Con ngời thù hận và bi kịch

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết tạ duy anh từ góc nhìn thi pháp thể loại (Trang 45 - 48)

Một luận đề nữa trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh đợc thể hiện trong hầu hết các tiểu thuyết là thù hận và bi kịch. Thù hận dòng họ, thù hận giai cấp, thù hận truyền kiếp từ đời này qua đời khác tạo nên những hệ luỵ xót xa. Bi kịch đ- ợc hiểu là trạng thái con ngời rơi vào bế tắc, không thể có lối thoát dễ dẫn đến buông xuôi hoặc cái chết. Trong cái nhìn của Tạ Duy Anh, bi kịch là hệ quả tất yếu của thù hận. Nó luôn là con rắn độc luồn lách, phun nọc độc, khiến ta đau đớn, chết dần chết mòn. Trong thù hận và bi kịch không có kẻ thua, ngời thắng, chỉ có đau khổ và cái chết. Những lời nguyền đã khiến con ngời rơi vào ngõ cụt của sự ngu dốt và ích kỷ.

Lão Khổ lấy bối cảnh nông thôn Việt Nam từ trớc Cách mạng tháng

Tám đến Cải cách ruộng đất và vài chục năm sau đó. Lão Khổ từng là nô lệ đi làm thuê cho Chánh tổng từ khi mới 16 tuổi. Cách mạng về, lão Khổ hăm hở hoạt động trong bí mật, rồi bị quy là Quốc dân Đảng, lúc sửa sai thành chiến sĩ cách mạng. Có lúc lão Khổ đã làm đến chủ tịch xã Hoàng, cống hiến cho lý t- ởng đến quên bản thân mình. Thế mà cuối đời vẫn chẳng đợc yên. Lão phải ra toà vì lá đơn kiện của chính mình.

Cuộc đời nô lệ, cuộc đời cách mạng của lão Khổ gắn với những thù hận dai dẳng. suốt cuộc đời mình lão Khổ không bao giờ quên hình ảnh ngời em trai đã chết đói. Hình ảnh ấy và những điều đợc “giác ngộ” khiến lão Khổ thù bọn cờng hào, địa chủ đến tận xơng tuỷ. Năm tháng đã qua đi, thời thế đã thay đổi. Những kẻ thuộc giai cấp thống trị ngày xa nh lão Tự đã phải mót từng củ khoai lang, trở thành trung tâm trêu chọc của cả đám trẻ con mà lão Khổ vẫn không thể nguôi ngoai lòng thù hận. Mang lòng thù hận, lão Khổ cấm đứa con trai đa cảm nhân hậu không đợc yêu con gái của “lũ cờng hào” xa. Tình yêu của đôi trẻ - thế hệ không có ân oán gì trong quá khứ - đã trở thành tội lỗi bởi lòng thù hận không đợc hoá giải. Trong tình yêu của đôi trẻ, lão Khổ hiện nguyên hình là quỷ dữ. Thù hận đã khiến lão trở nên độc ác. Thù hận đã khiến lão chuốc lấy bao bi kịch. Tạ Duy Anh đã khai thác thành công những bi kịch liên hoàn của con ngời mang lòng thù hận. Niềm kiêu hãnh của ngời đàn ông đứng dậy từ đói nghèo, nô lệ đã sụp đổ bởi chính sự phản bội của đứa con trai mình. Lão Khổ có thể trong một đêm san phẳng dinh cơ của cụ Chánh nhng lại hoàn

