Sự gia tăng, đan cài các điểm nhìn trong tác phẩm

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết tạ duy anh từ góc nhìn thi pháp thể loại (Trang 88 - 90)

Nh trên đã phân tích, khó có thể phân định đâu là điểm nhìn tác giả đâu là điểm nhìn của nhân vật. Không thể nói, nhà văn chọn điểm nhìn này hoặc điểm nhìn kia là sự ngẫu nhiên. Nhà văn thờng chọn điểm nhìn nhân vật để bộc lộ điểm nhìn của mình. Không ít nhà phê bình đã nhận ra sự cố gắng của Tạ Duy Anh trong việc gia tăng các điểm nhìn trong các tiểu thuyết của mình. Sự nỗ lực này chính là một biểu hiện của làm mới nghệ thuật tiểu thuyết. Việc gia tăng điểm nhìn cũng là chấp nhận thêm kênh đánh giá, phán xét hiện thực. Sự gia tăng các điểm nhìn, chuyển dịch các điểm nhìn giống nh đặt thêm những đèn cao áp mới từ những góc độ khác để soi rọi vào góc khuất nhất của đời sống mà không phải lúc nào ta cũng nhìn thấy từ hớng nhìn cũ. Sự gia tăng điểm nhìn không có nghĩa chỉ tạo nên thêm một kênh nhận thức, bàn luận, ở góc độ thi pháp, nó là sự đối lập với tiểu thuyết truyền thống trong thờng có cái nhìn đơn chiều.

Sự đan cài các điểm nhìn tạo nên cấu trúc đa chiều cho ngời đọc cảm nhận về hiện thực đang có chiều hớng mở ra không bao giờ dừng lại. Ngời đọc có thể soi chiếu chính hiện thực phản ánh trong các điểm nhìn khác nhau để tìm ra bản chất quy luật.

Trong tiểu thuyết Lão Khổ, sự đan cài các điểm nhìn cho phép ta lý giải số phận nhân vật rõ ràng, đi đến tận cùng của mọi biến cố. Tác phẩm bắt

đầu ý nghĩ đau đớn của lão Khổ: đa phần những việc lão làm đều trái với ý định của lão. Cả tác phẩm có một dòng mạch lý giải điều đó không chỉ bằng hồi ức quá khứ mà còn để nhân vật tự đối diện, soi chiếu, nhìn ngắm chính mình. Tạ Duy Anh đã soi chiếu bản chất của nhân vật từ những điểm nhìn khác. Sự đan cài các điểm nhìn làm ngời đọc vỡ lẽ ra nhiều điều từ chính bản thân nhân vật. Lão Khổ trong cái nhìn chính mình luôn thấy sự thất bại mà không hề hiểu đợc. Đến tận cuối đời khi đã hoàn toàn thất bại lão vẫn hoang mang trong sự xoay vần của lịch sử: tất cả đáng tin hay không đáng tin? Lão Khổ trong cái nhìn của đám con cháu chi họ Tạ ất là kẻ thù, là kẻ “ăn gan uống máu ngời”, với những ngời cùng hoạt động với lão Khổ ngày xa, lão đáng trọng và cũng thật đáng tiếc. Với chính quyền hiện tại lão Khổ là kẻ vu oan, gây rối “gở chết, tâm thần hay rửng mỡ, với dân làng Đồng thì “Đời ông Khổ còn lại có lẽ ở bà vợ và mấy ngời con” [1, 26]. Sự gia tăng, đan cài các điểm nhìn trớc số phận một con ngời đã cho ta thấy sự phức tạp, thăng trầm của đời ngời. Mở rộng trờng nhìn cũng là cách nới rộng miền hiện thực để nhân vật đợc vùng vẫy, khẳng định mình. Với sự gia tăng, đan cài các điểm nhìn trong tác phẩm, nhà văn biến cái nhìn của mình thành một phơng diện nhận thức hiện thực. Tác giả nh muốn tạo ra sự bình đẳng giữa mình và các nhân vật khác trong tác phẩm. Hiện thực đời sống đợc chuyển hoá qua nhiều kênh để ngời đọc đợc dành một khoảng tự lý giải nhận thức. Đi tìm nhân vật rất chú ý làm rõ chủ đề về sự vong bản của con ngời. Nhân vật Tôi - Chu Quý đi tìm nguyên nhân cái chết của thằng bé đánh giày. Với Chu Quý đó là sự kiện đầy ám ảnh. Còn với ngời phố G, cái chết ấy có nghĩa lý gì khi chỉ bớt đi một đứa trong đội quân đánh giày đông đúc. Bổ sung cho cái nhìn ấy, còn có tiến sĩ N, ông Bân, Thảo Miên... Bản thân nhân vật tôi, điểm nhìn bên trong đợc khắc hoạ rõ hơn điểm nhìn bên ngoài. Dòng nội tâm nhân vật đợc khắc sâu, hiện thực đợc cảm nhận, lý giải từ nhiều giác độ. Có cái nhìn hoảng hốt trớc thực tại, có cái nhìn hoài nghi về quá khứ, có cả sự bất lực trớc bí mật cha thể khám phá.

