Thiếu thời gian suy nghĩ, đầu tư cho bài giảng và không có hứng

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi cho sinh viên khoa sinh đại học sư phạm để dạy học sinh học (Trang 51 - 56)

thú chuyên môn 9 25,0

D. Khó khăn khác 0 0,0

17. Liên quan tới việc xây dựng và sử dụng câu hỏi, Thầy (cô) có mong muốn gì trong công tác giảng dạy của bản thân: của bản thân:

A. Được tập huấn, bồi dưỡng về kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi 20 55,5B. Được cung cấp tài liệu về kĩ thuật xây dựng và sử dụng câu hỏi trong dạy học 15 41,7 B. Được cung cấp tài liệu về kĩ thuật xây dựng và sử dụng câu hỏi trong dạy học 15 41,7 C. Không cần thiết vì có thể tự mình xây dựng và sử dụng câu hỏi một cách thành

thạo 1 2,8

D. Mong muốn khác: … 0 0,0

Kết quả bảng 1.5 cho thấy:

- Một số GV (25%) cho rằng họ chưa được trang bị một cách bài bản và hệ thống về kĩ thuật đặt và sử dụng câu hỏi. Đó chính là khó khăn trong việc nâng cao kĩ năng này. Một số khác thì cho rằng họ thiếu thời gian suy nghĩ, đầu tư cho bài giảng do phải dạy quá nhiều tiết trong một tuần và cũng ít có hứng thú chuyên môn. Phần đa GV (50%) cho rằng trình độ HS không cho phép xây dựng và sử dụng nhiều câu hỏi trong bài giảng, trình độ HS không tạo cho họ áp lực phải nâng cao kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi. Đây có lẽ là một sự nhận định thiếu khách quan và toàn diện. Theo chúng tôi, vấn đề không phải ở trình độ của HS, cũng không phải ở phương pháp đặt câu hỏi mà ở vấn đề GV chưa có được những ý tưởng sâu sắc về việc đặt câu hỏi hiệu quả.

- Hơn 50% GV có mong muốn được tập huấn, bồi dưỡng kĩ năng đặt, sử dụng câu hỏi hoặc được cung cấp tài liệu về kĩ thuật này để họ có thể tự nâng cao kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi trong dạy học.

1.3.1.3. Kết luận về thực trạng kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi của GV

Từ kết quả thu được khi điều tra về các vấn đề liên quan, trên cơ sở phân tích số liệu điều tra chúng tôi đưa ra một số kết luận về thực trạng kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi để dạy học của GV như sau:

Thứ nhất, nhìn chung GV đã có nhận thức đúng về vai trò, thành phần của câu hỏi, quy trình xây dựng câu hỏi, tiêu chí chất lượng của câu hỏi nhưng chưa thật sâu sắc. Mặc dù GV đã được học về câu hỏi và sử dụng câu hỏi trong dạy học khi họ còn ở trường ĐHSP song chưa thật đầy đủ và có hệ thống nên khả năng xây dựng và sử dụng câu hỏi trong dạy học đặc biệt là câu hỏi ở các mức tư duy bậc cao còn hạn chế. Có nhiều nguyên nhân song có thể kể đến một số nguyên nhân sau: Do hạn chế về thời gian với số lượng giáo án phải soạn lên lớp là khá nhiều trong một tuần (đặc biệt đối với những GV mới ra trường) nên chưa có thời gian đầu tư suy nghĩ cho việc xây dựng hệ thống câu hỏi có chất lượng; nhiều GV còn ngại khó, sợ mất thời gian, ngại suy nghĩ đầu tư cho chuyên môn của mình; còn hạn chế trong việc nghiên cứu, áp dụng, tìm tòi kiến thức về PPDH; ngại tham gia các buổi bồi dưỡng thường xuyên vì cho rằng không có hiệu quả; nhiều GV cho rằng chỉ nên đặt câu hỏi cho những HS giỏi, còn với HS bình thường thì hỏi chỉ làm mất thời gian; tài liệu bồi dưỡng kĩ năng dạy học cho GV chưa nhiều và chưa được phổ biến rộng rãi; mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức của mỗi bài học với thời gian của mỗi tiết dạy; tâm lí HS coi Sinh học là môn phụ nên không hứng thú, lười học, lười suy nghĩ; HS đã quen với việc học thuộc nội dung mà chưa chú ý đến việc phân tích, chứng minh bản chất của nội dung. Mặt khác, quá trình bồi dưỡng thường xuyên và chuẩn hoá kiến thức cho GV còn chưa được thường xuyên và kịp thời. Chính vì những nguyên nhân vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan nêu trên mà kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi trong dạy học môn Sinh học của nhiều GV ở nhiều trường phổ thông hiện nay còn chưa cao. Câu hỏi được xây dựng một cách vụn vặt, số lượng câu hỏi ít, chất lượng câu hỏi chưa đảm bảo nên việc sử dụng câu hỏi chưa đạt hiệu quả cao trong dạy học.

