vấn đề học tập như sau: Chúng ta đã biết cấu trúc của màng tế bào, vậy cấu trúc đó phù hợp với chức năng vận chuyển các chất qua màng sinh chất như thế nào? Có những hình thức vận chuyển nào qua màng? Các hình thức vận chuyển đó có gì giống và khác nhau? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm câu trả lời khi học bài hôm nay.

2) Dùng câu hỏi để gợi ý, giới hạn vấn đề cần trả lời: Một câu hỏi lớn được đặt ra bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau, nêu câu hỏi để gợi ra nhiều vấn đề nhỏ, giải quyết từng vấn đề nhỏ đó HS sẽ giải quyết được vấn đề lớn. Ví dụ: Từ câu hỏi có vấn đề: Vì sao cây mọc cố định tại một chỗ lại tìm hút được nước và muối khoáng ở trong đất? Vì nước và muối khoáng phân bố mọi nơi trong đất hay vì rễ có cấu tạo phù hợp với chức năng hút nước và muối khoáng? GV bổ sung các câu hỏi sau:

+ Mô tả cấu tạo bên ngoài của hệ rễ?

+ Tìm mối liên hệ giữa nguồn nước ở trong đất và sự phát triển của hệ rễ?

+ Hãy so sánh sự khác biệt trong sự phát triển hệ rễ cây trên cạn với cây thủy sinh?

+ Quan sát hình 1.1 và 1.2 trang 5 SGK Sinh học 11 kể tên các miền của rễ?

+ Nêu điểm cấu tạo của lông hút? Tìm các đặc điểm cấu tạo của lông hút phù hợp với chức năng hút nước và muối khoáng.

+ Rễ cây càng nhiều lông hút thì hiệu quả hút nước và muối khoáng càng cao. Vậy rễ cây không có lông hút cây có khả năng hút nước và muối khoáng không? Với những cây mà rễ không có lông hút như cây Thông, Sồi, Bèo… thì chúng sẽ hấp thụ nước và muối khoáng như thế nào?

3) Dùng câu hỏi để hướng dẫn người học quan sát (khai thác kiến thức từ phương tiện trực quan): Để định hướng cho HS trong quá trình quan sát, GV cần xây dựng các câu hỏi để người học biết mình cần quan sát cái gì và cần rút ra kết luận gì qua quan sát.

Ví dụ: Quan sát sơ đồ cấu trúc bậc 1, 2, 3 của phân tử prôtêin và chỉ rõ điểm đầu và điểm cuối của mạch pôlypeptit?

4) Dùng câu hỏi để phát triển kĩ năng tư duy: Trong dạy học, ngoài việc hướng tới mục tiêu về mặt kiến thức cần phải hướng tới mục tiêu về mặt tư duy. Đó là việc rèn luyện cho người học kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa. Ví dụ:

+ So sánh cấu trúc của AND và ARN về số mạch, số đơn phân, thành phần của một đơn phân, liên kết trong một đơn phân, liên kết giữa các đơn phân? (khả năng so sánh)

+ Vì sao nói lục lạp là bộ máy quang hợp của tế bào? (khả năng tổng hợp)

+ Vì sao nói mất rừng là mất tất cả? (khả năng suy luận)

+ Em hiểu như thế nào khi nói bảo vệ rừng là bảo vệ một tổ chức sống? (khả năng phân tích, đánh giá)

+ Có người cho rằng bảo vệ rừng là không được sử dụng bất cứ cái gì của rừng. Quan điểm của em như thế nào về vấn đề đó? (khả năng phân tích, tổng hợp)

+ Vì sao tim ngừng đập thì cơ thể chết, còn khi cơ thể chết tim vẫn có thể đập được? (khả năng đặt và giải quyết vấn đề)

5) Dùng câu hỏi để tổ chức HS tự nghiên cứu SGK: Dùng câu hỏi để tổ chức hoạt động tự lực nghiên cứu SGK của HS không chỉ rèn luyện cho các em biết đọc sách mà còn rèn luyện cho các em kĩ năng, kĩ xảo khi đọc sách và tài liệu tham khảo, làm cơ sở cho phương pháp tự học, chủ động lĩnh hội kiến thức, phát huy tính tích cực trong học tập của HS. Các câu hỏi này được xây dựng dựa trên nền tảng nội dung kiến thức giáo khoa từng bài học, trong một thời lượng nhất định nhằm định hướng quá trình nghiên cứu SGK của HS theo ý đồ, kinh nghiệm của GV. Các câu hỏi này được xây dựng theo một hệ thống lôgíc để từ việc tìm hiểu trong SGK, tài liệu tham khảo những nội dung có liên quan để trả lời các câu hỏi này HS sẽ tự lĩnh hội được kiến thức, tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu.

2.3.2. Rèn luyện kĩ năng sử dụng câu hỏi cho SV

2.3.2.1. Quy trình rèn luyện kĩ năng sử dụng câu hỏi

Sơ đồ 2.6. Quy trình rèn luyện kĩ năng sử dụng câu hỏi cho SV

 Giải thích quy trình

Bảng 2.8. Nội dung các bước rèn luyện tương ứng với hoạt động của GgV và SV

Bước Mục tiêu Hoạt động của GgV Hoạt động của SV 1.GgV hướng dẫn lí thuyết về sử dụng câu hỏi SV lĩnh hội và khắc sâu lí thuyết

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi cho sinh viên khoa sinh đại học sư phạm để dạy học sinh học (Trang 110 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(160 trang)
w