Khuynh hớng phê phán hiện thực không phải đến tận Tạ Duy Anh mới trở lại. Ngay sau 1980 đã có nhiều tác phẩm báo hiệu xu hớng thay đổi nh một luồng gió mới thổi vào văn học Việt Nam. Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải,
Ngời đàn bà trên chuyến tầu tốc hành của Nguyễn Minh Châu, Thời xa vắng
của Lê Lựu, Mùa lá rụng trong vờn của Ma Văn Kháng thực sự là sự đổi mới. Những cái tên Dơng Thu Hơng, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh… chính là những “nhà cách tân và thực nghiệm táo bạo nhất, gây tranh cãi nhất, không khoan nhợng nhất” (Dana Healy). Sau nhiều năm ca tụng hiện thực, nhiều năm ca ngợi cũng nh hô hào lạc quan về đời sống, các nhà văn đã không còn lý tởng hoá hiện thực bằng cảm hứng lãng mạn, sử thi. Nhận thức cuộc sống ở chiều thực trần trụi của nó, nhà văn luôn phát hiện bao điều bất ngờ, đáng kinh ngạc. Cuộc sống vốn đa chiều phức tạp. Bản chất của nó vốn thế. Cái nhìn cuộc sống của mỗi ngời có thể khiến nó đơn giản hơn hay phức tạp hơn. Với mỗi nhà văn cũng vậy, khi đã nhận thiên chức của ngời làm nghệ thuật cũng có nghĩa là nhận vào mình khát vọng đi tìm “những nguồn cha ai khai và sáng tạo những gì cha ai có”.
Tạ Duy Anh đến với văn chơng khi công cuộc đổi mới đang diễn ra sôi nổi. Những ngời dọn đờng đầu tiên nh Nguyễn Minh Châu đã dám cất tiếng đọc “lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ”. Văn học đòi hỏi có một cái nhìn mới về thế giới. Tác phẩm phải vợt qua những khuôn khổ mà chính chúng ta đã tạo ra trong suốt gần nửa thế kỷ. Không phủ nhận văn học cách mạng, nh-
ng cũng phải nhìn thấy những hạn chế của nó. Thế hệ Tạ Duy Anh đã đứng ở cái quãng mà đổi mới đã là sự khẳng định chắc chắn. Nhà văn không không thể lùi về lối viết của những năm 60, 70. Muốn viết là phải mới, tìm tòi, sáng tạo và khẳng định.
Văn học trớc 1975 luôn nhìn cuộc sống trong màu hồng cách mạng của nó. Cũng đúng thôi, khi ánh hào quang của chiến thắng chống Pháp, chống Mỹ luôn rực rỡ có thể làm mờ đi những mất mát hi sinh hay chí ít trong không khí ấy cũng không cho phép ngời ta nghĩ đến mất mát. Sau 1980, âm hởng của tính sử thi trong văn học thực sự đã mờ đi, thậm chí cảm hứng viết về chiến tranh với mất mát, hi sinh cũng dịu xuống. Cuộc sống thời cơ chế thị trờng với cả u việt và đáng sợ của nó phơi bày trớc mặt ngời nghệ sĩ chân chính những điều không thể làm ngơ. Tạ Duy Anh cũng nh các nhà văn chân chính cùng thời không thể làm ngơ trớc cuộc sống đơng đại, không thể không cầm bút. Từ các tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, ngời đọc nh sống trong một thế giới khác. Thế giới ấy rõ ràng ta vẫn nhìn thấy hàng ngày, thậm chí chung sống với nó nhng chẳng nhận ra điều gì. Tạ Duy Anh đã không ngại mổ xẻ để tìm đến tận cội nguồn căn nguyên, để bắt chúng ta không thể thờ ơ, vô cảm với những điều vẫn quen nhìn bằng “con mắt thịt”.
Ai vẫn nghĩ cuộc sống xung quanh ta đang “bình thờng”? Thái độ ấy không khác gì vô trách nhiệm với thế giới này. Tạ Duy Anh đã chỉ cho chúng ta thấy một thế giới đang tiềm ẩn sự tha hoá, biến dạng. Nói “tiềm ẩn” không có nghĩa nó sắp diễn ra. Mà thực ra là nó đã diễn ra nhng chúng ta không nhận ra hay chính chúng ta quen nhìn tất cả bằng sự “bình thờng”. Một thằng bé đánh giày bị giết ? Hàng ngày có bao nhiêu vụ án kiểu thế. Nó chỉ kích thích sự tò mò trong ta. Chấm hết. Lòng trắc ẩn ? Liệu có quá xa xỉ với một thằng bé đánh giày? Tạ Duy Anh nh đọc đợc điều đó trong tâm trạng của chúng ta. “Ai đó chết chứ không phải ta; thằng bé đánh giầy nào đó bị đâm chứ không phải con trai ta, cháu ta… Thậm chí đôi khi ý nghĩ ấy khiến ta hoan hỉ, sự hoan hỉ của ng- ời đứng ngoài nỗi bất hạnh, hoặc không khỏi có lúc ta tặc lỡi: “Cho chúng nó chết bớt đi, bọn lu manh” [8, 10]. Sự tha hoá tâm hồn ta bắt đầu từ những ý nghĩ ấy. Cho nên nói về sự tha hoá, biến dạng của tâm hồn con ngời, chúng tôi nghĩ rằng Tạ Duy Anh đã có một cái nhìn mới chứa đựng trong đó một quan niệm
nghệ thuật về con ngời. Nó vợt qua lối tả chân đơn giản để hớng tới sự khái quát bản chất của đời sống.