Thứ hai, phần lớn GV phổ thông chưa được đào tạo một cách có hệ thống về cách đặt câu hỏi đối với HS dựa trên thuyết phân loại Bloom và cách thức sử dụng câu hỏi có chiều sâu trên lớp – cái vốn được coi là nền tảng cho công việc dạy học của họ.

Thứ ba, đa số GV thường đặt câu hỏi cho HS dựa trên kinh nghiệm của bản thân. GV tiếp thu, bắt chước cách đặt câu hỏi của thầy cô mà họ đã từng học khi còn là HS hoặc từ các đồng nghiệp khi họ ra công tác. Chính bởi đặt câu hỏi dựa trên trực

giác dẫn tới việc sử dụng câu hỏi không hoặc ít có hiệu quả, ảnh hưởng tới chất lượng lĩnh hội kiến thức của HS và là một trong những nguyên nhân dẫn tới môi trường học tập thiếu sự hợp tác giữa HS và GV. Kĩ năng đặt câu hỏi sẽ làm tăng khả năng phân tích, nâng cao khả năng hiểu biết, khuyến khích sự tham gia của HS trong lớp học.

Như vậy, từ thực trạng về kĩ năng xây dựng, sử dụng câu hỏi của GV phổ thông, từ sự phân tích kết quả và xác định nguyên nhân của thực trạng đó, chúng tôi nhận thấy rằng: việc rèn luyện kĩ năng dạy học nói chung và kĩ năng xây dựng, sử dụng câu hỏi nói riêng cho SV ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường là việc làm hết sức cần thiết.

1.3.2. Thực trạng kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi của SV khoa Sinh học - ĐHSP ĐHSP

1.3.2.1. Mục tiêu, nội dung và phương pháp điều tra

Chúng tôi đã tiến hành điều tra về kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi trên đối tượng là SV khoa Sinh - KTNN trường ĐHSP Hà Nội 2 gồm: SV năm thứ 4 (K32 - niên khóa 2006 – 2010), SV năm thứ 3 các khóa K33 (niên khóa 2007 – 2011), K34 (niên khóa 2008 – 2012) và K35 (niên khóa 2009 – 2013) với tổng số SV được điều tra là 206.

Các nội dung điều tra được cụ thể trong bộ câu hỏi gồm 16 câu có cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở được thiết kế trong một phiếu điều tra (Phiếu số 2 - Phụ lục 1) dựa trên 3 vấn đề chính sau:

1) Hiểu biết của SV trong việc xây dựng, sử dụng câu hỏi trong dạy học (những hiểu biết về lí thuyết) và khả năng vận dụng những hiểu biết của bản thân về lí thuyết xây dựng câu hỏi cho một nội dung cụ thể trong SGK THPT;

2) SV tự đánh giá kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi của bản thân;

3) Khó khăn và mong muốn của SV trong việc nâng cao kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi.

1.3.2.2. Kết quả và phân tích

Số phiếu phát ra là 206 trong đó 160 phiếu cho SV năm thứ 3, 46 phiếu cho SV năm thứ 4, số phiếu thu về là 206. Tổng hợp và phân tích dữ liệu trong các phiếu điều tra chúng tôi thu được kết quả về các vấn đề nghiên cứu như sau:

Vấn đề 1: Hiểu biết của SV trong việc xây dựng, sử dụng câu hỏi trong dạy học (những hiểu biết về lí thuyết) và khả năng vận dụng những hiểu biết của bản thân về lí thuyết xây dựng câu hỏi cho một nội dung cụ thể trong SGK THPT (câu 1 đến câu 10 và câu 16):

Với 11 câu hỏi trong đó chủ yếu là câu hỏi mở, chỉ có 2 câu hỏi (3 và 6) là câu hỏi đóng được thiết kế nhằm mục đích tìm hiểu, đánh giá sự hiểu biết của SV về lí

thuyết xây dựng và sử dụng câu hỏi trong dạy học cũng như khả năng vận dụng những hiểu biết của bản thân SV để xây dựng câu hỏi cho một nội dung cụ thể trong SGK Sinh học THPT (câu 16). Khi tiến hành phân tích dữ liệu từ câu trả lời cho các câu hỏi trong các phiếu điều tra thu được của SV, chúng tôi đã tiến hành phân loại SV theo 3 mức độ từ thấp đến cao. Theo đó, 3 mức độ là:

- Mức 1: Chưa có lí thuyết, kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi chưa thành thạo. SV được xếp vào mức 1 nếu không có câu trả lời hoặc trả lời nhưng chưa đúng hoặc chỉ đúng một phần cho các câu hỏi mở thuộc nội dung vấn đề 1. Số câu hỏi thiết kế được trong câu 16 ít hơn 3, câu hỏi chưa đảm bảo về nội dung cũng như hình thức diễn đạt.

