Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi cho sinh viên khoa sinh đại học sư phạm để dạy học sinh học (Trang 131 - 134)

- Thành lập các nhóm nhỏ, thường xuyên tập giảng cùng

v Các giáo án đã soạn Kết quả bài kiểm tra XÂY DỰNG câu hỏ

3.4.1.1. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm

Đối với đối tượng đánh giá là GgV: Tổng hợp kết quả phân loại SV thông qua kết quả bài kiểm tra xây dựng câu hỏi trước và sau thực nghiệm (Bài KT1.1 và Bài KT1.2) được thể hiện ở bảng 3.6:

Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả GgV đánh giá kĩ năng xây dựng câu hỏi của SV

Mức độ Khóa

Giỏi Khá Cần cải tiến

SL % SL % SL % K33 (53 SV) TTN 4 7,5% 21 39,6% 28 52,8% STN1 25 47,2% 23 43,4% 5 9,4% K34 (51 SV) TTN 1 2,0% 20 39,2% 30 58,8% STN1 33 64,7% 15 29,4% 3 5,9% K35 (56 SV) TTN 1 1,8% 20 35,7% 35 62,5% STN1 30 53,6% 20 35,7% 6 10,7% STN2 40 71,4% 14 25,0% 2 3,6% Tổng TTN 6 3,8% 61 38,1% 93 58,1%

(160 SV) STN1 88 55,0% 58 36,3% 14 8,8%

Để xem xét sự khác biệt kết quả trước và sau thực nghiệm có ý hay không chúng tôi dùng phép kiểm chứng Khi-bình phương. Kết quả kiểm chứng được thể hiện ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Bảng kiểm định Khi-bình phương (Chi-square test) sự sai khác giữa các mức độ của kĩ năng xây dựng câu hỏi TTN và STN (GV đánh giá)

Khóa Khi bình phương χ2 Trị số p Bậc tự do df

K33 31,33 1,57466E-07 2

K34 52,92 3,2207E-12 2

K35 47,64 4,51688E-11 2

Giá trị p tính được ở các khóa K33, K34 và K35 lần lượt là: 1,57466.10-7; 3,2207.10-12; 4,51688.10-11 đều nhỏ hơn giá trị cho phép của p là 0,05. Do đó, chênh lệch về kết quả TTN và STN là có ý nghĩa. Nói cách khác, các dữ liệu không xảy ra ngẫu nhiên mà kết quả thu được là do có sự tác động vào đối tượng.

Để trực quan hóa sự sai khác về các mức độ đạt được kĩ năng của SV ở mỗi khóa TTN và STT, chúng tôi dựa trên tỉ lệ phần trăm của từng khóa và tổng hợp của cả 3 khóa, xây dựng biểu đồ 3.1 và 3.2.

Số liệu trong bảng 3.6 và sự tương quan các cột thể hiện các mức độ Giỏi – Khá – Cần cải tiến của kĩ năng xây dựng câu hỏi trong biểu đồ 3.1 cho thấy, kĩ năng xây dựng câu hỏi đối với SV K33, K34 và K35 đều cho kết quả STN cao hơn TTN. Cụ thể:

- Đối với SV K33, số SV ở mức cần cải tiến TTN là 52,8%, STN số SV ở mức này giảm đi còn là 9,4%. Số SV đạt kết quả ở mức giỏi TTN rất thấp (7,5%), nhưng STN kết quả ở mức này tăng lên rõ rệt (47,2%).

- Đối với SV K34, số SV ở mức cần cải tiến TTN là 58,8%, STN số SV ở mức này giảm đi còn là 5,9%. Số SV đạt kết quả ở mức giỏi TTN rất thấp (2,0%), nhưng STN kết quả ở mức này tăng lên là 64,7%). Số SV đạt mức khá STN có giảm đi nhưng theo chúng tôi, đó là do số SV đạt mức khá tiến bộ lên mức giỏi, số SV có sự tiến bộ vượt bậc từ mức cần cải tiến lên mức giỏi.

