3.2.2.1. “Thời gian nghệ thuật thể hiện sự tự cảm thấy của con ngời trong thế giới… cũng thể hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phơng thức tồn tại của con ngời trong thế giới. Trong thế giới nghệ thuật, thời gian nghệ thuật xuất hiện nh một hệ quy chiếu có tính tiêu đề đợc giấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm” [32, 273].
Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm bao gồm cả thời gian trần thuật và thời gian đợc trần thuật. Các bình diện thời gian cũng không chỉ là quá khứ, hiện tại, tơng lai mà còn thời gian xã hội, thời gian tâm lý, thời gian sự kiện, thời gian lịch sử, thời gian cá nhân… “Sự cảm thụ thời gian gắn liền với ý thức về ý nghĩa của của cuộc đời, với quan niệm về thế giới và lịch sử, với ớc mơ, lý tởng và năng lực hoạt động của con ngời” [64, 190].
Từ thời gian vũ trụ khép kín trong thần thoại, thời gian quá khứ tuyệt đối của sử thi đến thời gian một chiều của cổ tích, tiểu thuyết là thể loại có sự thể hiện thời gian nghệ thuật độc đáo nhất. Đây chính là thể loại mà thời gian đời thờng tuyến tính có xu hớng mờ đi, thời gian sự kiện thu lại nhờng chỗ cho thời gian bên trong gắn với tâm hồn con ngời. Đây cũng là thể loại có sự đan bện của nhiều chiều thời gian trong cùng một thế giới nghệ thuật: thời gian lịch sử, thời gian cá nhân, thời gian quá khứ, thời gian hiện tại, thời gian sự kiện, thời gian tâm lý. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết luôn có xu hớng thoát khỏi thời gian tuyến tính bởi đặc trng của thi pháp tiểu thuyết luôn miêu tả đời sống với con ngời nếm trải đồng thời luôn cố gắng xoá bỏ khoảng cách giữa ngời trần thuật và đối tợng trần thuật. Các bình diện thời gian bị xáo trộn không chỉ quá khứ và hiện tại mà nhiều khi bị phân mảnh lắp ghép làm cho việc thể hiện tâm hồn con ngời ngày càng sâu sắc hơn. Thủ pháp dòng ý thức có ý nghĩa đặc biệt trong tạo hình thức thời gian nghệ thuật mới. Có khi chỉ một sự kiện bên ngoài cũng đủ cho tâm hồn bên trong trải qua một cuộc sống nội tâm dài trong một thời gian khác.
3.2.2.2. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh mang
đậm sắc thái hiện đại. Mỗi tiểu thuyết lại có cách thể hiện thời gian nghệ thuật riêng phù hợp với chủ đề tác phẩm.
Lão Khổ đợc coi là tiểu thuyết vẫn xây dựng nhân vật theo hớng truyền thống nhng cách kể chuyện là hoàn toàn mới. Tiểu thuyết chia ra những chuyện
ngoài rìa và những chuyện chính yếu nhng toàn bộ tác phẩm là dòng nội tâm
của nhân vật đợc mở ra bắt đầu từ sự kiện ở thời điểm hiện tại: Lão Khổ sắp ra
toà. Sự kiện ấy làm bùng nổ trong ký ức nhân vật những câu chuyện dài trong
quá khứ. Cứ một chi tiết của thời gian hiện tại lại gợi một câu chuyện dài của quá khứ. Những chi tiết ấy dù là hiện tại hay quá khứ đều giúp ta lý giải đến tận
cùng hiện thực: Vì sao lão Khổ phải ra toà? Vì vậy, cũng có thể nói rằng, trong
Lão Khổ thời gian nghệ thuật đợc thể hiện theo cấu trúc đồng tâm. Nghĩa là, dù
quá khứ hay hiện tại thì đều hớng về một nhân vật, lý giải một sự kiện, giải mã một số phận con ngời trong hiện tại.
