Từ các kiểu nhân vật của Tạ Duy Anh, có thể thấy sự thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật ở một số phơng diện sau:
2.4.1. Tạo tình huống nghệ thuật
Nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh quan niệm tình huống nh một thứ thuốc nớc rửa ảnh. Nó giúp hình ảnh con ngời nổi lên. Trong tác phẩm tự sự, tình huống là những biến cố, mâu thuẫn mà qua đó sẽ là cú hích thúc đẩy cốt truyện phát triển. Khi xây dựng nhân vật, Tạ Duy Anh dụng công xây dựng các tình huống ngẫu nhiên, tình cờ để nhân vật đợc tham gia vào cốt truyện và bộc lộ chính mình. Tình huống đứa trẻ trong bụng mẹ không chịu ra đời hết sức táo bạo. Không phải ai cũng dám mợn mồm đứa trẻ cha biết nói để nói chuyện đời.
Một tình huống phi lý để khắc sâu nhiều cái phi lý khác trong cuộc đời. Cũng từ tình huống ấy mà bệnh viện hiện lên, chân dung các sản phụ hiện lên. Tình huống đi tìm nguyên nhân thằng bé đánh giày bị đâm chết vừa có màu sắc trinh thám, vừa gợi lên phong cách của một nhà báo thích những vấn đề nóng hổi chuyên viết phóng sự. Từ tình huống ấy mà nhân vật hiện lên trong trạng thái không định hớng đợc bản thể của mình. Tình huống lão Khổ sắp ra toà lại là cú hích để cuộc đời của con ngời chỉ nếm mùi thất bại hiện lên.
Có thể nói, tạo đợc một tình huống là để nhân vật hiện lên trọn vẹn trong cảm nhận của ngời đọc dễ dàng hơn. Với tiểu thuyết hiện đại, khi dung lợng của tác phẩm không dài, hiện thực đời sống lại bộn bề, những vấn đề đặt ra không đơn nhất thì tạo tình huống nghệ thuật là con đờng tốt nhất và cũng là khó nhất. Nó đòi hỏi lao động nghiêm túc và sáng tạo của nhà văn để nhân vật của mình không lặp lại chính mình hay lặp lại ngời khác.