Ngôn ngữ ngời kể chuyện

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết tạ duy anh từ góc nhìn thi pháp thể loại (Trang 103 - 104)

Ngôn ngữ ngời kể chuyện thể hiện quan điểm của tác giả đối với cuộc sống. Ngôn ngữ ngời kể chuyện có vai trò then chốt trong phơng thức tự sự và còn là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách nhà văn, truyền đạt cái nhìn, giọng điệu, cá tính của tác giả. Ngời kể chuyện có thể chính là tác giả ngoài đời, có thể không. Do hình tợng nghệ thuật bao giờ cũng đi qua lăng kính chủ quan của nhà văn mà ngôn ngữ của ngời kể chuyện luôn mang sắc thái riêng của chủ thể. Ngôn ngữ ngời kể chuyện có thể chỉ có một giọng hoặc có hai giọng thể hiện sự đối thoại với ý thức khác về cùng một đối tợng miêu tả. Ngôn ngữ ngời kể chuyện còn là sự thể hiện các sắc thái, quan điểm bổ sung do lập trờng, đặc điểm tâm lý, cá tính nhân vật - ngời kể chuyện mang lại. Qua ngôn ngữ ngời kể chuyện, cá tính số phận của các nhân vật đợc hiện lên đầy đủ. Ngời đọc thông qua lời ngời kể chuyện mà thâm nhập sâu vào diễn biến của tác phẩm, có khi đ- ợc hớng dẫn để hiểu rõ thêm nhiều vấn đề nhà văn muốn gửi gắm.

Nh ở phần trên đã nói, Tạ Duy Anh là nhà văn không ngại tham gia vào cốt truyện, trực tiếp là ngời dẫn dắt cốt truyện. Ngôn ngữ của ngời kể chuyện nhiều khi không đơn giản chỉ là giới thiệu mà còn bình luận, đánh giá. Cái tôi của ng- ời kể chuyện bắt ngời đọc dõi vào số phận nhân vật. Các tiểu thuyết của Tạ Duy Anh bao giờ cũng cho thấy ngôn ngữ ngời kể chuyện có vai trò không nhỏ trong lời kể. Mỗi tiểu thuyết, vai trò ấy đợc bộc lộ không giống nhau tạo thành vẻ đẹp riêng. Với Lão Khổ, ngời dẫn chuyện ở ngôi thứ ba, không xng hô cụ thể nhng sắc điệu lời kể thì rõ là của nhà văn đau xót, cay đắng nh đã nhập thân vào nhân vật. Đến tận chơng cuối, trong lời tái sinh - màn chót, ngời kể chuyện mới xuất

đầu lộ diện khi đã dẫn ngời đọc đi hết cả câu chuyện. Giọng điệu vừa khách quan phán xét, vừa trầm t, trải nghiệm về số kiếp ngời nông dân. “Hoá ra lão Khổ là nhân chứng cuối cùng đáng tin cậy về một về một quá khứ đang hấp hối. Những chuyện về lão nhiều vô kể, hấp dẫn đến mức tôi không rời lão nửa bớc. Vụ án lão Khổ, nh đã chép, chỉ đáng là một chuyện tầm phào, so với biến cố đời lão” [1, 237].

Đến Thiên thần sám hối ngời kể chuyện đã hoá thân vào nhân vật xng tôi là bào thai sắp chào đời. Giọng điệu của bào thai vừa ngây thơ, ngỡ ngàng, vừa già dặn, trải đời. Đó là thứ ngôn ngữ đầy tính kỹ thuật vừa tự nhiên đến độ khó nhận ra đâu là giọng thật, đâu là sự mỉa mai, đay đả. Ngôn ngữ ấy vừa cho thấy một tính cách láu lỉnh, khôn ngoan vừa bản lĩnh. Bằng cái giọng ấy, các cô đỡ đẻ, hộ lý đợc gọi bằng cái tên: bà khàn khàn, bà the thé chứ không thể gọi tên riêng hay nghề nghiệp của họ. Bằng giọng điệu ấy, nhà văn vừa can thiệp rất sâu vào cốt truyện vừa tỏ ra vô can với các sự kiện xảy ra lại vừa kín đáo thể hiện thái độ tình cảm của mình.

Giã biệt bóng tối lộ rõ ngôn ngữ của ngời kể chuyện. Sự can thiệp của ngời kể chuyện thể hiện rõ khi các chơng truyện đều có sự dẫn dắt của ngời dẫn chuyện. Nhà văn công khai vai trò và giọng điệu của ngời dẫn chuyện vừa để tạo sự khách quan trong phản ánh, vừa tạo đợc những góc nhìn khác nhau trớc hiện thực.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết tạ duy anh từ góc nhìn thi pháp thể loại (Trang 103 - 104)