Sinh viên suy nghĩ về những

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi cho sinh viên khoa sinh đại học sư phạm để dạy học sinh học (Trang 86 - 91)

- SV tự đánh giá, tự điều chỉnh và luyện tập thêm để nâng cao

6. Sinh viên suy nghĩ về những

nghĩ về những gì đã học

GgV đánh giá các bước và tạo cho SV cơ hội để xem xét lại những gì họ đã học được từ việc tự đặt câu hỏi, cải thiện, chỉnh sửa câu hỏi, và ưu tiên lựa chọn các câu hỏi của họ.

GgV có thể sử dụng QFT tại các thời điểm khác nhau: giới thiệu một đơn vị kiến thức mới; để đánh giá kiến thức của người học xem những gì họ cần phải hiểu rõ hơn, và thậm chí để kết luận cho một chủ đề bài học. Với người học, có thể sử dụng QFT để phát triển các thí nghiệm khoa học, tạo ra các dự án nghiên cứu của mình, bắt đầu nghiên cứu về một chủ đề mà GgV phân công, chuẩn bị để viết một bài luận, phân tích từ một vấn đề, suy nghĩ sâu sắc hơn về một chủ đề, chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn…

Kỹ thuật này có thể được sử dụng cho mọi lứa tuổi. Hiệu quả của việc sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi là gợi được sự tò mò, kích thích sự quan tâm và tạo động cơ thúc đẩy người học tìm kiếm thông tin mới. Người học tham gia đặt câu hỏi ngoài việc làm rõ được các khái niệm, hiểu được những điểm chính của bài học còn tăng cường kĩ năng giải quyết vấn đề và khuyến khích người học suy nghĩ ở mức độ nhận thức cao hơn. Việc thực hành quy trình 6 bước giúp người học không chỉ lĩnh hội được kiến thức bài học mà còn giúp họ phát triển khả năng tư duy.

Chúng tôi cũng đã sử dụng những nội dung của quy trình trên đây, tóm lược nội dung trong một “thẻ bỏ túi” (Thẻ 6 bước thực hành rèn luyện kĩ năng tự đặt câu hỏi – Thẻ số 2.2 Phụ lục 5) và phát cho SV trong suốt quá trình rèn luyện kĩ năng xây dựng câu hỏi.

Ví dụ sử dụng quy trình ngược rèn luyện SV kĩ năng tự xây dựng câu hỏi Dạy và học chủ đề “Thoát hơi nước” Bài 3, Sinh học 11:

Bước 1: Giảng viên đưa ra câu hỏi trọng tâm, định hướng việc đặt câu hỏi theo mạch nội dung và theo các mức tư duy

GgV nêu vấn đề: Ở cây Ngô, người ta thấy rằng cây hấp thụ 1000g nước nhưng chỉ có 10g nước được sử dụng để tạo chất hữu cơ. Vậy lượng nước còn lại (990g) đi đâu? SV: Thoát ra ngoài không khí

GgV: Giới thiệu chủ đề cần tìm hiểu: Thoát hơi nước ở thực vật.

Bước 2. Sinh viên tự đặt câu hỏi dưới sự định hướng của giảng viên

GgV định hướng SV đặt câu hỏi theo trình tự: câu hỏi cho chủ đề => câu hỏi cho bài học => câu hỏi cho từng mức độ tư duy.

GgV: chia nhóm SV, nêu 4 quy tắc xây dựng câu hỏi là: đặt tất cả các câu hỏi có thể; không dừng lại để thảo luận, đánh giá hay trả lời bất kỳ câu hỏi nào; ghi lại tất cả các câu hỏi một cách chính xác và trung thực; chuyển tất cả các câu khẳng định thành câu hỏi.

SV làm việc theo nhóm, suy nghĩ về chủ đề bài học, kết hợp thông tin Bài 3 trong SGK Sinh học 11 đặt tất cả các câu hỏi có thể liên quan đến chủ đề Thoát hơi nước. Ví dụ:

1) Thoát hơi nước là gì?

2) Thoát hơi nước diễn ra ở bộ phận nào của cây?

3) Bằng cách nào nước có thể thoát ra ngoài không khí qua lá?

4) Cấu tạo của lá có gì đặc biệt? Cấu tạo của lá có liên quan như thế nào tới chức năng thoát hơi nước?

5) Khí khổng phân bố ở đâu trên bề mặt lá? Khí khổng có cấu tạo thế nào? Sự đóng mở khí khổng có ảnh hưởng thế nào tới quá trình thoát hơi nước?

6) Trình bày cơ chế của quá trình thoát hơi nước?

7) Thoát hơi nước diễn ra qua những con đường nào? Đặc điểm của mỗi con đường đó?

8) Vì sao cây mới trồng người ta thường ngắt bớt lá?

9) …

Bước 3. Sinh viên cải thiện các câu hỏi của họ

GgV: Trên cơ sở các câu hỏi đã xây dựng được, GgV yêu cầu các nhóm xem xét lại các câu hỏi của nhóm mình theo định hướng ở bước 1. Theo đó, lần lượt là: câu hỏi cho chủ đề => câu hỏi cho bài học => câu hỏi cho từng mức độ tư duy

SV thảo luận trong nhóm để xem xét các câu hỏi về hình thức diễn đạt, về loại câu hỏi, về mức độ của câu hỏi, biến đổi độ khó của câu hỏi, biến đổi loại câu hỏi (từ câu hỏi đóng sang câu hỏi mở hoặc ngược lại…). Trên cơ sở đó, chỉnh sửa câu hỏi nếu thấy cần thiết.

Bước 4. Sinh viên lựa chọn các câu hỏi của họ

GgV dựa vào kế hoạch bài học, hướng dẫn các nhóm SV lựa chọn các câu hỏi tùy vào nội dung và yêu cầu của chủ đề. Ví dụ:

Nhóm 2: Tìm hiểu nội dung “vai trò của thoát hơi nước”;

Nhóm 3: Tìm hiểu nội dung “các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình thoát hơi nước”

SV tập trung suy nghĩ để lựa chọn câu hỏi theo chủ đề được giao và trả lời các câu hỏi nhằm thu được thông tin cần thiết liên quan tới nội dung chủ đề bài học.

Bước 5. Sinh viên và giảng viên quyết định các bước tiếp theo

GgV: tổ chức cho SV thảo luận tập thể để quyết định lựa chọn các câu hỏi theo từng chủ đề nhỏ của bài học, đặc biệt lưu ý tới mục tiêu và nội dung trọng tâm của bài học để yêu cầu lựa chọn câu hỏi cho phù hợp.

SV: dựa trên yêu cầu nội dung bài học, hình dung đối tượng HS sẽ dạy để quyết định việc lựa chọn và sử dụng các câu hỏi cần thiết cho từng chủ đề bài học.

Bước 6. Sinh viên suy nghĩ về những gì đã học

GgV nhận xét, đánh giá quá trình đặt câu hỏi của SV, đánh giá quá trình học từ các câu hỏi mà SV tự xây dựng.

SV xem xét lại những gì họ đã học được từ việc tự đặt câu hỏi, cải thiện, chỉnh sửa câu hỏi, và ưu tiên lựa chọn các câu hỏi của họ. Nội dung bài học mà họ lĩnh hội được từ việc đặt câu hỏi cũng chính là nội dung cần tổ chức cho HS lĩnh hội.

Như vậy, qua việc đặt câu hỏi họ không chỉ biết được yêu cầu của bài học, yêu cầu về nội dung mà HS cần lĩnh hội, mà họ còn hình dung được cách thức tổ chức các hoạt động học tập cho người học để đạt mục tiêu bài học.

2.2.2.2. Biện pháp rèn luyện kĩ năng xây dựng câu hỏi

Một số định hướng chung rèn luyện kĩ năng xây dựng câu hỏi cho SV

Một là, thông qua các hoạt động dạy học các phân môn PPDH trong chương trình đào tạo: Kĩ năng xây dựng câu hỏi là một trong rất nhiều kĩ năng dạy học cần có đối với một GV nói chung, với một GV Sinh học nói riêng. Do đó, việc tổ chức rèn luyện cho SV kĩ năng xây dựng câu hỏi là rất cần thiết. GgV có thể tổ chức rèn luyện cho SV bằng cách thực hiện cùng với nội dung của các phân môn phương pháp dạy học như Lí luận dạy học Sinh học, PPDH Sinh học 10, 11, 12, nói cách khác là tích hợp việc rèn luyện kĩ năng xây dựng câu hỏi trong các phân môn PPDH. Chúng tôi cũng đã nêu những cơ hội có thể tích hợp việc rèn luyện kĩ năng xây dựng câu hỏi cho SV trong từng học phần PPDH thể hiện ở bảng 2.1 Phụ lục 2 của luận án. Qua các buổi học lí thuyết GgV sẽ cung cấp cho các em lí thuyết về câu hỏi, về quy trình xây dựng câu hỏi. Qua các buổi thực hành giảng tập, SV vận dụng lí thuyết để xây dựng câu hỏi cho nội dung bài học cụ thể trong SGK Sinh học 10, 11, 12. Khi đã xây dựng được các câu hỏi thì sẽ sắp xếp, tổ chức các câu hỏi đó thông qua việc thiết kế giáo án, thực hành giảng các bài đó để đánh giá hiệu quả của hệ thống các câu hỏi đã xây dựng.

Đồng thời, tạo điều kiện cho SV tự đánh giá, bổ sung, rút kinh nghiệm trong việc rèn luyện kĩ năng. Kết quả là việc rèn luyện kĩ năng được rút ngắn và thành thạo hơn.

Hai là, tạo thành một phần, một chương hay một mục trong phân môn PPDH: Theo chúng tôi, cũng có thể tổ chức rèn luyện kĩ năng xây dựng câu hỏi cho SV bằng cách đưa nội dung rèn luyện cấu thành một phần hoặc một chương trong phân môn PPDH Sinh học. SV ĐHSP sẽ được học PPDH bắt đầu từ năm thứ 3, do đó có thể đưa nội dung rèn luyện vào ngay phân môn Lí luận dạy học Sinh học. Như thế, SV sẽ sớm được tiếp xúc với quy trình xây dựng và sử dụng câu hỏi, mặt khác sẽ có nhiều thời gian hơn để luyện tập thông qua các buổi thực hành về phương pháp. Kết quả là SV được rèn luyện kĩ năng một cách nhuần nhuyễn hơn.

Ba là, tổ chức thành các buổi ngoại khóa rèn luyện nghiệp vụ sư phạm: Tổ chức thành các buổi ngoại khoá rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cũng là một cách hay để rèn luyện các kĩ năng dạy học nói chung, kĩ năng xây dựng câu hỏi nói riêng cho SV. Trong các buổi ngoại khoá này, GgV sẽ cung cấp lí thuyết liên quan tới câu hỏi, quy trình xây dựng câu hỏi cho SV. SV dựa trên cơ sở lí thuyết và phân tích tài liệu giáo khoa sẽ hoàn thành hệ thống các bài tập rèn kĩ năng mà GgV biên soạn sẵn, hoàn thành các yêu cầu về soạn giáo án. Tuy nhiên, biện pháp này không phải bao giờ cũng tiến hành được, và cũng sẽ khó mang lại hiệu quả như mong muốn. Lí do là SV có thể sẽ không tham gia nhiệt tình, không hoàn thành hết các bài tập mà có khi chỉ làm để đối phó, tâm lí không phải môn học, không thi nên sẽ không đầu tư về thời gian cũng như về trí tuệ. Do đó, nếu GgV tổ chức rèn luyện cho SV theo cách này thì trước hết cần phải cho SV thấy được ý nghĩa của các buổi ngoại khoá đó, phải cho họ thấy được lợi ích liên quan tới nghiệp vụ sư phạm của họ, tới tay nghề của họ trong tương lai.

Theo chúng tôi, trong ba hình thức trên thì hình thức thứ hai có hiệu quả hơn cả vì khi tạo thành một chương hay một phần trong phân môn PPDH Sinh học thì việc tổ chức rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi cho SV có hệ thống hơn, làm cơ sở để họ biết cách tự rèn luyện các kĩ năng dạy học khác. Mặt khác, nếu là một chương hay một phần học thì sẽ có trong nội dung thi cử để kiểm tra, đánh giá nên SV sẽ học một cách nghiêm túc hơn, tích cực hơn trong việc hoàn thành bài tập rèn luyện kĩ năng. Tuy vậy, tuỳ theo tình hình ta có thể lựa chọn một trong ba hình thức nêu trên, hoặc kết hợp cả 3 hình thức để mang lại hiệu quả cao nhất. Song dù với hình thức nào thì GgV cũng cần phải biên soạn hệ thống các bài tập rèn kĩ năng để giao cho SV tự lực hoàn thành sau buổi cung cấp và hướng dẫn lí thuyết.

Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành rèn luyện kĩ năng xây dựng câu hỏi cho SV thông qua các hoạt động dạy học của phân môn PPDH, cụ thể là phân môn PPDH Sinh học 10 và PPDH Sinh học 11 – THPT.

Biện pháp cụ thể rèn luyện kĩ năng xây dựng câu hỏi

Biện pháp cụ thể rèn luyện kĩ năng xây dựng câu hỏi có thể hiểu là cách thức về mặt kĩ thuật để có thể tạo ra các câu hỏi. Như đã trình bày trong mục 1.2.1.4. Phân loại câu hỏi, chúng tôi sử dụng cách phân loại câu hỏi dựa theo yêu cầu về mặt năng lực nhận thức của Bloom. Theo đó, có 6 loại câu hỏi ứng với 6 mức độ tư duy trong thang phân loại của Bloom. Vì thế trong mục này, chúng tôi đưa ra bảng thể hiện mối quan hệ giữa từng bậc tư duy với các mức của động từ và các mức độ của câu hỏi, gợi ý cách diễn đạt câu hỏi theo từng mức độ nhận thức đó. SV sử dụng bảng này để xác định mục tiêu bài học, định hướng xây dựng các loại câu hỏi theo các mức tư duy từ thấp đến cao.

Bảng 2.7. Bảng tham khảo các động từ với các mức độ của câu hỏi

(Cue Questions Based on Blooms’ Revised Taxonomy of Critical Thinking [88])

Phân loại Ví dụ và các từ khóa (Key Words / signal

phrases) Gợi ý các từ để hỏi

1. Biết

(Knowledge/Rememb ering):

Nhớ lại và tái hiện lại những thông tin đã học:

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi cho sinh viên khoa sinh đại học sư phạm để dạy học sinh học (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(160 trang)
w