Viết tiểuthuyết là cách tự làm mới mình

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết tạ duy anh từ góc nhìn thi pháp thể loại (Trang 25 - 28)

Không phải là thế hệ đầu tiên của công cuộc đổi mới văn học sau 1975, Tạ Duy Anh đã thể hiện một sự đổi mới quyết liệt mà đầu tiên là trong quan niệm nghệ thuật. Sự quyết liệt ấy thể hiện ngay trong chính các tác phẩm của ông.

Ngay sau tiểu thuyết đầu tay không thành công, Khúc dạo đầu, Tạ Duy Anh đã không chấp nhận dừng lại. Lão Khổ tạo đợc tiếng vang khi ông mang đến một cái nhìn mới về ngời nông dân nhng ngời đọc vẫn cứ ngờ ngợ về sự phát triển của ngòi bút này. Bởi nhiều ngời đã nhận ra sự gặp gỡ của Lão Khổ với một truyện ngắn xuất sắc đã đợc sáng tác trớc đó làm nên tên tuổi của Tạ Duy Anh: Bớc qua

lời nguyền. Sau này, chính Tạ Duy Anh đã khẳng định: “Suốt nhiều năm tôi đã vất

vả tìm cách thoát khỏi chính mình. Và suy cho cùng điều đó thuộc về logíc sáng tạo”. Mới trong cái nhìn hiện thực, mới trong lối viết táo bạo, Tạ Duy Anh làm mới mình trong tiểu thuyết Thiên thần sám hối với câu chuyện của bào thai còn 72 giờ nữa thì chào đời. Sắc sảo và khát khao đổi mới, Tạ Duy Anh trình làng Đi tìm nhân vật. Cuốn tiểu thuyết không dễ đọc với bất cứ ai và khiến chúng ta giật mình

khi soi mình trong câu hỏi: Tôi là ai? Sự vong bản của con ngời đợc khai thác trong cách kể chuyện về chuyến hành trình của Tôi đi tìm cái chết của thằng bé đánh giày và cũng là đi tìm chính mình. Càng tìm càng hoang mang. Cứ thế, Tạ Duy Anh luôn mang đến cho ngời đọc những món ăn tinh thần mới. Đó là điều không dễ có đợc trong cái thời cơ chế thị trờng đang chi phối mạnh đến cả quá trình sáng tạo của ngời nghệ sĩ. Ngay giữa tiểu thuyết và các thể loại khác của ông cũng vậy. Không bao giờ là sự lặp lại đơn thuần. Ai đọc truyện ngắn về thiếu nhi của Tạ Duy Anh đều thấy đẫm chất thơ. Những câu chuyện về tuổi thơ, về làng

quê thấm đậm tình ngời. Những truyện ông viết cho thiếu nhi đầy cảm xúc trong sáng, hồn nhiên. Nhng đến tiểu thuyết, cái nhìn hiện thực sắc sảo nh lấn lớt những cảm nhận khác. Tính chất hiện thực phê phán khá gay gắt. Bằng niềm tin vào chính mình, bằng quyết tâm làm mới chính mình, Tạ Duy Anh lao vào những khám phá mới.

Bạn đọc, các nhà phê bình đã nhận thấy sự nỗ lực không ngừng của Tạ Duy Anh. Có thể kể ra đây một số ý kiến trong cuộc Hội thảo Giã biệt bóng tối

trong bối cảnh tiểu thuyết Việt Nam đơng đại do Viện Văn học tổ chức. Tạ Duy Anh luôn có ý thức làm mới trong nghệ thuật trần thuật” (Văn Giá). Sự

nỗ lực của Tạ Duy Anh thể hiện ở chỗ anh luôn tự làm mới mình: từ Lão Khổ, Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối cho đến Giã biệt bóng tối” (Tôn Phơng

Lan). “Về bút pháp, Tạ Duy Anh là nhà văn không những làm mới nghệ thuật

tự sự” (Nguyễn Thị Bình). Tạ Duy Anh luôn luôn tìm tòi và khám khá các cách thể hiện mới. Ông không chịu bó mình trong các cách thể hiện cũ ngời đọc đã thấy quá nhàm chán và cũng không muốn lặp lại chính mình ” (Dơng Thuấn). “Tạ Duy Anh là ngời khơi thông và bồi đắp dòng chảy tiểu thuyết ngắn hiện nay ” (Bùi Việt Thắng).

Trong bài nghiên cứu khá công phu của Đoàn ánh Dơng về Tạ Duy Anh có đoạn: “Nếu cần tóm lợc, thì trong khoảng gần 20 năm, với năm tiểu thuyết, Tạ Duy Anh đã đi từ lãng mạn qua hiện thực đến phi lý, từ lối viết mang màu sắc cổ điển đến lối viết hiện đại” [24].

