Nhân vật thần linh, huyền ảo

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết tạ duy anh từ góc nhìn thi pháp thể loại (Trang 78 - 80)

ảo hoá hiện thực để nhìn sâu hơn vào bản chất đời sống là một phơng thức đợc nhiều nhà văn sử dụng trong văn học nói chung, trong tiểu thuyết nói riêng. Trớc 1975, các yếu tố huyền ảo xuất hiện không nhiều trong tiểu thuyết khi âm hởng anh hùng ca trở thành chủ đạo của nền văn học. Nếu có sự xuất hiện những yếu tố này theo kiểu thần thánh hoá thì cũng để tôn vinh, ngợi ca sự vĩ đại của con ngời. Sau 1975, các nhân vật kiểu này ngày càng xuất hiện nhiều trong các tiểu thuyết. Lý do gia tăng các yếu tố này, trớc hết nằm ở sự vận động của bản thân nền văn học, sự đổi mới cái nhìn, cách viết của thế hệ nhà văn bớc ra hoặc trởng thành sau chiến tranh. Đây cũng là cách nhà văn gửi gắm một số vấn đề có thể vì nhiều lý do cha thể phát ngôn trực tiếp. ảo hoá nhân vật, tạo ra một câu chuyện nửa h, nửa thực; đáng tin và không đáng tin; phi lý và không phi lý để bạn đọc có thể tự phán xét.

Lão Khổ là tiểu thuyết hiện thực, yếu tố kỳ ảo không nhiều. Sự xuất hiện của nhân vật huyền ảo gắn liền với quá trình tự vấn, sám hối, ám ảnh quá khứ của nhân vật. Phiên toà mà lão Khổ là bị cáo không phải ở trần gian mà lại ở âm phủ. ở đó, nhân vật quan toà là hình ảnh đại diện cho sự công minh phán xét công, tội của lão Khổ. Nhân chứng cho bị cáo Tạ Khổ không ai khác chính là những kẻ đã có ân oán với lão trong quá khứ đã chết. Đứng trớc phiên toà lạ lùng ấy, trớc quan toà đặc biệt ấy, lão Khổ đã không thể giấu giếm điều gì. Nh vậy, tạo ra nhân vật huyền ảo, Tạ Duy Anh đã để cho nhân vật có cơ hội nghiêm khắc sám hối trớc toà án lơng tâm.

Thiên thần sám hối xây dựng nhân vật phi lý từ chính nhân vật dẫn chuyện. Bào thai kể chuyện về những điều nhìn thấy, cảm thấy từ trong bụng mẹ. Còn nhân vật thần linh lại phải chờ đến cuối tiểu thuyết mới xuất hiện, khi đôi cánh thiên thần sà xuống, nói với ngời mẹ về sự thiêng liêng của sự sống. Hình ảnh con ngời từ cõi bên kia trở về, dù đã là thiên thần có đôi cánh vạn dặm có thể đến bất cứ đâu vẫn mang sự nối tiếc vì trót từ bỏ đời sống là một cách chuyển tải hộ nhà văn thông điệp về hạnh phúc đợc làm ngời. Đây là nội dung mà nếu nói bằng cách khác dễ trở nên áp đặt, giáo điều. Đôi cánh thiên thần đã khơi nguồn sức mạnh của bản năng sống, khát vọng sống chân chính nhất. Đi tìm nhân vật bên cạnh những điều phi lý, ít có cơ hội cho yếu tố thần linh xuất hiện, bởi ở đó, nhà văn muốn khẳng định những điều có thật mà vẫn

không thể tin. Song, đến Giã biệt bóng tối những yếu tố này xuất hiện đậm đặc hơn. Kẻ ẩn mình trong bóng tối là một con chuột thành tinh đầu chuột mình lợn hay là bóng ma của lão ăn mày xuống mồ rồi vẫn hận đời, quyết trả thù. Nhân vật xng Tao ấy đã khuấy đảo cả làng Thổ Ô, tạo nên những lời nguyền đáng sợ, những cái chết thơng tâm và bí hiểm. Nhân vật ẩn mình trong bóng tối tạo nên một quyền lực của bóng tối, gieo vào thế giới Thổ Ô u mê, ngu dốt những bi kịch. Nh vậy nhân vật thần linh trong Giã biệt bóng tối không đại diện cho cái tốt mà là hình ảnh của cái xấu, cái ác, của bóng tối cần loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết tạ duy anh từ góc nhìn thi pháp thể loại (Trang 78 - 80)