C. Giúp cá thể hóa cách học một cách tối ưu, tạo điều kiện cho HS
3. Theo Thầy (cô) thành phần của mỗi câu hỏi nói chung gồm:
A. Điều đã biết 0 0,0
B. Điều cần tìm 6 16,7
C. Cả điều đã biết và điều cần tìm 30 83,3
Câu 4. Theo Thầy (cô), nếu xét theo các mức độ nhận thức của HS thì có thể có những loại câu hỏi nào? Mục tiêu của câu hỏi này là đánh giá sự hiểu biết của GV về việc
phân loại câu hỏi theo các mức độ nhận thức của HS đặc biệt là cách phân loại câu hỏi theo Bloom. Hầu hết GV (30/36) đưa ra 4 loại câu hỏi theo 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, sáng tạo. Một số ít GV (6/36) còn nhầm lẫn sự phân loại câu hỏi theo mức độ nhận thức mà phân loại câu hỏi theo hình thức thể hiện. Đó là, câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Câu 5. Khi Thầy (cô) xây dựng câu hỏi, Thầy (cô) thường tiến hành theo mấy bước? Đó là những bước nào? Mục tiêu của câu hỏi này là đánh giá sự hiểu biết của GV về quy trình xây dựng câu hỏi. Đa số GV (27/36) đưa ra 3 bước xây dựng câu hỏi. Cách diễn đạt 3 bước có khác nhau nhưng nhìn chung có thể diễn đạt 3 bước đó là: Xác định mục tiêu; ra câu hỏi; tìm hướng trả lời câu hỏi. Trong số các GV được điều tra, có một số GV (9/36) không đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này. Như vậy, có thể thấy trong thực tế việc xây dựng câu hỏi là việc làm thường xuyên của GV nhưng GV hầu như không quan tâm tới việc đặt câu hỏi cần tuân theo một quy trình gồm các bước như thế nào, hoặc họ có thể xây dựng được câu hỏi nhưng lại lúng túng trong việc diễn đạt các thao tác để ra câu hỏi.
Câu 6. Theo Thầy (cô), câu hỏi tốt cần đảm bảo những tiêu chí nào? Mục tiêu của câu hỏi này là tìm hiểu xem GV đưa ra các tiêu chí như thế nào để đánh giá một câu hỏi tốt. Trong số các GV được điều tra, có 9/36 GV không đưa ra câu trả lời. Một số GV đưa ra được tiêu chí: diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, bám sát mục tiêu bài học, có tính chất gợi mở. Hầu hết GV chưa đưa ra được đầy đủ các tiêu chí như: câu hỏi nêu ra bám sát mục tiêu bài học; hướng vào nội dung cơ bản, trọng tâm của bài học; phát triển được các mức độ tư duy khác nhau ở HS; vừa sức, phù hợp với trình độ và năng lực khác nhau của HS, diễn đạt rõ ràng, chính xác, chỉ rõ được điều cần hỏi.
Ngoài ra, câu hỏi 18 nhằm mục đích đánh giá kĩ năng xây dựng câu hỏi của GV thông qua một nội dung cụ thể trong SGK Sinh học THPT.
Từ kết quả thể hiện trong bảng 1.2 và kết quả trả lời của các câu hỏi mở (câu 4, 5, 6 và 18) trong các phiếu điều tra, chúng tôi có những nhận định sơ bộ sau: Đa số GV trong số các GV được điều tra nhận thức đúng về vai trò của câu hỏi trong dạy học, về sự cần thiết của việc trang bị kĩ năng xây dựng câu hỏi, về thành phần của một câu hỏi. Tuy nhiên, có thể thấy rằng đa số GV chưa được trang bị lí thuyết về quy trình xây dựng câu hỏi nói cách khác là cách thức để có thể thiết kế được câu hỏi, điều đó dẫn tới kĩ năng xây dựng câu hỏi cho một nội dung cụ thể còn hạn chế. Hầu hết GV viết lại các câu hỏi ở cuối bài học trong SGK, một số câu hỏi khác SGK nhưng dường như hỏi chỉ để hỏi, câu hỏi đưa ra chưa đi sâu vào bản chất của nội dung kiến thức. GV chỉ viết ra câu hỏi nghĩa là chỉ thực hiện bước 3 trong quy trình, bỏ qua các bước xác định mục tiêu của đoạn nội dung cần xây dựng câu hỏi, xác định nội dung cần trả lời
cho câu hỏi xây dựng, do đó kéo theo cũng không có bước chỉnh sửa về nội dung và hình thức diễn đạt của câu hỏi. Số câu hỏi xây dựng được không những ít về số lượng mà chất lượng của câu hỏi cũng không cao. Hầu hết, GV chỉ xây dựng câu hỏi ở mức 1 (tái hiện), mức 2 (hiểu) và mức 3 (áp dụng) mà rất ít khi đặt và sử dụng câu hỏi ở các mức cao hơn (phân tích, đánh giá, sáng tạo). Điều đó cũng có nghĩa GV chỉ quan tâm tới câu hỏi ở những mức tư duy bậc thấp theo thang phân loại Bloom.
Vấn đề 2: Hiểu biết của GV trong việc sử dụng câu hỏi và kĩ năng sử dụng câu hỏi để dạy học Sinh học (câu 7 đến câu 10):
Bảng 1.3. Kết quả điều tra về hiểu biết lí thuyết và kĩ năng sử dụng câu hỏi của GV để dạy học Sinh học
Câu Nội dung Mức độ
Thường
xuyên thoảngThỉnh
Không bao giờ SL % SL % SL % 7. Khi soạn GA bài lên lớp dạy kiến thức mới, Thầy (cô) thường sử dụng loại câu hỏi nào trong các loại
câu hỏi sau và mức độ sử dụng các loại câu hỏi đó?
Câu hỏi tái hiện kiến thức (mức độ biết) 32 88,9 4 11,1 0 0,0
Câu hỏi mức độ hiểu 36 100,0 0 0,0 0 0,0
Câu hỏi mức độ áp dụng 36 100,0 0 0,0 0 0,0
Câu hỏi yêu cầu tổng hợp, phân tích, khái quát hoá,
hệ thống hoá 13 36,1 21 58,3 2 5,6
Câu hỏi yêu cầu phê phán, đánh giá 5 13,9 27 75,0 4 11,1 Câu hỏi kích thích tư duy sáng tạo 6 16,7 26 72,2 4 11,1