toàn thất bại trớc đứa con. Lão là ngời hùng của một thời, trở thành điển hình của nông dân mới, là nhân vật không thể thiếu đợc của nhiều hội nghị tiên tiến còn trong mắt con trai mình lão chỉ có “lòng hận thù, thói hợm hĩnh về quá khứ, những ảo tởng điên rồ về tơng lai” [1, 155]. Không ai khác, chính đứa con lão kỳ vọng nhiều nhất đã xổ toẹt tất cả. “Trớc mặt cha là chiếc phông vẽ và cha vĩ đại ở chỗ tởng đấy là cảnh thật… Xứ sở của cha cha bao giờ cất mình khỏi chiếc huyệt quá khứ để bớc những bớc, dù lầm lỗi nhng đầy nhân cách” [1,156]. Việc Hai Duy bỏ nhà ra đi đẩy bi kịch của lão Khổ lên đỉnh điểm. Đâu chỉ có thế, những sự tàn phá tàn bạo của lão Khổ trong quá khứ khiến lão phải nhận lòng căm hận của chi họ Tạ ất tạo ra một chuỗi thù hận - trả thù mới. Với đám con cháu chị họ Tạ ất, việc lão Khổ ra toà trở thành sự kiện lớn, một cơ hội trả thù cho mối hận đằng đẵng xuyên qua nửa thế kỷ. Cứ thế, làng Đồng nhỏ bé, nghèo đói sống mãi trong bi kịch và thù hận. Làng quê lúc nào cũng căng thẳng của những đợc, mất, thắng, thua. Con ngời không rộng lòng tha thứ, không thoát ra khỏi bóng đêm của quá khứ để hớng vào tơng lai. Lê lết trong sự trìu níu của vết thơng quá khứ, con ngời trở thành nô lệ của toan tính thấp hèn, của u mê tăm tối.

Nh một thứ nhân quả không bao giờ dứt, lão Khổ “vừa ở đỉnh cao quyền lực bớc xuống, lập tức lũ ng khuyển giở giọng”. Lão bị lấy đất. Kẻ hại lão chính là những ngời của thể chế mà lão dành tâm lực cả đời xây dựng. Hậu quả là cuộc khiếu kiện liên miên mà không ai khác chính lão là nguyên đơn để lấy lại đất của chính mình. Cạm bẫy đợc bầy ra để lão Khổ trở thành kẻ vu khống chế độ trong 17 trang đơn tố cáo. Cái vòng luẩn quẩn đáng sợ của những toan tính, và cả sự u mê, ngu dốt. Cả kẻ thù của lão, những tay chân của cụ Chánh năm nào cũng lâm vào tình trạng bị kịch. Họ muốn trả thù Tạ Khổ nhng chính T Vọc sau 50 năm phiêu bạt xứ ngời trở về, cha kịp trả thù đã mắc tội giết em. Lão Phụng cha kịp nhìn ngày lão Khổ ra toà đã bị ma quỷ đầm Vực cuốn đi trong đêm ma gió. Còn lão Khổ, tuy không phải đứng trớc vành móng ngựa nhng phải đối diện với toà án lơng tâm với bao nhiêu ân oán mà chính lão đã gây ra nh là sự phản tỉnh chính mình sau cả một đời xông pha và cay đắng. Cuộc sống đẹp không có chỗ cho thù hận. Khi lão khổ nhận ra thì cuộc đời cũng đã đến lúc gần đất xa trời. “Dậy con! Dậy uống với bố chén rợu. Bố thấy cô đơn quá. Ai lại chỉ

toàn thấy ma quỷ, bóng tối, chết chóc… thì cuộc sống còn là cái gì! Ngẫm lại đời bố cũng làm đợc đôi việc nh đẻ ra tụi mày. Còn thì vô nghĩa tất” [1, 228]. Lời tự thú của lão Khổ với đứa con trai từng bị coi là “mất dạy” thật xót xa. Đó là sự hoá giải thù hận hay là sự chiêm nghiệm của con ngời sau bao nhiêu bi kịch? Bi kịch của lão Khổ hay của một thế hệ nh lão không chỉ là mất niềm tin mà còn là niềm tin mù quáng. “Lão Khổ ơi, có ai cấm lão tin. Nói cho cùng, tội ác dã man nhất của loài ngời là trút lên nhau là tớc mất lòng tin. Cầu cho niềm tin của lão tái sinh trong một kiếp sống không biến con ngời thành quỷ dữ” [1, 238].

