Sự đa dạng điểm nhìn

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết tạ duy anh từ góc nhìn thi pháp thể loại (Trang 84 - 88)

3.1.1.1.Tiểu thuyết Lão Khổ chọn điểm nhìn từ nhân vật trung tâm của tác phẩm. Tác giả đóng vai trò dẫn dắt mạch truyện và số phận nhân vật. Điểm nhìn của ngời kể chuyện tạo cho tác phẩm sự khách quan trong cái nhìn hiện thực. Từ điểm nhìn ấy, tác phẩm chia ra hai phần: chuyện chính yếu và chuyện ngoài rìa. Chuyện chính yếu gắn với sự kiện Lão Khổ ra toà và nỗi tuyệt vọng đến muốn chết. Chuyện ngoài rìa chiếm 20 chơng mới là nội dung chính của tác phẩm. ở đó ngời đọc hình dung đợc nguyên nhân cuộc đời của con ngời khốn khổ, hình dung đợc những mối quan hệ rằng rịt đầy ân oán, hình dung cả một bức tranh xã hội. Điểm nhìn của ngời kể chuyện đợc chuyển vào điểm nhìn của nhân vật. Từ góc nhìn của nhân vật, ta thấy rõ số phận con ngời trong lịch sử. Cùng một điểm nhìn của lão Khổ trong những mối quan hệ ở làng Đồng, qua bao nhiêu sự kiện của cuộc đời lão, nhà văn gửi gắm nhiều vấn đề về mối quan hệ giữa số phận ngời nông dân và số phận cộng đồng. Từ điểm nhìn thời gian, cuộc đời lão Khổ hiện lên nh cuốn phim quay chậm. Trớc khi Cách mạng về, lão Khổ là hình ảnh của ngời nông dân lam lũ, nô lệ, một anh chăn vịt thuê, đi ở cho Chánh tổng. Cũng ngời nông dân ấy khi Cách mạng về cùng những ngời nô lệ giành chính quyền. Sau đó, thời thế tạo nên anh hùng, lão Khổ trở thành chủ tịch xã và khao khát giấc mơ thiên đờng. Lão Khổ làm đợc nhiều việc tốt. Với thể chế đã cho lão thoát khỏi cuộc đời nô lệ thì việc cùng những ngời dân nghèo vùng lên giành chính quyền là một công trạng lớn. Lão Khổ cũng nh nhiều đồng chí của mình, kiên cờng, chịu đựng gian khổ trong bí mật. Ngay cả khi bị

xử oan, lão cay đắng nhng đâu mất niềm tin vào con đờng mà theo lão là đúng đắn nhất.

Từ điểm nhìn tâm lý, nhà văn để nhân vật tự hồi ức, tự soi rọi cuộc đời mình trong sự chiêm nghiệm cay đắng. Lịch sử từng cho lão quyền lực, là ông chủ tịch xã điển hình tiên tiến. Nhng ở phía khác, cái nhìn của Tạ Khổ về những ngời có một thời là đối đầu không phải lúc nào cũng đúng. Thanh trừng Tạ Bông, đẩy chi họ Tạ ất đến sụp đổ khiến kẻ chết, kẻ tha hơng, ôm mối thù suốt mấy mơi năm. Lão nhất quyết không tha thứ dù lão Tự đã từng quỳ xuống van xin cho những đứa con đợc sống yên ổn bởi chúng vô tội. Cái nhìn của kẻ đắc thắng, cố chấp đã làm cho những ngời nh lão Tự sống và chết trong sự cô lập, những đứa bé vô tội nh Tâm bị ức hiếp. Trên con đờng đi đến thiên đờng, Lão Khổ đã nuôi dỡng lòng thù hận mù quáng. Con đờng lão đang đi không thể lên thiên đ- ờng mà là xuống địa ngục. Là một cỗ máy cứng nhắc, lão Khổ đã không thoát khỏi trò chơi trái khoáy của số phận để trở thành bị cáo của chính thể chế mà lão đã dành tâm huyết và cả tình yêu cho nó. Oái ăm thay, kẻ phất lên trong trò chơi cuộc đời ấy lại là anh đóng cối xay ngày xa từng ăn trộm cả những cái dăm tre. Từ cái nhìn của Tạ Khổ, Tạ Duy Anh đã dùng chính lịch sử để giải thích số phận ngời nông dân. Số phận con ngời có lúc cùng chiều, có lúc trái chiều với lịch sử dân tộc. Những ngời nh Tạ Khổ là con rối trong tay lịch sử.

