Giọng lạnh lùng, khách quan

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết tạ duy anh từ góc nhìn thi pháp thể loại (Trang 106 - 107)

Có thể thấy rõ sự gần gũi giữa Nam Cao và Tạ Duy Anh trong ngôn ngữ trần thuật: lạnh lùng, khách quan. Lối viết của Tạ Duy Anh luôn đi đến tận cùng hiện thực. Không chấp nhận những sự thật nửa vời, Tạ Duy Anh tìm đến nguyên nhân sâu xa của mọi biểu hiện đời sống, bày lên trang giấy những điều ngời khác kiêng kỵ, nói những điều ngời khác cha dám nói. Ông không né tránh những hiện thực buồn cũng không có ý mơn man cho dịu bớt đau. Ngòi bút của ông mổ xẻ để phanh phui với mong muốn loại bỏ nó ra khỏi đời sống xã hội sự xuống cấp trong nhân cách, những tiêu cực của xã hội, thói ích kỉ của con ngời, lối sống lạnh lùng, vô cảm... Ngời đọc xót xa, có ngời không tin nhng giọng văn sắc lạnh của Tạ Duy Anh thì khiến ngời ta giật mình, phản tỉnh.

Lão Khổ viết theo bút pháp hiện thực cổ điển. Giọng văn ngậm ngùi cho thân phận chìm nổi của nhân vật nhng vẫn không hết đợc cái giọng lạnh lùng khi lý giải số phận ngời nông dân. Kể về cuộc đời thăng trầm của lão Khổ, nhà văn không phóng đại, không bôi đen mà chân thực, khách quan. Bằng giọng

văn lạnh sắc, nhà văn đi qua cuộc đời nhân vật nhiều bi kịch hơn hạnh phúc, nhiều đắng cay hơn quả ngọt. Nhà văn không lý giải cuộc đời ấy bằng những lý do khách quan mà bằng chính nhân vật.

Trong Thiên thần sám hối, có gì xót xa hơn khi nhà văn để nhân vật so sánh những đứa trẻ với những chú chó, một thứ nguỵ biện có thể khập khiễng nhng có lúc nào đó nó đã diễn ra, đã làm vấy bẩn đời sống xã hội. “Nếu một con chó lang thang ngoài đờng lập tức có hàng trăm, hàng ngàn ngời tìm cách bắt đa nó về nhà. Nhng có hàng trăm hàng ngàn đứa trẻ lang thang thì có ai muốn chìa tay ra đón chúng đâu” [7, 41].

với giọng lạnh lùng, khách quan, câu chuyện về những ngời mẹ trẻ vứt bỏ những đứa con bằng nhiều cách khác nhau đợc kể lại khiến ta không khỏi rùng mình.“Cái thai sảo ra, đã rõ hình một đứa con trai. Nó không chờ đợc lâu bèn dùng tay kéo. Chả biết thế nào cái thai đứt đôi” [7, 37].

Với giọng điệu ấy, Tạ Duy Anh soi vào mọi ngõ ngách của đời sống hiện thực, bóc trần những mảng hiện thực nham nhở, xấu xí, đáng bị tẩy chay. Trớc Tạ Duy Anh còn có Nguyễn Huy Thiệp, một cây bút hiện thực cũng buộc ngời đọc phải nhìn thẳng vào hiện thực bằng giọng văn khách quan lạnh lùng. Điều này cho thấy một khuynh hớng phê phán hiện thực đang mở ra trong văn chơng Việt Nam đơng đại.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết tạ duy anh từ góc nhìn thi pháp thể loại (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w