Phản đối thù hận dai dẳng hết đời này sang đời khác gây ra bi kịch, Tạ Duy Anh luôn muốn tìm đến tận cùng cội nguồn những hận thù và bị kịch ấy. Bi kịch có nguyên nhân từ xung đột dòng họ, từ mâu thuẫn giai cấp trong quá khứ, từ những lời nguyền xuất phát từ ân oán cá nhân… Trong đó có một vấn đề mà Tạ Duy Anh luôn trăn trở là chỉ ra những sai lầm của Cải cách ruộng đất. Mô típ về thù hận và bi kịch còn đợc khai thác tiếp trong Đi tìm nhân vật. Tôi trong hành trình khám phá cuộc đời mình đã phát hiện ra lời nguyền của nghiệt ngã tồn tại suốt bao nhiêu đời xuất phát từ mâu thuẫn giữa hai dòng họ. Đàn ông trong dòng họ của Chu Quý luôn bị giết bằng những hình thức khác nhau khi họ còn rất trẻ. Lời nguyền nghiệt ngã và vô lý cứ đi hết đời này đến đời khác nh một bóng ma vô hình gây ra bao bi kịch. Cha của Chu Quý đã bị dồn đẩy cho đến chết. Bản thân kẻ thực hiện lời nguyền cũng đau khổ và chết. Lời nguyền chỉ đ- ợc giải khi kẻ thù mang trong tim tình yêu với ngời mẹ.

Thiên thần sám hối với bao câu chuyện khác nhau về chuyện sinh nở cũng không thiếu thù hận và bi kịch. Vấn đề thù hận đợc phản ánh nhuốm màu sắc tâm linh càng trở nên ám ảnh. Bóng ma của ả ca-ve bị giết vẫn mang bám riết ngời mẹ trẻ. Cô luôn hình dung một cuộc trả thù dai dẳng của bóng ma cớp ngay những đứa con từ trong bụng cô. Cuộc sống của ngời mẹ trẻ đã không thể yên ổn, đã không thể bình yên với những đứa con không thể thành ngời. Lòng thù hận đang truy sát sự sống của con ngời. Một chuyện khác, ngời mẹ bị cỡng hiếp sinh con trong sự chạy trốn, nuôi con trong cô đơn một mình, sống trong sự lạnh lùng, lãng quên của kẻ đã cho cô đứa con ngoài ý muốn. Số phận ấy phải chịu bi kịch khác nghiệt ngã hơn. Đứa con khi biết sự thật về cuộc đời mình đã nuôi

lòng hận thù để rồi giết cả cha đẻ của mình. Thù hận chồng lên thù hận đã tạo thành một chuỗi bi kịch không lối thoát.

Lòng thù hận nếu cứ tồn tại sẽ khiến con ngời dễ dẫn đến nhỏ nhen, ích kỉ, lạnh lùng. Không thể nuôi mãi lòng thù hận. Thông điệp ấy đợc Tạ Duy Anh phát biểu thông qua nhiều tiểu thuyết nh sự cảnh tỉnh con ngời. Hãy hoá giải thù hận bằng tình yêu, sự sẻ chia, cảm thông. Đó mới chính là con đờng đa con ngời thoát khỏi quẩn quanh, bế tắc, đau khổ.

Hãy bớc qua những lời nguyền đầy thù hận để đến với thế giới không còn bi kịch. Cuộc sống này còn tình yêu mà tình yêu đâu thể chung sống cùng thù hận. Hãy lấy tình yêu để xoá đi thù hận. Tình yêu của “hắn” với mẹ “tôi” đủ sức xoá đi hận thù, tình yêu của Giang Tâm và Hai Duy thắp sáng khát vọng về cuộc sống tràn đầy hạnh phúc và sức mạnh của nó đủ sức phá vỡ hận thù. Môtíp không mới nhng tinh thần của nó lại có sức ám ảnh khi nó gắn với tinh thần thời đại. Nó vừa là thái độ dũng cảm không khoan nhợng trớc cái ác vừa là sự bao dung, thức tỉnh con ngời.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết tạ duy anh từ góc nhìn thi pháp thể loại (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w