Nhân vật nông dân

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết tạ duy anh từ góc nhìn thi pháp thể loại (Trang 72 - 75)

Ngời nông dân là nhân vật truyền thống của văn học Việt Nam. Với Tạ

Duy Anh, ngời sinh ra từ làng quê, lớn lên từ đồng quê, gắn bó sâu sắc với quê hơng thì cái nhìn sâu sắc về ngời nông dân là điều dễ hiểu. Trong tập tản văn

Ngẫu hứng sáng, tra, chiều, tối, Tạ Duy Anh tỏ ra thích thú với những gì ngời

nông dân tạo ra. Ông nhìn tất cả những gì gắn với ngời nông dân dới góc độ văn hoá đậm bản sắc dân tộc. Trong tiểu thuyết của mình, Tạ Duy Anh đi tìm lời giải đáp cho số phận ngời nông dân. Lâu nay ta vẫn quen với những cụm từ nh ngời nông dân là lực lợng cách mạng đông đảo, ngời nông dân đợc làm chủ cuộc đời của mình. Thực sự thì sao? Nhà văn đã chứng minh rằng họ bị cuốn vào vòng xoáy của lịch sử mà không hề nhận ra. Lão Khổ hiện thân cho bao

nhiêu bi kịch của ngời nông dân mà bi kịch sau đáng sợ hơn, trớ trêu hơn bi kịch trớc. Lão Khổ xuất hiện trong tác phẩm từ khi còn là đứa trẻ đi làm thuê cho địa chủ, đứa trẻ mà cụ Chánh đã sớm nhận ra khả năng nổi loạn của nó từ “đôi mắt con phợng non”. “Cặp mắt ấy cụ nh thấy có một ngọn lửa đến một lúc nào đó đốt cháy cả cơ đồ của cụ” [1, 47]. Tuổi thơ khổ nhục, thuở thanh niên không hơn gì, đến ngay cả đêm đầu tiên đợc làm đàn ông cũng tiền định một t- ơng lai đầy sóng gió. “Đêm đen kịt nh thuở hồng hoang. Gió thổi lùng bùng ngoài đồng lác nh có cả bầy hồn ma đang nô giỡn” [1, 36]. Cuộc đời lão rẽ sang một hớng mới. Lão vào du kích và đã có những ngày tháng hào hùng khi đợc trả thù kẻ đã hành hạ mình. Cả một cơ ngơi bề thế của cụ Chánh sớm biến thành tro bụi bởi sức mạnh của đội quân nông dân nghèo khổ có thừa lòng căm thù nhng lại thiếu mất lý trí. Ngu dốt, căm giận, họ cùng Tạ Khổ đốt phá, cớp bóc giết chóc, kết án. Nếu cụ Chánh và những ngời theo phe cụ Chánh đã gây tội ác, gây hận thù thì chính lão Khổ trong cơn hng phấn mông muội của kẻ nô lệ đợc tháo xiềng xích cũng gây ra bao tội ác. Lão Khổ đem tất cả đau đớn, tủi nhục thành lòng căm thù, thành khát vọng trả thù. Với lão, tất cả đều có nhân quả, không thể thay đổi. Kẻ thù mãi là kẻ thù không thể hoá giải. Tởng đã là ngời nắm giữ đợc lịch sử nhng thực chất lão luôn thất bại. Lão mắc lừa mụ Quản, đứa con trai bỏ đi với lá th lên án lão, bản thân lão phải ra toà ngay chính ở chế độ mà lão đã ra sức vun đắp xây dựng bằng niềm lạc quan, bằng những ý tởng đầy mơ mộng của mình. Kẻ thù của lão sau 30 năm vẫn không quên đợc mối thù. Cứ thế, số phận ngời nông dân trong ngòi bút của Tạ Duy Anh trở nên đáng buồn. Tạ Duy Anh không lặp lại cách viết về ngời nông dân của những cây bút hiện thực nửa đầu thế kỷ XX. Họ đau thơng, bị chà đạp, vùi dập nhng có những phẩm chất cao đẹp. Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao sống trong đau khổ và đáng trọng. Qua Lão Khổ, cái nhìn ngời nông dân đa chiều hơn. Họ vẫn là nhân vật chính trong xã hội mới này, nhng cha thể làm chủ đời mình. Lịch sử đã cuốn họ trong vòng quay vô hồi của nó để đến cuối đời lão Khổ chỉ biết thở dài “đa phần những việc đời lão làm đều có kết quả trái với ý định của lão” [1, 10]. Giấc mơ với phiên toà dới âm phủ nh là sự đánh giá công bằng nhất cả công và tội của lão Khổ. “Tên Tạ Khổ này vì mù quáng mà gây tội lỗi. Nhng xét tâm địa hắn cũng không đến nỗi nào. Hắn không hiểu việc hắn

