Không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết tạ duy anh từ góc nhìn thi pháp thể loại (Trang 91 - 94)

3.2.1.1. “Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của ngời nghệ sĩ nhằm thể hiện con ngời và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống, do đó không thể quy nó về không gian địa lý hay không gian vật lý, vật chất” [61, 89]. Các yếu tố đợc coi là không gian nghệ thuật trong chừng mực biểu hiện mô hình thế giới của con ngời, thể hiện quan niệm trật tự thế giới. Không gian nghệ thuật có thể đợc thể hiện ở nhiều bình diện: Không gian điểm, không gian tuyến, không gian mặt phẳng, không gian bên trong và không gian bên ngoài. Không gian bên ngoài gắn với ngoại cảnh, không gian bên trong gắn với tâm hồn con ngời và những vận động theo quy luật tâm lý. Không gian nghệ thuật không làm nên rờng cột chính của tác phẩm nhng lại là phông nền cho cốt truyện vận động. Đối với những nhà văn có phong cách, không gian nghệ thuật mà họ tạo ra trong tác phẩm bao giờ cũng có ý nghĩa biểu trng, thể hiện quan niệm về thế giới, con ngời. “Trong văn học nghệ thuật, không gian nghệ thuật chính là hình thức tồn tại chủ quan của hình tợng” [61, 164].

3.2.1.2. Tạ Duy Anh trong hành trình làm mới thế giới nghệ thuật đã có dụng công xây dựng một cho mỗi tác phẩm một không gian nghệ thuật đặc biệt, góp phần bộc lộ tính cách nhân vật.

Tạ Duy Anh là ngời giỏi dựng những không gian làng quê khiến ngời đọc cảm nhận đợc sự thân thuộc, gắn bó với nơi chốn mà ngời Việt Nam nào cũng có. Lão Khổ với làng Đồng hay Giã biệt bóng tối với làng Thổ Ô đều có bóng dáng quê hơng của ông, làng Đồng Tra nhọc nhằn, lam lũ. Từ không gian làng quê ấy, số phận ngời nông dân, số phận những ngời lao động nhỏ bé hiện lên rất rõ. Nếu nh Nguyễn Thị Ngọc T rất có khả năng tạo nên cảnh sắc, cuộc sống nông thôn Nam Bộ với những cánh đồng vùng Tháp Mời rộng lớn đủ để đàn vịt qua hết mùa cũng không ra khỏi “cánh đồng bất tận”, những kênh rạch chằng chịt và cuộc sống trên sông nớc… thì Tạ Duy Anh lại mang đến cho ngời