- Mức 2: Hiểu lí thuyết nhưng chưa sâu, kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi thành thạo. SV được xếp vào mức 2 nếu có câu trả lời đúng cho các câu hỏi 1, 2, 7, 8 nhưng đối với câu hỏi 4 và 5 thì có câu trả lời chỉ đúng một phần. Ngoài ra, số câu hỏi thiết kế được trong câu 16 từ 3- 5 câu, câu hỏi đã khai thác được nội dung kiến thức nhưng mới chỉ ở các mức nhận biết, hiểu và áp dụng.

- Mức 3: Thông hiểu lí thuyết, có kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi rất thành thạo. SV được xếp vào mức này nếu có câu trả lời đúng và đủ cho các câu hỏi 1, 2, 4, 5, 7, 8. Ngoài ra, số câu hỏi thiết kế được trong câu 16 từ 5 câu trở lên, câu hỏi khai thác được nội dung kiến thức và phát huy được không chỉ tư duy bậc thấp mà còn phát huy được tư duy bậc cao ở HS nghĩa là có cả câu hỏi ở các mức phân tích, đánh giá và sáng tạo.

Kết quả phân loại và đếm số lượng SV theo các mức được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.6. Kết quả điều tra về hiểu biết lí thuyết và khả năng vận dụng lí thuyết để xây dựng và sử dụng câu hỏi của SV

Mức

Kết quả Tổng số Mức 1 Mức 2 Mức 3

Số lượng 206 164 42 0

% 100 79,6 20,4 0,0

Qua bảng số liệu trên ta thấy, số SV ở mức 1 là rất lớn (164/206 SV chiếm 79,6%). SV có lí thuyết về câu hỏi và có kĩ năng xây dựng, sử dụng câu hỏi thành thạo mới chỉ đạt gần 21%. Trong số 206 SV, không có SV nào thông hiểu lí thuyết, có kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi ở mức rất thành thạo (mức 3). Minh chứng là, khi được hỏi về các bước trong quy trình xây dựng câu hỏi (câu 5) thì 100% SV không đưa ra được một quy trình đúng và đầy đủ. Điều đó chứng tỏ rằng, SV chưa được trang bị về lí thuyết xây dựng câu hỏi, do đó kĩ năng xây dựng câu hỏi còn rất yếu. Một số SV xây dựng được các câu hỏi hay, có tác dụng phát huy tính tích cực của HS nhưng

số lượng câu hỏi còn rất hạn chế, họ dựa vào sự phân tích nội dung kiến thức SGK để đưa ra các câu hỏi. Nhưng khi trả lời cho câu hỏi nêu các bước xây dựng câu hỏi thì họ cũng không nêu ra được quy trình đúng thể hiện các thao tác ra câu hỏi. Ngoài ra, với kết quả của câu 16 về xây dựng câu hỏi cho một nội dung cụ thể thuộc SGK Sinh học THPT, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết SV viết lại các câu hỏi ở mục “câu hỏi và bài tập” trong SGK, số câu hỏi tự đặt được là rất ít, nếu có thì câu hỏi còn vụn vặt, diễn đạt câu hỏi lủng củng, dài dòng, chưa nêu bật được điều cần hỏi. Đa số SV mới chỉ đặt được các câu hỏi ở mức tái hiện, mức hiểu và mức áp dụng. Đặc biệt, chưa có hoặc rất ít các câu hỏi đòi hỏi mức tư duy bậc cao (phân tích, đánh giá, sáng tạo).

Vấn đề 2: SV tự đánh giá kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi của bản thân (câu 11, 12 và 13):

Bảng 1.7. Kết quả điều tra SV tự đánh giá kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi

Câu Nội dung Mức độ

Rất thành thạo (Tốt) Thành thạo (Khá) Chưa thành thạo (Cần cải tiến) SL % SL % SL % 11 Việc xây dựng các câu hỏi nêu vấn đề (câu hỏi kích

thích được sự suy nghĩ, tìm tòi kiến thức của HS) đối với bạn là:

5 2,4 92 44,7 109 52,9

12 Bạn đánh giá như thế nào về kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi trong rèn luyện nghiệp vụ sư sử dụng câu hỏi trong rèn luyện nghiệp vụ sư

phạm của bản thân? 7 3,4 74 35,9 125 61,7

13 Bạn đánh giá như thế nào về kĩ năng sử dụng câu hỏi của bản thân khi soạn giáo án và khi thực hành tập giảng theo các tiêu chí sau: tập giảng theo các tiêu chí sau:

1. Hệ thống câu hỏi hướng vào giải quyết mục

tiêu của bài học 122 59,2 79 38,3 5 2,4

2. Hệ thống câu hỏi nêu ra tập trung làm rõ nội

dung trọng tâm của bài học 104 50,5 96 46,6 6 2,9 3. Hệ thống câu hỏi nêu ra phù hợp với lôgíc

nội dung từng phần của bài học 12 5,8 96 46,6 98 47,6 4. Hệ thống câu hỏi đưa ra đúng lúc, phù hợp

với các giai đoạn trong tiến trình dạy học 102 49,5 96 46,6 4 1,9 5. Hệ thống câu hỏi vừa sức, lôi cuốn được

nhiều HS tham gia trả lời, không khí lớp học

sôi nổi 2 1,0 55 26,7 149 72,3

6. Hệ thống câu hỏi có tính phân hóa, kích thích tư duy, tăng cường khả năng vận dụng kiến tư duy, tăng cường khả năng vận dụng kiến

thức 2 1,0 35 17,0 169 82,0

7. Các câu hỏi được phân phối cho HS một cách hợp lí, có thời gian chờ phù hợp để HS suy hợp lí, có thời gian chờ phù hợp để HS suy

nghĩ trả lời 102 49,5 92 44,7 12 5,8

8. Hệ thống câu hỏi nêu ra thể hiện sự thống nhất giữa mục tiêu – nội dung – phương nhất giữa mục tiêu – nội dung – phương pháp; có sự kết hợp với các phương pháp và PTDH khác

3 1,5 15 7,3 188 91,3

9. Xử lí câu trả lời của HS (đúng, sai) một cách

phù hợp 31 15,0 163 79,1 12 5,8

10. Câu hỏi đo lường được mức độ đạt mục tiêu bài học; Câu hỏi định hướng được cho việc tự bài học; Câu hỏi định hướng được cho việc tự

học tiếp theo

Kết quả điều tra trong bảng 1.7 cho thấy:

- Tỉ lệ SV tự đánh giá chung về khả năng xây dựng và sử dụng câu hỏi của mình ở mức chưa thành thạo là chủ yếu (dao động từ 53% đến 62%), mức thành thạo về kĩ năng này chiếm khoảng 36%. Tỉ lệ SV tự đánh giá ở mức rất thành thạo về kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi là rất thấp (7/206 SV chiếm 3,4%).

- Khi tự đánh giá kĩ năng sử dụng câu hỏi theo các tiêu chí từ 1 đến 10, tỉ lệ cao nghiêng về mức rất thành thạo ở các tiêu chí 1, 2, 4 và 7 nghĩa là SV rất tự tin khi lựa chọn câu hỏi trong việc thiết kế các hoạt động dạy học phù hợp với đối tượng HS. Trong kĩ thuật sử dụng câu hỏi trên lớp, SV tự tin trong việc phân phối câu hỏi cho các đối tượng HS, có thời gian chờ phù hợp. Còn đối với các tiêu chí 3, 4, 9 và 10 thì tỉ lệ cao SV (gần 50%) chỉ đạt mức thành thạo (khá). Tỉ lệ SV tự nhận thấy cần cải tiến kĩ năng sử dụng câu hỏi ở các tiêu chí 3, 5, 6, 8, 10 đặc biệt ở các tiêu chí 5, 6 và 8 (chiếm từ hơn 70% đến trên 90%). Điều đó có nghĩa là, SV còn yếu trong việc sử dụng câu hỏi sao cho phân hóa được HS, sử dụng nhiều câu hỏi ở mức tư duy bậc cao để có thể phát huy được tính tích cực của HS từ đó lôi cuốn nhiều HS tham gia, không khí lớp học mới sôi nổi. SV gặp khó khăn khi sử dụng câu hỏi để có thể tạo ra sự thống nhất giữa mục tiêu – nội dung – phương pháp, sử

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng câu hỏi cho sinh viên khoa sinh đại học sư phạm để dạy học sinh học (Trang 51 - 56)