Nguyên tắc xây dựng câu hỏ

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi cho sinh viên khoa sinh đại học sư phạm để dạy học sinh học (Trang 61 - 62)

C. Chưa được trang bị lý thuyết về xây dựng và sử dụng câu hỏ

HỌC SƯ PHẠM ĐỂ DẠY HỌC SINH HỌC 2.1 KHÁI QUÁT MÔN PPDH SINH HỌC Ở TRƯỜNG ĐHSP

2.2.1.1. Nguyên tắc xây dựng câu hỏ

Hiệu quả của câu hỏi trong dạy học phụ thuộc nhiều vào việc xây dựng câu hỏi như thế nào. Do đó khi xây dựng câu hỏi trong khâu nghiên cứu tài liệu mới cần nắm vững một số nguyên tắc sau:

1) Bám sát mục tiêu dạy học: Mục tiêu là đích mà quá trình dạy học cần đạt được. Câu hỏi giúp cụ thể hoá mục tiêu dạy học, đồng thời là phương pháp tổ chức quá trình dạy học. Câu hỏi giúp kiểm tra đánh giá kết quả đạt mục tiêu của hoạt động dạy học và điều chỉnh quá trình tiến tới mục tiêu dạy học. Vì vậy, nguyên tắc đầu tiên khi xây dựng câu hỏi là phải bám sát mục tiêu dạy học để tránh đặt những câu hỏi lan man, không đúng trọng tâm.

2) Đảm bảo nội dung khoa học, cơ bản, chính xác của kiến thức: Câu hỏi dùng để mã hoá nội dung bài học nên chúng cần được xây dựng đảm bảo tính chính xác, khoa học. Do đó, phải nắm vững kiến thức thì khi xây dựng câu hỏi mới đảm bảo được nội dung khoa học, chính xác của kiến thức mà HS cần lĩnh hội và mới đạt được mục tiêu dạy học.

3) Phát huy được tính tích cực trong học tập của HS: Mâu thuẫn là động lực chủ yếu của quá trình phát triển mọi sự vật, nên mâu thuẫn cũng là động lực chủ yếu

của nhận thức. Từ mâu thuẫn khách quan chuyển thành mâu thuẫn chủ quan dưới dạng câu hỏi trong dạy học đó chính là vấn đề học tập. Vấn đề học tập là những tình huống có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết với cái chưa biết, và mâu thuẫn này đòi hỏi phải được giải quyết. Khi giải quyết được vấn đề nghĩa là đã trả lời được câu hỏi. Khi đó HS đã lĩnh hội được tri thức mới.

Vậy khi xây dựng câu hỏi thì điều quan trọng là câu hỏi phải phát huy được tính tích cực học tập của HS. Muốn vậy câu hỏi đó phải là những tình huống có vấn đề, được HS chấp nhận như một “vấn đề học tập” mà họ cần và có thể giải quyết được, kết quả là phát huy tính tích cực học tập của HS, giúp HS lĩnh hội được tri thức mới, phát triển tư duy.

4) Phù hợp với trình độ đối tượng HS: Đặt câu hỏi có ý nghĩa về PPDH. Yếu tố quyết định sự thành công của phương pháp này là thiết kế hệ thống câu hỏi sao cho phù hợp với trình độ phát triển tâm sinh lí của HS. Trình độ câu hỏi phải cao hơn so với trình độ phát triển trí tuệ của HS. Cách hỏi và thời điểm hỏi cũng là một yếu tố cần lưu ý. Nếu xây dựng được hệ thống câu hỏi có chất lượng, sử dụng chúng hợp lí, GV sẽ nhanh chóng định hướng được người học vào nội dung chính, kích thích sự vận động của tư duy và kiểm tra được trình độ về kiến thức, kĩ năng của người học.

Như vậy, tùy trình độ của đối tượng HS mà xây dựng câu hỏi về số lượng và chất lượng cho phù hợp. Nói cách khác, câu hỏi phải vừa sức với HS để hạn chế sự chán nản từ phía người học. Trong mỗi tiết học hay phần học, câu hỏi đặt ra phải đi từ dễ đến khó, nội dung yêu cầu của câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác.

5) Phản ánh được tính hệ thống và khái quát: Nội dung kiến thức trong từng phần, từng chương và trong từng bài đều được trình bày theo một trật tự lôgíc có hệ thống. Tính hệ thống đó được quy định bởi chính nội dung khoa học và bởi lôgíc hệ thống của bản thân hoạt động tư duy của người học. Do đó, câu hỏi khi xây dựng cũng phải theo một trật tự lôgíc hệ thống cho từng nội dung SGK, cho một bài, một chương, một phần hay cả chương trình môn học. Nắm vững được tính lôgíc sẽ có tác dụng trong việc xây dựng các câu hỏi, tạo điều kiện cho HS phát triển tư duy. Thêm vào đó, mỗi câu hỏi hay một nhóm câu hỏi phải xây dựng sao cho khi trả lời HS sẽ nhận được một lượng kiến thức nhất định và theo hệ thống về một chủ đề trọn vẹn.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi cho sinh viên khoa sinh đại học sư phạm để dạy học sinh học (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(160 trang)
w