C. Giúp cá thể hóa cách học một cách tối ưu, tạo điều kiện cho HS
15. Nhận định của Thầy (cô) về kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi của giáo sinh thực tập tạ
sử dụng câu hỏi của giáo sinh thực tập tại trường (nếu có) những năm gần đây:
0 0,0 7 19,4 29 80,6
Kết quả bảng 1.4 cho thấy:
- Phần lớn GV (77,7%) tự đánh giá về khả năng xây dựng và sử dụng câu hỏi để dạy học của bản thân đạt mức thành thạo (khá). Tỉ lệ GV tự đánh giá ở mức rất thành thạo (tốt) và mức chưa thành thạo (cần cải tiến) chiếm tỉ lệ nhỏ (tương ứng là 8,3% và 14%). Điều này có nghĩa là, phần lớn GV khá tự tin về khả năng đặt câu hỏi của mình, tuy nhiên họ cũng thừa nhận sự hạn chế trong việc đặt các câu hỏi có chất lượng cao trong dạy học (các câu hỏi ở mức tư duy bậc cao). Theo chúng tôi, hoạt động dạy học phụ thuộc chủ yếu vào 2 yếu tố. Yếu tố quan trọng thứ nhất là nội dung kiến thức. Yếu tố thứ hai không kém phần quan trọng là phương pháp (hay kĩ năng sử dụng phương tiện để chuyển tải nội dung kiến thức). Có nhiều phương pháp như thuyết trình/ giảng giải, nêu vấn đề, khám phá, thí nghiệm… trong đó có phương pháp đặt câu hỏi. GV thường rất chú trọng tới yếu tố thứ nhất mà xem nhẹ yếu tố thứ hai. Do đó mà số liệu trên cũng đã phản ánh một vấn đề là số lượng GV quan tâm đúng mức tới cả hai yếu tố trên để cải tiến hiệu quả dạy học của mình là không nhiều kể cả GV đã công tác lâu năm.
- Với số liệu đánh giá kĩ năng sử dụng câu hỏi theo các tiêu chí từ 1 đến 10 (câu 13) chúng tôi thấy rằng, đa số GV tự đánh giá ở mức độ rất thành thạo về tiêu chí 1, 2 và 9 (chiếm từ hơn 80% đến gần 89%); ở mức thành thạo về tiêu chí 4 và 5; ở mức chưa thành thạo về tiêu chí 3, 6, 8 và 10 (dao động trong khoảng từ 61% đến gần 81%). Cũng từ bảng số liệu cho thấy, trong số các GV được điều tra, nhiều GV còn hạn chế trong kĩ thuật sử dụng câu hỏi để tổ chức các hoạt động học tập cho HS sao cho hiệu quả. Bên cạnh một số kĩ năng đã thành thạo hoặc rất thành thạo như: các câu hỏi sử dụng cần hướng vào giải quyết mục tiêu của bài học; tập trung làm rõ nội dung trọng tâm của bài học; đưa câu hỏi đúng lúc, phù hợp với các giai đoạn trong tiến trình dạy học; xử lí câu trả lời của HS (đúng, sai) một cách phù hợp, họ tự nhận thấy cần cải tiến trong các kĩ năng như: hệ thống câu hỏi sử dụng cần phù hợp với lôgíc nội dung từng phần của bài học; vừa sức, lôi cuốn được nhiều HS tham gia trả lời tạo không khí lớp học sôi nổi; có tính phân hóa, kích thích tư duy, tăng cường khả năng vận dụng kiến thức của người học; thể hiện sự thống nhất giữa mục tiêu – nội dung – phương pháp; có sự kết hợp với các phương pháp và PTDH khác; Câu hỏi đo lường được mức độ đạt mục tiêu bài học và có các câu hỏi định hướng được cho việc tự học tiếp theo.
- Đối việc đánh giá về kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi của GV mới ra trường và của giáo sinh thực tập những năm gần đây thì chỉ có tỉ lệ nhỏ GV (gần 20%) cho rằng GV mới ra trường có kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi ở mức khá (thành thạo) còn hầu hết GV (75% đến 81%) đưa ra nhận định rằng GV mới ra trường và giáo sinh thực tập cần cải tiến về kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi. Đây quả là con số không nhỏ chứng tỏ rằng SV các trường sư phạm ít được trang bị về kĩ thuật xây dựng, sử dụng câu hỏi trong lớp học. Nói cách khác là chương trình đào tạo của trường sư phạm chưa quan tâm thỏa đáng tới việc rèn luyện kĩ năng này một cách bài bản, có hệ thống cho SV, do đó chưa có sức lan tỏa tới một số lượng lớn SV khi ra trường.
Vấn đề 4: Khó khăn và mong muốn của GV trong việc nâng cao kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi (câu 16 và câu 17):
Bảng 1.5. Kết quả điều tra về khó khăn và mong muốn của GV trong việc nâng cao kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi
Câu Nội dung Số
lượng
Tỉ lệ (%) 16. Khó khăn mà Thầy (cô) thường gặp trong việc xây dựng và sử dụng câu hỏi để dạy học Sinh học là: