Quan niệm nghệ thuật về con ngời trong tác phẩm văn học

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết tạ duy anh từ góc nhìn thi pháp thể loại (Trang 34 - 37)

2.1.1.1. Cũng nh các loại hình nghệ thuật khác, văn học coi con ngời là trung tâm của sự phản ánh trong tác phẩm. Con ngời với tổng hoà mọi mối quan hệ, với đời sống vật chất và tinh thần, với thế giới tâm linh sâu thẳm, với những điều bí mật chỉ có thể cắt nghĩa đợc bằng chính con ngời cụ thể luôn đợc nhà văn khám phá tái hiện. “Con ngời vừa là điểm xuất phát, là đối tợng phám phá chủ yếu, vừa là cái đích cuối cùng của văn học, đồng thời cũng là điểm quy chiếu, là thớc đo giá trị của mọi vấn đề xã hội, mọi sự kiện và biến cố lịch sử” [45, 16]. Trong bộn bề cuộc sống xã hội, con ngời là đầu mối của mọi biến động, phát triển, mọi xung đột biến cố của thời đại. Cái nhìn sâu sắc toàn diện về con ngời luôn mang đến cho tác phẩm chiều sâu của sự phản ánh.

Là trung tâm sự phản ánh, khám phá của tác phẩm văn học, con ngời từ cuộc đời bớc vào văn chơng và trở thành hình tợng nghệ thuật. Trớc hết, đó là con ngời từ ngoài đời đợc đa vào trong tác phẩm nhng cũng không trùng khít với con ngời xã hội. Bởi ngoài đời, con ngời là một cá nhân, cá thể với tất cả sự tự nhiên vốn có giữa cộng đồng thì con ngời khi đã vào văn chơng đợc cảm nhận ở cấp độ hình tợng nghệ thuật trong tính chất tổng hợp và toàn vẹn của cuộc sống, lại vừa là sự cá thể, cảm tính riêng biệt. Có ngời cho rằng con ngời trong tác phẩm còn thật hơn con ngời thật ngoài đời bởi “văn học ngày càng đi đến quan niệm trọn vẹn và sâu sắc hơn về con ngời” [45, 16].

Con ngời từ đời sống vào văn chơng không phải là bản sao nguyên mẫu mà còn chịu sự chi phối từ quan điểm nghệ thuật, lăng kính chủ quan, mục đích sáng tác của ngời nghệ sĩ. Vì thế, mà mỗi nhà văn sẽ tìm cho mình một góc tiếp cận con ngời phù hợp nhất. Phản ánh con ngời trong tác phẩm, nhà văn nhận thức đợc bản chất của hiện thực đời sống và ngợc lại qua hiện thực đời sống chúng ta nhận thức sâu hơn về con ngời.

2.1.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con ngời là vấn đề tất yếu cần đợc nhận thức rõ ràng trong văn chơng. Nh đã nói ở trên, con ngời bớc vào trong văn học không còn chỉ là chính nó, đó còn là hình tợng nghệ thuật, là nơi nhà văn gửi gắm t tởng, tình cảm, cách cắt nghĩa riêng của nhà văn về đời sống. Nói cách khác, con ngời trong văn học bị chi phối bởi nhãn quan nghệ thuật riêng của ng- ời nghệ sĩ. “Quan niệm nghệ thuật về con ngời là sự lý giải cắt nghĩa, sự cảm thấy con ngời đã đợc hoá thân thành các nguyên tắc, phơng tiện, biện pháp thể hiện con ngời trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tợng nhân vật trong đó” [63, 41].

Quan niệm nghệ thuật về con ngời là một sản phẩm của lịch sử. Nghĩa là mỗi thời đại, mỗi dân tộc, trong những hoàn cảnh cụ thể, nền văn học có quan niệm nghệ thuật về con ngời tơng ứng. Con ngời trong thần thoại, trong sử thi đ- ợc cảm nhận tầm vóc của thần linh; con ngời trong truyền thuyết lại đợc cảm nhận ở tầm vóc anh hùng….Quan niệm nghệ thuật về con ngời cũng mang dấu ấn của văn hoá, t tởng tức là nó chịu sự tác động qua lại của văn học với các hình thái ý thức xã hội khác. Mặt khác, quan niệm nghệ thuật về con ngời mang đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của ngời nghệ sĩ, thể hiện cái nhìn riêng của ngời nghệ sĩ về thế giới và con ngời. Đây cũng là yếu tố cốt yếu, qua đó làm nổi bật tài năng, sự sáng tạo của ngời nghệ sĩ. Mỗi nhà văn luôn có một cách cắt nghĩa riêng về thế giới từ đó chiếm lĩnh hiện thực. Một quan niệm nghệ thuật độc đáo bao giờ cũng giúp nhà văn đem lại cho độc giả một cái nhìn mới mẻ về đời sống.