Nhà văn gia tăng điểm nhìn theo hớng hoà trộn, đan kết các điểm nhìn trong nhau. Thiên thần sám hối không chỉ có cái nhìn của bào thai. Bên trong cái nhìn ấy đan kết cái nhìn của cô phóng viên Giang, ngời đàn bà làm nghề đồng nát, ngời mẹ có con mắc tội giết ngời, gã thanh niên đặt tên con là Khốn

nạn, ngời phụ nữ bị hồn ma của ả ca-ve báo thù... Từ nhiều điểm nhìn ấy, chuyện sinh nở, số phận trẻ con trong mắt ngời lớn mới đáng sợ hơn. Khi chuyển những điểm nhìn kia vào câu chuyện của mình, Bào thai thể hiện cái nhìn bên ngoài lạnh lùng, khách quan của ngời kể chuyện, có khi lại chuyển sang điểm nhìn bên trong với băn khoăn về việc có ra đời hay không. Đan kết các điểm nhìn, ranh giới thực - h; hiện thực - phi lý cũng rút ngắn lại. Tính chất huyền ảo, phi lý làm rõ hơn bức tranh hiện thực kinh khủng tha hoá, biến dạng.

Những tiểu thuyết về sau của Tạ Duy Anh càng có xu hớng gia tăng các điểm nhìn. Giã biệt bóng tối phân định khá rạch ròi điểm nhìn nhà văn và điểm nhìn nhân vật bằng chính cách đặt tên các chơng các phần của tiểu thuyết. ít nhất có năm lần ngời dẫn chuyện chen ngang vào dòng kể của các nhân vật để lý giải, cắt nghĩa các chuyện đang xảy ra. Nh vậy, rõ ràng nhà văn - ngời dẫn chuyện không chịu là một ngời kể chuyện khách quan mà trở thành ngời dẫn dắt bạn đọc vào thế giới nghệ thuật của mình. Tôi - ngời dẫn chuyện; tôi - thằng Thợng; tao - kẻ giấu mình trong bóng tối; tôi - kẻ đào mỏ… Các nhân vật đều có thể xng tôi, ngời dẫn chuyện cũng xng tôi tạo nên một sự biến hoá mà tác giả và nhân vật đã có sự hoá thân cao độ lại vẫn giữ đợc ranh giới bằng cách chỉ kể những điều mình biết.

Số phận thằng Thợng đợc soi rọi từ nhiều hớng: với kẻ giấu mặt trong bóng tối đó là công cụ để trả thù đời bằng một lời nguyền; với ả ca ve, Thợng vừa đáng thơng vừa nh thiên thần đang cứu rỗi tâm hồn chị; với lão Định, thằng Thợng là đứa bé rất khấm khá đến không tin đợc bởi số tiền cậu kiếm đợc chẳng nhỏ chút nào; với đám thanh niên nghiện hút, sống buông thả, Thợng rất cần cho chúng mỗi khi say thuốc muốn hành hạ ngời khác … Bằng việc gia tăng điểm nhìn, số phận nhân vật đợc khái quát đầy đau khổ, bi đát: phiêu bạt, không chốn nơng thân, bị hắt hủi và lợi dụng.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết tạ duy anh từ góc nhìn thi pháp thể loại (Trang 88 - 90)