Xoay quanh nhân vật trung tâm là lão Khổ, nhà văn cũng sử dụng điểm nhìn từ các nhân vật khác để làm rõ hơn bức tranh hiện thực. Lão Khổ trong cái nhìn của của Chánh Tổng, T Vọc, Năm Cận… đầy hận thù. Lão Khổ trở thành mầm hoạ cần phải trừ khử, là đối tợng của cuộc báo thù không thể trì hoãn của cả một dòng họ. Trong cái nhìn cam chịu của bà Khổ, lão Khổ gàn dở, bớng bỉnh tự chuốc lấy tai hoạ. Trong cái nhìn của Hai Duy, lão Khổ là hiện thân của thù hận và bi kịch đầy bảo thủ, ích kỷ.Với đa dạng điểm nhìn nh thế, Tạ Duy Anh đã chuyển tải đợc sâu hơn số phận ngời nông dân.

3.1.1.2. Đi tìm nhân vật chuyển dịch cốt truyện theo cái nhìn của nhân

vật tôi. Cái nhìn xuyên qua hiện tại về với quá khứ, từ những vùng sáng rõ đến những vùng tối, bí ẩn, từ thế giới của ngời sống đến thế giới của ngời chết. Cái nhìn của nhân vật Tôi vừa dẫn ngời đọc khám phá thế giới lại vừa đặt ra những câu hỏi về thế giới bằng tất cả sự ngạc nhiên, hoang mang, truy vấn.

Đúng nh tên gọi của tác phẩm, hành trình đi tìm nhân vật luôn đặt vào các nhân vật một hớng khám phá, tìm kiếm. Cái nhìn tìm kiếm của nhân vật đã hớng tới không chỉ các hiện tợng của đời sống, ngõ ngách của đời ngời mà còn truy đến tận cùng đời sống tâm hồn và không chấp nhận thứ hiện thực nửa vời. Tất cả đợc khám phá đến tận cùng nguồn cội.

Cái nhìn của Tôi luôn ám ảm những cái chết. Tìm đến căn nguyên sâu xa của những cái chết, các vỉa quặng sâu của đời sống đợc bóc dần. Tôi nhìn thấy thói lạnh lùng vô cảm của ngời đời, nhìn thấy đám đông hiếu kỳ, vô tâm và tàn nhẫn, nhìn thấy quá khứ bí ẩn, thù hận và báo thù, nhìn thấy những tâm hồn thánh thiện dới hình hài rách nát chỉ có cách hoá thân để thành trinh nữ, nhìn thấy những phần tôi nhỏ bé trong mỗi con ngời vô hình mà ghê gớm bởi sự có thể điều khiển ngời ta thành kẻ giết ngời. Cái nhìn thể hiện sự hoang mang, của con ngời trớc cuộc đời quá nghiệt ngã.

Tuy nhiên, ngoài cái nhìn hiện thực từ nhân vật Tôi, nhà văn không ngại ngần tạo những bớc rẽ ngoặt để hiện thực hiện lên từ nhiều góc nhìn khác. Có lúc là cái nhìn của tiến sĩ N về cuộc đời vong bản của mình, cho đến chết vẫn không phải là mình. Góc khác là cái nhìn của ông Bân, nhà văn suốt đời đi tìm nhân vật, không thể thoát ra khỏi mình và cũng không đủ sức cứu rỗi đợc cuộc sống này. Đó là góc nhìn từ Thảo Miên, ngời con gái đã chịu nỗi đau của sự lừa dối mà trả thù đời để trở thành một gái gọi cao cấp với tâm hồn băng trinh. Cả cái nhìn vô cảm của ngời dân phố G. Cứ thế, hiện thực đợc soi chiếu từ nhiều góc nhìn. Bằng cách ấy, Tạ Duy Anh khắc sâu trạng thái vong thân, vong bản của con ngời.

3.1.1.3. Thiên thần sám hối đặt điểm nhìn vào nhân vật bào thai. Một

nhân vật đặc biệt, một điểm nhìn đặc biệt. Nó có dáng dấp của văn học phi lý. Có ngời hoài nghi, liệu bào thai đã đủ t cách là nhân vật cha mà nhà văn đã trao cho nó một điểm nhìn. Trong sự táo bạo của Tạ Duy Anh, chúng ta thấy có sự sáng tạo, đột phá mạnh mẽ để tạo cho tác phẩm một điểm xuất phát bất ngờ. Một cái nhìn từ thế giới khác tạo một khoảng cách làm nên sự khách quan cho phản ánh hiện thực. Tạ Duy Anh viết tiểu thuyết này sau 3 ngày chờ vợ đẻ ở bệnh viện. Ba ngày đủ để đôi mắt, tâm hồn nhạy cảm của nhà văn phát hiện ra đằng sau sự sinh nở bình thờng những điều không bình thờng. Ông chọn cho