đọc không gian của đồng bằng Bắc Bộ với bản sắc riêng. Không gian trong Lão

Khổ gắn liền với cả quá khứ và hiện tại. Trong quá khứ xa, đó là dinh của

Chánh tổng giàu sang và cũng là chốn âm u, nơi có bao nhiêu cạm bẫy trong tuổi thơ của Tạ Khổ. Đó cũng là nơi Tạ Khổ đổi đời từ kẻ nô lệ thành ngời tự do. ở quá khứ gần hơn, không gian làng Đồng với thời hợp tác hoá nông nghiệp, Tạ Khổ làm chủ tịch xã với giấc mơ về thiên đờng nhng đầy thù hận và bao bi kịch cha thể hoá giải. Không gian thân thuộc nhất với lão Khổ chính là khu vờn. Nơi lão có thể ngồi đến tận tối mịt nghe tiếng cây rì rào để bà Khổ phải xách đèn đi tìm. Nơi đó, lão đã đổ bao mồ hôi để gây dựng và đấu tranh bảo vệ nó. Nơi lòng tốt và cả sự ngây thơ chính trị của lão bị dẫm đạp. Không gian ấy chứng nhân cho cuộc đời thăng trầm và cũng bao bọc lão Khổ khi khủng hoảng niềm tin. Làng Thổ Ô trong Giã biệt bóng tối đã gợi nhiều bóng tối. Ngời đọc chú ý nhiều đến ngôi miếu không còn ai hơng khói. Đó là nơi trú ngụ của bé Thợng côi cút cô độc; nơi trú ngụ của kẻ giấu mặt trong bóng tối với lời nguyền độc ác. Đó là nơi lão Định bộc lộ hết sự xấu xa của mình trong hành động cớp miếng cơm của Thợng. Đó cũng là nơi những kẻ đạo mạo đáng kính nỡ lừa một đứa con nít để “hủ hoá”. Nơi ấy, gã đào mỏ từ thành phố trở về và ghé qua để bắt đầu một cuộc đời mới. Nơi không gian giao nhau giữa thế giới thực và ảo, giữa quá khứ và hiện tại, Tạ Duy Anh đã chuyển tải một thông điệp đầy ý nghĩa: cuộc đời này vẫn còn không ít những bóng tối (Bóng tối của sự ngu dốt, của sự độc ác, bóng tối của sự ích kỷ… và cả bóng tối phủ lên những kiếp ngời đang bế tắc). Hãy dũng cảm giã biệt bóng tối để đến với những điều tốt đẹp.

Bên cạnh không gian hiện thực, còn có không gian tâm lý. Thủ pháp dòng ý thức góp phần mở ra không gian đặc biệt này. Nhà văn thờng để nhân vật trôi vào dòng tâm tởng và từ đó không gian của ký ức, hoài niệm hiện lên vừa khu biệt với hiện thực vừa là chất keo dính kết với hiện tại. Dòng tâm tởng có thể đa nhân vật về một không gian rất xa xôi hoặc nhiều không gian cùng một lúc. Phố G (Đi tìm nhân vật) là một điển hình cho kiểu cấu trúc không gian nghệ thuật đó. Nhân vật Tôi tìm đến phố G hy vọng có thể tìm đợc nguyên nhân cái chết của thằng bé đánh giày. Nhng không gian hiện thực đó lại không thể đa ra một thông tin chính xác nào. Theo lời của ngời dân nơi đây, vụ án mạng có

thể xảy ra ở chỗ kia, chỗ này, chỗ bà bán bún rong đặt gánh hoặc chếnh ngã ba bên trái bên phải. Nghĩa là nó rất mù mờ đến đáng ngờ. Thế nhng khi rời không gian hiện thực ấy, nhân vật bị rơi ngay vào một vùng không gian khác của hoài niệm, của ám ảnh đau thơng: không gian nơi gã thợ săn giết chết ngời gác rừng; căn phòng trọ tồi tàn nơi Tôi trở thành đàn ông; một căn phòng khác nơi con chim bồ câu hiền lành đáng thơng trở thành vật thí mạng; không gian nhỏ hẹp nơi ngời cha đã sống những ngày cuối cùng trong tuyệt vọng; căn phòng tồi tàn của ông Bân, nơi sự khổ hạnh của ngời đàn ông không đủ sức cứu ngời con gái ra khỏi cảm giác bị dối lừa, mất mát; căn phòng của tiến sĩ N, nơi cứ bốn giờ sáng con ngời ấy lại bớc sang một thế giới khác “nơi tôi bắt đầu một cuộc sống khác phi vật chất, phi không gian, phi thời gian, chỉ còn lại ký ức với vô số kỷ nịêm bao bọc lấy tôi mà tôi càng gạt ra nó càng đầy lên chảy thành dòng… mang tôi theo sau khi bịt kín mọi cánh cửa mở ra xung quanh” [8, 132]. Cách cấu tạo không gian ấy khiến đọc

Đi tìm nhân vật ta luôn cảm thấy bức bối ngột ngạt. Các nhân vật đều nh đang bị

cầm tù trong không gian vô hình, bị bao bọc bằng lới sắt vô hình của những ràng buộc quá khứ, của cảm giác vong thân, vong bản. Không gian càng thít chặt lại, con ngời càng không lối thoát. Cái chết nh là lối thoát của nhiều nhân vật để tìm đến một không gian khác yên lành hơn.