Với cái nhìn ấy, nhân vật của Tạ Duy Anh, miền hiện thực mà ông khai thác, bao giờ cũng gắn với những gì bình thờng nhất, ở chỗ ta không để ý nhất. Những đứa trẻ đang đợc chào đón ra đời. Những sản phụ chờ sinh con và niềm hạnh phúc đợc làm mẹ. Có nơi nào thiêng liêng và nhiều niềm vui hơn nơi những đứa trẻ cất tiếng chào đời. Ngời ta đã có bao trang văn ca tụng giây phút ấy bằng những lời đẹp nhất. Tạ Duy Anh lách qua cái nhìn quen thuộc ấy, vén bức màn cho ta tiếp cận một sự thật khác. Ông nhìn thấy đằng sau mỗi đứa trẻ đang cất tiếng khóc chào đời và cả những đứa trẻ không có cơ hội đợc làm ngời những vấn đề nhân cách đáng bàn về những ngời làm cha, làm mẹ. Có đứa trẻ hoài thai trong sự cỡng bức, lớn lên trong sự lo sợ của ngời mẹ. Có đứa trẻ sinh ra trong những toan tính, thủ đoạn của kẻ làm cha, làm mẹ. Lại có khi nó là kết quả của sự buông thả, thác loạn. Có hàng trăm, hàng nghìn cách để những đứa trẻ sinh ra với sự chờ đợi hay không chờ đợi của những ngời lớn. Hoá ra thế giới này đâu chỉ có những bài ca. Có những thứ hiện thực khiến ta rùng mình bởi nó thật hơn nhiều những “lý thuyết chỉ toàn màu xám” (Gớt). Thế giới đang tha hoá biến dạng hay bây giờ ta mới nhận ra. Hãy nghe lời một ông bố của một bào thai trong bụng mẹ: “Không cần mình đẻ thì thế giới đã thừa mứa trẻ con rồi. Anh sẽ cho em thấy ngay một sự thật: Nếu một con chó lang thang ra đờng lập tức có hàng trăm hàng ngàn ngời tìm cách bắt đa nó về nhà. Nhng có cả trăm ngàn đứa trẻ lang thang thì có ai muốn chìa tay đón chúng nó đâu. Thậm chí mới thấy chúng đã muốn tránh xa vì đủ thứ sợ: sự chúng ăn cắp, ăn vạ, đổ bệnh cho… Trên lý thuyết thì đứa bé là vô giá. Không có gì trên đời có thể so sánh với nó. Nó là tơng lai, là niềm an ủi, là mục đích sống, là v v … của ngời lớn, của các học thuyết, của các thể chế nhà nớc. Nhng thực tế thì em thấy đấy nó thua xa một con chó…” [7, 42 ].
Đôi khi cách viết của Tạ Duy Anh có thể cho ngời ta cảm nhận “hơi ác”. Song, nó cảnh tỉnh, khiến chúng ta giật mình. Hãy đừng sống vô tâm, vô cảm với con ngời trong cuộc đời này. Ngời ta cũng có thể trở nên tha hoá từ trong ý nghĩ. Chính cách tiếp cận ấy của Tạ Duy Anh có lúc đụng chạm đến chỗ này chỗ kia, ngời này ngời kia. Có ngời đợc bao bọc mãi trong vỏ kén bình yên
đọc Tạ Duy Anh thì luôn sợ hãi. Những cuốn tiểu thuyết với cách nhìn cuộc sống ở một chiều kích mới nh thế này cần thiết vô cùng.
Bớc đột phá của ngòi bút tiểu thuyết Tạ Duy Anh trớc hết nhờ t duy nghệ thuật sắc sảo. Cái nhìn hiện thực bao giờ cũng muốn đi đến tận cùng. Điều đó có thể làm ngời đọc mệt nhng cũng nhờ đó mà chúng ta hiểu đợc căn nguyên của cái xấu, cái ác, thấy ghê tởm mà tránh xa.Tinh thần của Tạ Duy Anh trong các tiểu thuyết bao giờ cũng hớng con ngời đến cái thiện.