Những chuyện của lão Khổ hôm nay đã tiền định hoặc có nguyên nhân từ những sự kiện trong quá khứ hoặc ngay trong hiện tại. Lối kết cấu thời gian nh thế có khả năng tái hiện đời sống trong một phạm vi rộng và sâu hơn. Tạ Duy Anh kể rất nhiều chuyện. Chuyện lão Khổ đi ở cho Chánh Tổng ngày xa, việc lão Khổ lật đổ Chánh Tổng 30 năm trớc và việc con cháu Chánh Tổng vẫn nuôi mối hận muốn trả thù, chờ đợi ngày lão Khổ ra toà nh chờ đợi một bữa tiệc thịnh soạn là một kênh thời gian làm rõ một phần cuộc đời lão Khổ. Chuyện lão Khổ đợc sinh ra trong cơ hàn suýt chết, đến những ngày tháng lăn lộn chăn vịt và mối tình tội nghiệp của hai con ngời khốn khổ rồi bớc thăng trầm khi hoạt động đánh đổ phong kiến, bị quy kết là quốc dân Đảng, đợc sửa sai, làm chủ tịch xã lại là một kênh thời gian nữa xuyên suốt từ quá khứ đến hiện tại để lý giải sự kiện lão Khổ ra toà. Những ngày đi chăn vịt, đi ở cho Chánh tổng (quá khứ xa), leo lên chức chủ tịch huyện (quá khứ gần) đến lúc ngồi ghế bị cáo (hiện tại) là một kênh thời gian nữa lý giải sự long đong của kiếp ngời. Nh vậy kiến tạo thời gian nghệ thuật phức hợp quá khứ - hiện tại làm sáng tỏ bức tranh hiện thực, số phận con ngời.
Với Thiên thần sám hối, tác giả co lại tối đa thời gian cơ học, thời gian bên ngoài nhng lại mở ra hết cỡ thời gian bên trong. Thời gian trần thuật chỉ là 72 giờ trớc khi bào thai ra đời. Nhng chính trong ba ngày ngắn ngủi ấy, tất cả bùng nổ bức tranh hiện thực dài bằng cả đời ngời, dài hơn cả đời ngời. Ba ngày đủ thời gian để những ngời phụ nữ đã có con và cha có con có thể giãi bày tình cảnh của mình. Trong 72 tiếng đó, tất cả sự chuyển dịch thời gian cơ học nh chậm lại để đứa trẻ lớn lên trong nhận thức và hiểu rõ hơn về thế giới nó sắp chung sống. Bị dồn trong thời gian nghệ thuật đầy bức bách nh thế, ngời đọc cảm đợc nhịp đời đang căng ra, hiện thực vừa xô bồ, vừa khủng khiếp. Đi tìm nhân vật lại là một cách triển khai khác, thời gian cơ học, thời gian ngoại cảnh nhiều khi bị nhoà đi. Vẫn là hành trình của Tôi đi tìm thằng bé đánh giày, đi tìm chính mình nhng thời gian lắm khi không đợc xác định rõ
ràng cụ thể. Quá khứ, hiện tại đan cài vào nhau nhng đó là khi nào thì khó xác định. Tác giả nh đã bớc ra khỏi đờng biên của tiểu thuyết hiện thực truyền thống để tạo một kiểu phản ánh hiện thực mới vừa cụ thể, vừa trừu tợng. Ngời đọc dễ gặp những cụm từ nh hôm qua, hôm kia. hôm nay… Ngay ngời dẫn
chuyện ngay từ dòng đầu tiên của tác phẩm cũng tạo một cảm thức về thời gian không xác định. “Khi chuyện này đợc kể lại thì nhiều năm tháng và sự kiện đã trôi qua .” Tình trạng mù mờ về thời gian từ ngời kể chuyện đến các nhân vật khác cứ lặp đi lặp lại. Câu hỏi của Tôi với ngời dân phố G muốn làm sáng rõ vùng mù mờ thời gian ấy.
“…Cụ có biết chuyện thằng bé đánh giày bị đâm chết hôm kia …” “Anh biết chỗ này chiều hôm kia xảy ra chuyện gì?”
“Mọi ngời hỏi nhau ríu rít mà không thấy ai ngời trả lời. - Từ bao giờ? - Một gã đàn ông hỏi một chị phụ nữ. - Từ bao giờ? - Chị này hỏi một ngời khác.
- Từ bao giờ? - Ông già cạnh tôi giật áo một bà nội trợ. - Cái gì từ bao giờ? Bà này hất tay một cách khó chịu.”
Những câu hỏi riết nóng, dồn dập nhng vô nghĩa bởi chính ngời hỏi cũng không thể xác định đợc nội dung vấn đề cần biết. Họ vừa là một đám đông hiếu kỳ vừa là nguyên nhân của sự hỗn loạn khiến những chuyện không đâu trở nên nghiêm trọng. Không chỉ có thế, thời gian bị các nhân vật biến thành những khái niệm tầm phào, không có gì đáng tin cậy.
“ Hôm kia? Cô có biết nó xảy ra vào lúc mấy giờ không?
