Kết cấu mở là một hớng tự sự phát triển trong thời kỳ hiện đại. Với kết cấu mở, các nhà văn đã giảm vai trò của cốt truyện, ranh giới nhân vật chính - phụ; nhân vật trung tâm; nhân vật phản diện - nhân vật chính diện mờ dần đi. Cách kể chuyện theo thời gian tuyến tính đã giảm, không gian sự kiện lồng trong không gian tâm lý, không gian nghệ thuật. Cách kết cấu tác phẩm cũng không còn là một kết thúc rõ ràng hoặc thân phận nhân vật đợc định đoạt trắng - đen. Nhiều lúc, tác phẩm dừng lại trong sự hẫng hụt, việc phán xét nhân vật dành cho ngời đọc. Lối kết cấu mở cũng tôn trọng lối kể truyện trong truyện. Thậm chí, tiểu thuyết bao gồm nhiều chuyện khác nhau, nhiều số phận khác nhau. Sự ràng buộc của những cái khác nhau đó có khi hữu hình, có khi rất vô hình trừu tợng mà ngời đọc không phải lúc nào cũng nhận ra.
Tiểu thuyết của Tạ Duy Anh viết chủ yếu theo kết cấu mở. Ngay nh cách đặt tiêu đề từng chơng, từng phần của tiểu thuyết cũng cho thấy tác phẩm không thể đợc đọc nh cách cũ. Tiểu thuyết Lão Khổ với hai phần chính:
Phần 1: Chuyện chính yếu hay là phần mở đầu Phần 2: Những chuyện ngoài rìa
Nếu chuyện chính yếu chỉ đợc kể trong khoảng 8 mặt giấy thì phần chuyện ngoài rìa chiếm tới hơn 200 trang. Với cách tổ chức ấy, Tạ Duy Anh khẳng định một quan niệm mới về hiện thực. Chuyện ngoài rìa trong tiểu thuyết
Lão Khổ là chuyện về cả cuộc đời lão Khổ cho đến khi chuẩn bị ra toà và chỉ
nghĩ đến cái chết; là chuyện về thù hận của lão Khổ và cả chi họ Tạ ất tạo nên âm mu trả thù âm ỉ suốt mấy chục năm. Những chuyện ngoài rìa mở ra nhiều mối quan hệ giữa Tạ Khổ với các nhân vật khác: với bà Khổ, với Vũ Xuân, với lão Tự, Chánh Tổng, T Vọc, Năm Cận, lão Phụng, chị Th, mụ Quản... Mỗi mối quan hệ ấy, mở ra một câu chuyện. Kết cấu mở không cho cốt truyện dừng lại đơn tuyến mà đa chiều, phức tạp. Không thể đọc một đoạn, không thể thởng thức một chơng mà hiểu đợc tác phẩm.
Kết cấu mở cũng đem lại hiệu quả rõ rệt trong Thiên thần sám hối. Điểm xuất phát của tiểu thuyết là sản phụ với bào thai còn 72 giờ nữa thì chào đời. Không dừng lại tả nỗi đau của ngời mẹ, sự căng thẳng của bác sĩ, Tạ Duy Anh
đặt điểm nhìn từ bào thai, mở rộng kết cấu để khái quát một hiện tợng xã hội. Cứ thế bao nhiêu chuyện, bao nhiêu số phận, bao sự oan trái xuất hiện. Nó không chịu sự ràng buộc với số phận ngời sản phụ hay bào thai mà tự nó lên tiếng cảnh báo về những nguy hại của lối sống buông thả, của quan niệm vô trách nhiệm về sinh đẻ, nuôi con và lớn hơn là chức phận làm ngời. Cuối tác phẩm nhà văn không đa ra một phán xét nào, bào thai cũng quyết định ra đời. Nhng những sự kiện tạo bởi kết cấu đa chiều rộng đờng cho ngời đọc nghĩ suy về cuộc sống đang diễn ra.
Tạo kết cấu mở, Tạ Duy Anh không quên xây dựng biểu tợng trong tác phẩm để chuyển tải t tởng nghệ thuật. Tiểu thuyết của Tạ Duy Anh luôn thể hiện sự tơng phản ánh sáng- bóng tối; thiện- ác; thiên đờng- địa ngục; hiền nhân - ác quỷ. Sự tơng phản ấy làm mỗi cuốn tiểu thuyết trở thành nơi phản chiếu những thái cực khác nhau của đời sống, bản chất con ngời.
Kết cấu mở tạo chỗ cho những biểu tợng xuất hiện. Đi tìm nhân vật gây ấn tợng với hình tợng hắn. Không ai rõ dáng hình hắn. Hắn bám riết lấy nhân vật Tôi. Hắn xuất hiện khi ngời gác rừng bị giết. Hắn xuất hiện trong ký ức của Tôi về tuổi ấu thơ buồn bã và đầy bóng tối. Hắn hiện lên trong tâm trí khi tiếng e hèm sau bức rèm vang lên. Hắn là bóng tối, hắn là cái xấu, hắn đang huỷ diệt cuộc sống. Biểu tợng về một kẻ ẩn mình với tiếng e hèm đã từng xuất hiện trong truyện ngắn Những chiếc gáy. Tiếng e hèm gợi một thế lực đáng sợ trong bóng tối. Biểu tợng chiếc gáy trong truyện ngắn cùng tên kia còn mở ra một thế giới mờ mờ nhân ảnh, những con ngời không cá tính đang di chuyển. Hành trình theo những chiếc gáy hay là hành trình đi tìm bản ngã, cá tính riêng của con ngời. Giã biệt bóng tối cũng có những biểu tợng đầy giá trị nghệ thuật. Kẻ ẩn mình trong bóng tối mang trong mình bí mật về ngôi mộ cổ, về cuốn sách, về lời nguyền có sức khuynh đảo cả làng Thổ Ô. Những cái chết bất đắc kỳ tử, những bóng tối đang phủ lên làng Thổ Ô. Bóng tối luôn có thế lực ghê gớm để làm những điều tai quái nhất. Nhng nó không thể khuấy đảo mãi cuộc sống. Bóng tối rồi cũng có lúc sẽ bị đào thải khỏi cuộc sống này.
Với những biểu tợng nghệ thuật giàu ý nghĩa nh thế, tiểu thuyết của Tạ Duy Anh dành chỗ cho ngời đọc phát huy sức tởng tợng, liên tởng, đánh giá, phán xét đồng thời cũng chuyển tải đợc nhiều thông điệp về cuộc sống.