Thiên thần sám hối xây dựng không gian trung tâm là phòng chờ đẻ của một bệnh viện. Không gian hiện thực rất hẹp, trở đi trở lại là những chiếc giờng nơi sản phụ nằm chờ sinh. Nhng cứ đọc tác phẩm bạn sẽ có cảm giác nơi đây là cái rốn của vũ trụ, hút về không gian nhỏ hẹp ấy là bao nhiêu cảnh đời, bao nhiêu số phận, bao nhiêu bi kịch dở khóc dở cời. Không gian nghệ thuật của tác phẩm cứ thế co giãn theo từng nhân vật và câu chuyện kể của các sản phụ đợc ngời mẹ bào thai lắng nghe và thấm vào bên trong đứa bé.Thế giới đa chiều, phức tạp hiện về qua từng câu chuyện. Nơi hoài thai những đứa trẻ cũng là không gian của xã hội muôn màu nhng phần lớn cho ta cảm nhận sự kinh khủng đến không thể tin đợc.

- Một chiếc phản bán thịt ngoài khu chợ, nơi đôi tình nhân vội vàng trao gửi trong tình yêu sét đánh.

- Một phòng trọ của ngời đàn bà bỏ chồng, con lên thành phố làm nghề thu mua đồng nát, nơi bà tự nguyện ăn nằm với bốn ngời đàn ông làm thuê.

- Căn phòng của cặp vợ chồng đã lâu không thể có đợc một giấc mơ đẹp bởi bóng ma của cô gái bị giết thảm luôn hiện về với cuộc trả thù không bao giờ dứt.

- Một căn phòng khách sạn, nơi cô Giang đã chấp nhận hiến thân mình cho ông tổng biên tập dê cụ để đổi lấy quyết định phân công công tác.

- Căn bếp sơ sài của gia đình nông thôn nơi ông cán bộ đáng kính đã cỡng hiếp cô thôn nữ 30 năm trớc.

- Căn phòng sinh viên vào buổi tối thứ bảy và nỗi lo sợ về đứa con ra đời không mong muốn.

- Một phòng thủ thuật đợc che sơ sài bằng chiếc màn nhỏ nơi ông bác sĩ lạnh lùng giúp ngời phụ trẻ giải quyết hậu quả không mong muốn của những cuộc chơi.

- Nhà vệ sinh nào đó, ngời phụ nữ đã xổ bào thai từ cơ thể mình…

Không gian mở ra liên miên. Lúc chạy về tâm điểm là phòng chờ đẻ, lúc chạy đến khu nghỉ mát, lúc về một vùng nông thôn… Lợng thông tin có đợc từ đó cứ đầy lên, nhức nhối… Có bao nhiêu ngời trong xã hội đang tỏ ra vô trách nhiệm với sự sinh nở của mình, vô trách nhiệm với những đứa trẻ ngay từ khi nó đợc hoài thai hay là có bao nhiêu giá trị đang bị cơ chế thị trờng làm mờ đi trong vòng cơng toả của nó.

Tạ Duy Anh không tạo những không gian ngẫu nhiên chỉ có ý nghĩa cho cốt truyện xuất hiện. Những tín hiệu về không gian là biểu hiện của nghệ thuật trần thuật. Phố G, phòng chờ sinh hay làng Thổ Ô đều có tính biểu tợng gắn với chủ đề tác phẩm. Nó là không gian bên ngoài để mở ra không gian bên trong, không gian tâm lý... đầy phức tạp. Không gian nghệ thuật cùng với thời gian nghệ thuật sẽ làm rõ hơn chủ đề t tởng và cách tân nghệ thuật của Tạ Duy Anh.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết tạ duy anh từ góc nhìn thi pháp thể loại (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w