- Lúc đó… nếu không phải buổi sáng thì chắc là buổi chiều! Hình nh buổi chiều nếu lúc đó không phải là buổi sáng”.
Cách nói buông tuồng, vô trách nhiệm ấy hoá ra lại là sự giễu nhại những điều vốn nghiêm túc bình thờng của cuộc sống, cho thấy nhiều giá trị đang bị đánh tráo trong một thế giới nhiều chuẩn mực bị hạ bệ.
“Có đúng em nói với anh hôm kia không nhỉ. Nếu không hôm kia thì cũng chỉ sau trớc một ngày. Nhng đúng là hôm kia. Để em xem nào, hôm kia,
hôm kìa, hôm qua… Chắc chắn không phải hôm qua còn hôm kia thì … không,
chính xác là hôm kia. Đúng rồi, đúng rồi anh ạ, hôm kia, tức là cách hôm nay
một ngày, à hai ngày. Thôi cứ cho là hôm kia đi, bởi vì hôm kia, hôm qua hay hôm nay thì cũng thế. Nhng mà em vẫn cho là hôm kia, bởi chả lẽ lại là hôm qua. Theo anh thì hôm nào đúng hơn cả. Vâng hôm kia, lần này em cam đoan,
lúc đó, nếu là buổi chiều thì có lý hơn, hình nh đúng là buổi chiều, em đang ngồi, đúng rồi, nh đang ngồi với anh thế này” [8, 89-90].
Nhiều khái niệm về thời gian đợc tung ra nh hoả mù nhng không thể biết đó là lúc nào. Có sự hoang mang, có sự rối trí của con ngời khi nhận thức đời sống.
Các nhân vật trong Đi tìm nhân vật cũng có cách cảm nhận thời gian khác nhau. Với ngời cha của Tôi, thời gian cuộc đời ông là những gì thuộc về ngày mai, vô vọng mù mịt. Còn với tiến sĩ N, thời gian gắn liền với con số bốn giờ sáng. Khi đêm cha qua, ngày cha tới nhng đó là bắt đầu một ngày với một cuộc sống khác phi vật chất, phi không gian, phi thời gian. Đó là thời gian của con ngời cảm nhận sự vong bản trớc cuộc đời. Ngay nhân vật Tôi- trong hành trình quay lại phố G đã cảm nhận rất rõ sự vô nghĩa của thời gian trong sự vô tâm của ngời đời.
“ … Tôi vẫn cứ hỏi lại câu hỏi cách đây mấy hôm.
- Trong thời gian độ một tuần trở lại đây cô có biết vụ thằng bé đánh giày bị đâm chết ở chỗ kia không?
Cô chủ quán đang giới thiệu, ngừng ngay lại:
- ồ cách đây mấy tháng cũng có một ngời hỏi em đúng cái câu anh hỏi.
- Cách … những mấy tháng ?
- Có thể là mấy tuần thì đúng hơn.
- Cô cố nhớ lại xem.
- Hoặc là tuần trớc gì đó, đại loại em cảm thấy lâu rồi”.
Có thể nói với Đi tìm nhân vật, Tạ Duy Anh đã rất kỳ công tạo dựng một thời gian nghệ thuật đầy tính quan niệm. ở đó mỗi tín hiệu thời gian đều nhằm làm rõ chủ đề t tởng của tác phẩm. Đó là thứ thời gian mù mờ khó xác định. Nó
không còn là thời gian tuyến tính, khách quan mà là thời gian tâm trạng với cảm thức hoài nghi của con ngời trớc cuộc đời.
ở Giã biệt bóng tối, thời gian đợc cảm nhận trong mối tơng quan giữa ánh sáng và bóng tối, giữa hiện thực và huyền thoại, giữa quá khứ và hiện tại. Đó là dòng thời gian đi qua số phận, đời sống tâm hồn con ngời mà không hề êm ả. Nó cuộn xoáy, nhào nặn con ngời trong vòng quay vô tình của nó. Nhng đó cũng là dòng thời gian đang vận động để Giã biệt bóng tối hớng tới ánh sáng. Đó là thời gian của tơng lai đang chờ đợi cậu bé Thợng, chị gái điếm… những tâm hồn thánh thiện ẩn dới hình hài rách nát.
Nói tóm lại, chú ý tạo dựng không gian, thời gian nghệ thuật Tạ Duy Anh đã đột phá trong nghệ thuật trần thuật. Những yếu tố này đã trở thành không thể thiếu để khắc hoạ rõ nét tính cách nhân vật và luận đề của tác phẩm.