Bản thân Tạ Duy Anh khi đợc nói về quá trình sáng tác của mình đã thể hiện những điều tâm huyết về nghệ thuật mà ông coi đó nh sự hiến thân của mình. Trả lời phóng viên của trang Wed Van chuongviet.ogr, Tạ Duy Anh khẳng định: “Tôi viết tất cả những điều tâm huyết nhất với đất nớc, với nhân dân, với con ngời, với tơng lai, với độc giả. Tôi tin vào lơng tri của tôi” [13]. Điều Tạ Duy Anh tâm niệm chính là cốt lõi trong phẩm chất của ngời nghệ sĩ. Cái tâm của ng- ời cầm bút với cuộc đời, với đất nớc đã sinh ra và nuôi dỡng vô cùng quan trọng. Đó là yếu tố tạo nên lao động nghệ thuật nghiêm túc, say mê, định hớng t tởng nghệ thuật của tác phẩm đi đúng hớng của những giá trị nhân văn, tinh thần dân tộc. Về thái độ của ngời cầm bút, Tạ Duy Anh cũng khẳng định sự tự lực của bản thân. Hãy viết từ chính cảm xúc thực sự trớc cuộc đời này. Với ông, những đơn

đặt hàng dễ khiến ngời ta viết những điều không giống nh mình nghĩ, thậm chí là những điều trái với quan niệm của mình để thành thứ văn chơng phong trào hay “tát nớc theo ma” vô bổ.“Theo tôi, nhà văn bây giờ nên tự lực mà sáng tác, đừng kêu gọi tài trợ làm gì, rốt cuộc cũng chỉ là ngời ta bỏ tiền cho anh để anh viết những điều nhảm nhí” [13].

Là ngời gặt hái đợc nhiều thành công trong sự nghiệp sáng tác nói chung, tiểu thuyết nói riêng nhng Tạ Duy Anh cũng trải qua không ít thăng trầm. Có lúc, tác phẩm bị cấm xuất bản, có khi nhận những lời chỉ trích từ giới phê bình. Ông chấp nhận những điều đó nh là những cú hích, tạo động lực cho sự sáng tạo. Tạ Duy Anh luôn cổ vũ nhiệt thành cho sự cách tân trong nghệ thuật. Ông từng cho rằng: “Trong nghệ thuật, không phải bất cứ một sự thay đổi nào cũng thành công. Trên thế giới đã có hàng ngàn sự cách tân rơi vào im lặng. Nhng cũng phải nói rõ rằng cần có những sự cách tân nh vậy. Cần có ngời mở đờng, có ngời dám chấp nhận sự hy sinh thì mới có sự cách tân lớn hơn đợc thành công, đợc khẳng định” [13].

Tác phẩm của ông đến với ngời đọc đã làm cho làn sóng đổi mới văn học những năm cuối của thế kỷ XX, những năm đầu tiên của thế kỷ XXI trở nên sôi động hơn. Cha hẳn nhiều ngời đã công nhân sự đổi mới của ông. Chấp nhận thất bại hoặc sự không khẳng định của ngời khác cũng là chấp nhận sự dấn thân vào một quá trình mới với những đột phá mới. Chính Tạ Duy Anh cũng khắt khe với cái gọi là đổi mới. Ông phân biệt rõ sự khác nhau của đổi mới cách tân với cái gọi là khác lạ. “Không phải cứ bày ra một cái quái đản thì đợc gọi là sáng tạo. Tôi viết những gì mà tự tôi không cảm thấy chán. Mỗi cuốn sách là một cấu trúc khác, một cách thể hiện khác và những vấn đề dù nhằm vào chân - thiện - mỹ nhng hiện thực cũng phải phán ánh khác. Có những ngời viết đi viết lại một điều cũng thấy sáng tạo bởi vì mỗi cuốn sách của họ tìm ra những điều sâu hơn, nói hộ những ngời khác rất nhiều điều” [13].

Điều trăn trở của Tạ Duy Anh cho thấy tác giả lao động nghệ thuật nghiêm túc không chấp nhận sự lặp lại chính mình, không chấp nhận buông thả theo làn sóng thị trờng. “Tôi biết có những nhà thơ, nhà văn ít độc giả nhng một độc giả hiểu họ bằng vạn độc giả của những ngời khác. Tôi biết họ và độc giả của họ sẽ đi cùng thời gian” [13]. Khát vọng của Tạ Duy Anh về một lớp độc

giả đi cùng tác phẩm của ông theo thời gian cũng là một động lực mạnh mẽ để Tạ Duy Anh làm mới. “Tôi luôn tìm cách phá bỏ thị hiếu thông thờng của ngời đọc. Thị hiếu tạo ra cho ta sự ổn định thẩm mỹ nhng cũng chính thị hiếu ấy ngăn cản sự cách tân. Tôi chấp nhận sự bài xích, thậm chí nguyền rủa, để tạo ra một cảm nhận khác, một t duy khác. Nghệ thuật không phải cuộc diễu hành, và nhà văn phải chấp nhận con đờng mình chọn” [4].

Với những điều Tạ Duy Anh đã phát biểu, chúng ta nhận ra khát vọng sáng tạo không ngừng. Mỗi tác phẩm mới là một sự đổi mới. Viết văn là sự đổi mới chính mình. “Điều duy nhất tôi quan tâm khi viết là chính mình có chán lối viết của mình không”.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết tạ duy anh từ góc nhìn thi pháp thể loại (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w