Chân dung nhân vật của Tạ Duy Anh đã thoát ra khỏi cách xây dựng truyền thống với ngoại hình, ngôn ngữ, nội tâm, hành động để làm nổi bật tính cách. Chân dung nhân vật của ông chủ yếu là nhân vật t tởng, nhân vật luận đề. Vì thế, việc nhà văn khai thác nhiều về nhân vật là để hớng tới một luận đề cần làm sáng rõ. Các chân dung nặng về yếu tố tinh thần, nội tâm. Ngời đọc tiếp cận tác phẩm là soi mình vào nhân vật, mà nhận thức đợc quy luật của đời sống. Những bức chân dung không phải là sự nhất quán từ đầu mà bao giờ cũng đợc lắp ghép từ những phân mảnh. Có quá khứ - hiện tại - tơng lai; có phần ánh ánh và bóng tối; có cảm nhận bên ngoài và thế giới tâm hồn bên trong. Dựng chân dung nhân vật, Tạ Duy Anh đã chối bỏ nhân vật điển hình, chối bỏ hoàn cảnh điển hình để có đợc những chân dung đa chiều, đa diện. Không chỉ có thế, khả năng phân mảnh, lắp ghép còn cho ta những chân dung nhân vật phức hợp. Trong Đi tìm nhân vật, Tôi và Chu Quý có lúc là hai nửa độc lập có khi là sự hoà kết không tách rời. Tôi có lúc là Hắn, Hắn là Tôi, Hắn là tiến sĩ N. Sự xáo trộn ấy tạo nên những nhân vật hai trong một hay chính là những gơng mặt khác nhau của một số phận, tính cách.
Tiểu kết
Thế giới nhân vật của Tạ Duy Anh đa dạng, phong phú. Có cả nhân vật truyền thống và những nhân vật đợc “làm mới”. Ngay cả những nhân vật truyền thống nhà văn cũng gửi một điểm nhìn mới mẻ. Thành công xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh thể hiện quan điểm nghệ thuật độc đáo về con ngời trong xã hội đơng đại. Không thể để con ngời phải chịu bi kịch tha hoá tâm hồn bởi thù hận, bởi cái ác, bởi sự vong bản... Tiếng nói ấy mạnh mẽ, đầy trách nhiệm với trang viết và cuộc đời.
Chơng 3
Thi pháp trần thuật
trong tiểuthuyết Tạ Duy Anh