làm thì làm sao biết tội mà nhận.” Bóng dáng của lão Khổ còn xuất hiện trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm của Tạ Duy Anh nh một cảm hứng đồng tâm. Trong truyện ngắn Lũ vịt trời, lão Khổ là ngời nông dân tìm cách xoay xở thoát nghèo, nhng làm sao thoát ra khỏi nỗi nghèo khó ấy khi mà những t tởng ích kỷ, vụ lợi đến tàn nhẫn của các “công bộc” thời nông thôn mới vẫn tồn tại. Lại là lão Khổ muốn biến thiên tai của trời thành cách để làm ăn. Nhng đàn vịt của ngời nông dân bị ăn cớp từ gốc đến ngọn. Đau đớn thay, hàng ngàn tấn lúa đang mọc mầm trong nớc mà không thể nuôi vịt. Chỉ có những chú vịt trời vẫn béo tốt, vẫn bay tự do. Trong vở kịch Trò đùa của số phận lại vẫn là ngời nông dân với bao trăn trở về cuộc đời, về những bất công vẫn đeo đẳng theo cuộc đời họ.

Nông thôn và nông dân trở đi trở lại trong các tác phẩm của Tạ Duy Anh. Thiên thần sám hối không quên dẫn ta về nông thôn Việt Nam thời hợp tác hoá nông nghiệp. Nơi đó có một ông chủ tịch xã Hoàng, ngời làng Đồng bị kiện chỉ vì tự tiện làm thịt một con lợn ốm tổ chức cho con cháu ăn một bữa. Sự kiện ấy để lại hệ luỵ về một vụ án mạng xảy ra 20 năm sau đó mà thủ phạm cũng chính là nạn nhân của một vụ giết ngời. Đó là vị cán bộ đi thực tế hồi đó và vụ cỡng dâm trong bóng tối một cô gái quê mùa. Cô thôn nữ không thể chống chọi lại cái ác, nuôi con một mình. Cho đến tận lúc sang bên kia dốc cuộc đời cái tủi nhục vẫn đeo bám khi bà là ngời mẹ của kẻ giết ngời.

Giã biệt bóng tối vẫn lấy không gian nông thôn đậm chất Bắc Bộ. Ngời nông dân sống trong không gian chật chội của làng Thổ Ô với đủ đói nghèo, hủ tục, định kiến, hận thù, lời nguyền… Những ngời nông dân trong thế giới ấy chịu bi kịch từ chính sự tăm tối của họ. Họ vừa đáng thơng vừa đáng trách. Họ đói, nghèo, ngu, dốt… luôn sợ những kẻ lớn hơn mình và cũng dễ lộ ra sự độc ác vô luân với những kẻ yếu. Lão Tung luôn bắt cậu bé Thợng trong coi những thùng phân hôi thối và sẵn sàng coi cậu là nơi trút nỗi giận dữ khi trò lừa gạt của lão ta bị lộ; San chó mang vợ ra để lừa những kẻ tham của lạ kiếm lời; lão Định nỡ ăn cắp tất cả số tiền còm cõi của cậu bé mồ côi; bà Hờng - mẹ đốp ác khẩu đem Thợng ra làm trò mua vui, tìm cách cho vợ chồng ngời khác sứt mâm, vỡ bát mới hả lòng hả dạ. Gã Bính, kẻ đào mỏ từ thành thị trở về đã huyênh hoang bằng những ý tởng điên rồ về “ngôi nhà đồ sộ có thể cho cả làng ở” để

rồi rốt cuộc giống nh bà vợ ông lão đánh cá lại ngồi trớc ngôi nhà tồi tàn với chiếc máng lợn sứt.

Cứ nh thế, hình ảnh ngời nông dân chủ nhân của cuộc sống mới đâu còn hiện lên tuyệt đẹp nh trong văn học trớc đây. Vẫn là ngời nông dân thôi. Họ cha thể thoát ra khỏi cái bóng nhỏ bé của mình. Nông thôn Việt Nam còn đủ thứ nhọc nhằn đang đè nặng số kiếp con ngời. Hình ảnh ngời nông dân trong tiểu

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết tạ duy anh từ góc nhìn thi pháp thể loại (Trang 72 - 75)