nhân vật cách tiếp cận thế giới cận cảnh, trong tâm thế của sự lựa chọn: ra đời hay chấm dứt sự sống. Mở đầu tiểu thuyết, Tạ Duy Anh đã Tựa bằng một dòng đầy thách thức: “Câu chuyện khó tin này của một đứa trẻ còn ở trong bụng mẹ. Nếu đọc xong quý vị vẫn không tin thì cũng không sao. Quan trọng chính là ở chỗ quý vị sẽ còn ám ảnh về chuyện có thể tin đợc hay không” [5, 6]. Nghĩa là ông đã xác nhận một điểm nhìn hiện thực mới, trao cho nhân vật đặc biệt này ngắm nhìn thế giới bằng con mắt vừa ngây thơ, vừa ngơ ngác, vừa “cụ non” để có thể cùng một lúc nghe ngóng, ghi lại và phán xét. Góc nhìn ấy đảm bảo sự khách quan và cũng đủ để nhà văn gửi cái nhìn của mình vào bức tranh hiện thực. Xuyên suốt tác phẩm, từ cái nhìn của bào thai, số phận của những đứa trẻ đã và sẽ chào đời đợc hiện lên không hề đơn giản. Tạ Duy Anh muốn bóc đi những đờng viền giả dối về những điều thiêng liêng mà ngời ta vẫn dành để nói về các đấng sinh thành, về những chủ nhân tơng lai của đất nớc. Bản thân những số phận trẻ thơ vào thời điểm ra đời đã đủ tạo nên một thế giới hỗn độn trong đó những giá trị cao quý đang bị băng hoại trớc nhiều toan tính. ở chỗ này, điểm nhìn của nhà văn trùng khít với điểm nhìn của nhân vật. ở tác phẩm này, điểm nhìn tác giả ẩn đi hay điểm nhìn tác giả trùng khít vào điểm nhìn nhân vật. Chuyện sinh nở khó nói, khó kể đợc chuyển vào điểm nhìn của nhân vật bào thai trở nên dễ chuyển tải đến bạn đọc.

3.1.1.4. Trong Giã biệt bóng tối, câu chuyện làng Thổ Ô đợc nhìn từ nhiều góc khác nhau. Nhà văn trong vai trò của ngời dẫn chuyện can thiệp khá sâu vào cốt truyện tạo nên những đoạn lý giải cắt nghĩa hiện thực đời sống. Bản thân hiện thực cũng đợc nhìn từ nhiều nhân vật khác nhau khá độc lập. Cái nhìn của thằng bé mồ côi, cái nhìn của nhân vật xng tao trong bóng tối, cái nhìn của ngời phụ nữ bán thân nuôi miệng, dòng tự sự của gã đào mỏ… Mỗi chơng của tiểu thuyết là một góc nhìn cuộc sống. Các mảnh lắp ghép không vì thế mà khiến tiểu thuyết vụn vặt, mặt khác, nó kết nối bổ sung, lý giải cho những chi tiết, nhiều sự kiện và cả các nhân vật đã xuất hiện. Trờng hợp ngời phụ nữ mại dâm là một ví dụ. Chân dung chị ta trở nên hoàn chỉnh qua bốn góc nhìn của bốn nhân vật: cậu bé Thợng, gã đào mỏ, mấy anh công an áp tải và từ chính nhân vật kể về mình. Cảm nhận về nhân vật sâu hơn, tính cách nhân vật hợp lý hơn: Có khao khát hoàn lơng; có đau đáu giấc mơ hạnh phúc đợc làm mẹ; có

cái xót xa của thân phận hẩm hiu từ lúc chào đời; có ám ảnh tủi nhục; có đanh đá, chao chát khi bị miệt thị, khinh rẻ… Nhân vật cậu Thợng xuất hiện trong lời kể của ả ca ve, trong toan tính của lão già trong bóng tối, trong cái nhìn của nhân vật làng Thổ Ô, qua hồi ức của chính nhân vật và cả cái nhìn của nhà văn bằng ngôi kể thứ ba. Thêm một góc nhìn là thêm một sự lý giải sâu hơn về nhân vật. Cái chết bất đắc kỳ tử của các nhân vật trong truyện cũng vậy. Với các nhà khoa học, những cái chết ấy đợc lý giải nh sự phá hoại của kẻ địch, với ngời dân làng Thổ Ô cái chết khiến họ hoang mang, sợ hãi. Nhìn từ góc khác, với nhân vật ẩn mình trong bóng tối, cái chết minh chứng cho những âm mu trả thù của hồn ma mà Thợng là một công cụ.

Tóm lại, thế mạnh của Tạ Duy Anh là tạo điểm nhìn. Nhà văn chọn điểm nhìn đặc biệt để khám phá đời sống, bộc lộ thái độ của mình.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết tạ duy anh từ góc nhìn thi pháp thể loại (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w