- Riêng đối với SV K35, chúng tôi có điều kiện tiến hành thực nghiệm lần thứ 2. Kết quả STN2 trong bảng thể hiện rõ hơn sự tiến bộ của SV về kĩ năng xây dựng câu hỏi so với TTN. Cụ thể số SV đạt mức giỏi STN2 tăng từ 1,8% lên 71,4%, trong khi đó số SV đạt mức khá giảm từ 35,7% xuống 25,0%, ở mức cần cải tiến giảm đi từ 62,5% xuống còn tỉ lệ rất thấp 3,6%.

Tổng hợp kết quả của 3 khóa theo mức độ kĩ năng được thể hiện trong biểu đồ 3.2 cho thấy hiệu quả của việc rèn luyện kĩ năng xây dựng câu hỏi cho SV. STN đã có 55,0% SV đạt mức giỏi so với TTN chỉ có 3,8% SV đạt mức độ này. Kết quả đó chứng tỏ kĩ năng xây dựng câu hỏi của SV có sự tiến bộ rõ rệt.

Đối với đối tượng đánh giá là SV:

Như trên đã trình bày, chúng tôi cho SV tự đánh giá về kĩ năng xây dựng câu hỏi của mình thông qua minh chứng là các bài soạn mà SV đã tiến hành soạn với các tiêu chí mà chúng tôi đưa ra (Bảng 3.3. Phiếu tiêu chí đánh giá kĩ năng xây dựng câu hỏi). Tổng hợp kết quả phân loại SV thông qua kết quả SV tự đánh giá về kĩ năng xây dựng câu hỏi trước và sau thực nghiệm được thể hiện ở bảng 3.8. Kết quả kiểm định sự sai khác về mức độ đạt được của kĩ năng thể hiện ở bảng 3.9

Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả SVtự đánh giá kĩ năng xây dựng câu hỏi

Mức độ Khóa

Giỏi Khá Cần cải tiến

SL % SL % SL % K33 (53 SV) TTN 9 17,0% 30 56,6% 14 26,4% STN1 30 56,6% 21 39,6% 2 3,8% K34 (51 SV) TTN 6 11,8% 20 39,2% 25 49,0% STN1 30 58,8% 17 33,3% 4 7,8% K35 (56 SV) TTN 7 12,5% 30 53,6% 19 33,9% STN1 32 57,1% 18 32,1% 6 10,7% STN2 40 71,4% 16 28,6% 0 0,0% Tổng (160 SV) TTN 22 13,8% 80 50,0% 58 36,3% STN1 92 57,5% 56 35,0% 12 7,5%

Bảng 3.9. Bảng kiểm định Khi-bình phương sự sai khác giữa các mức độ của kĩ năng xây dựng câu hỏi TTN và STN (SV tự đánh giá)

Khóa Khi bình phương χ2 Trị số p Bậc tự do df

K33 23,81 6,77302E-06 2

K34 31,45 1,48146E-07 2

K35 25,79 2,51605E-06 2

Bảng 3.9 cho thấy, giá trị p tính được ở các khóa K33, 34 và 35 đều nhỏ hơn giá trị cho phép của p là 0,05. Do đó, chênh lệch về kết quả TTN và STN là có ý nghĩa. Hay kết quả thu được không phải ngẫu nhiên mà là do có sự tác động vào đối tượng.

Các biểu đồ 3.3 và 3.4 cung cấp hình ảnh trực quan thể hiện sự chênh lệch TTN và STN về các mức độ đạt được kĩ năng xây dựng câu hỏi của SV.

Qua bảng số liệu 3.8 và hai biểu đồ biểu diễn kết quả SV tự đánh giá kĩ năng xây dựng câu hỏi của mình theo từng khóa (biểu đồ 3.3) và biểu diễn kết quả tổng hợp cả 3 khóa (biểu đồ 3.4), đã cho thấy có sự khác biệt rất nhiều giữa trước và sau thực nghiệm. STN có sự tăng lên đáng kể số SV tự đánh giá ở mức giỏi (từ 13,8% lên 57,5%), số SV tự đánh giá ở mức cần cải tiến TTN là 36,3% đã giảm xuống còn 7,5% STN. Kết quả này chứng tỏ, SV tự tin hơn nhiều sau khi được trang bị lí thuyết về xây dựng câu hỏi, được luyện tập kĩ năng xây dựng câu hỏi.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi cho sinh viên khoa sinh đại học sư phạm để dạy học sinh học (Trang 131 - 134)