Đánh giá sự thay đổi của một nền văn học không thể không xem xét sự thay đổi của quan niệm nghệ thuật về con ngời. Trong bớc chuyển mình của văn học 1945- 1975 đến văn học sau 1975, chúng ta nhận thấy rất rõ quan niệm nghệ thuật về con ngời đã có sự thay đổi. Nhìn lại nền văn học phát triển dới sự lãnh đạo của Đảng, ta thấy rất rõ quan niệm nghệ thuật về con ngời của một thời đại anh hùng. Trớc 1975, con ngời đợc tiếp cận ở góc độ xã hội qua lăng kính sử thi, anh hùng ca. Cảm hứng yêu nớc, khát vọng độc lập tự do, lí tởng chủ nghĩa xã hội mang đến cho văn học hình tợng những con ngời mới anh hùng trong lao động, hăng say trong sản xuất và khát vọng cống hiến. Đó là con ngời cộng đồng, con ngời tập thể, con ngời với lý tởng cao đẹp vợt ra khỏi cá

nhân nhỏ bé. Sau 1975, chiến tranh đã qua đi, cuộc sống trở về với những quy luật đời thờng của nó, sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con ngời là sự tất yếu. Trớc hết bối cảnh xã hội mới tác động chi phối mạnh mẽ đến tình cảm, t t- ởng số phận của mỗi ngời. Những lợi ích cá nhân, những nhu cầu của đời sống thờng nhật luôn hối thúc bất cứ ai. Sự thức tỉnh ý thức cá nhân đòi hỏi sự quan tâm đến cuộc sống riêng t của con ngời, đồng thời mở cho văn chơng những miền đất mới của hiện thực. Cha bao giờ con ngời đợc khám phá trong sự đa dạng, đa chiều nh trong văn học thời kỳ này: Con ngời với lịch sử, với gia đình, với thiên nhiên, với chính mình, “ý thức và vô thức, đời sống t tởng, tình cảm và đời sống tự nhiên, bản năng, khát vọng cao cả và dục vọng tầm thờng, con ngời cụ thể, cá biệt và con ngời trong tính nhân loại phổ quát” [45, 16].

Quan niệm nghệ thuật không phải là cái hữu hình có thể thấy ngay trong câu chữ. Chúng ta chỉ có thể tìm thấy nó bằng sự khám phá tác phẩm ở chiều sâu bên trong hình tợng nghệ thuật. Ngời đọc chỉ có thể cắt nghĩa đợc khi tìm thấy đợc mối liên hệ vô hình giữa các yếu tố trong tác phẩm văn học. “Quan niệm nghệ thuật về thế giới và con ngời thể hiện ở điểm nhìn nghệ thuật, ở chủ đề cảm nhận đời sống đợc hiểu nh những hằng số tâm lý của chủ thể, ở kiểu nhân vật và biến cố mà tác phẩm cung cấp, ở cách xử lý các biến cố mà tác phẩm cung cấp, ở cách xử lý các biến cố và quan hệ nhân vật” [33, 274].

Hiểu đợc quan niệm nghệ thuật của nhà văn, chúng ta có một điểm xuất phát để đi sâu vào thế giới nghệ thuật, tiếp tục cắt nghĩa các lớp hình tợng ẩn tàng trong mỗi tác phẩm văn chơng. “Quan niệm nghệ thuật về thế giới và con ngời chẳng những cung cấp một điểm xuất phát để tìm hiểu nội dung tác phẩm văn học cụ thể mà còn cung cấp một điểm xuất phát để tìm hiểu nội dung của tác phẩm văn học cụ thể, mà còn cung cấp một cơ sở khoa học để nghiên cứu sự phát triển, tiến hoá của văn học. Bởi lẽ, điều chủ yếu trong sự tiến hoá của nghệ thuật và của xã hội nói chung, là đổi mới cách tiếp cận và chiếm lĩnh thế giới và con ngời….” [33, 274]. Nhiều tác phẩm viết về những điều phi lý tởng nh không thể nào chấp nhận đợc. Nhng có thể đằng sau cái phi lý ấy là một sự thật hơn cả sự thật ngoài đời. Câu hỏi Tôi là ai? lặp đi lặp lại nhiều lần trong Đi tìm nhân

vật. Hơn cả sự phi lý, khi ngời ta không thể nhận thức chính mình. Nhng sự thật

xót xa sau sự phi lý ấy chính là sự vong bản của con ngời trong thế giới hiện

thực. Văn học trớc 1975 không cho phép những quan niệm nghệ thuật về con ngời nh thế. Con ngời trớc 1975 lý trí mạnh hơn tình cảm, lý tởng cách mạng cao hơn hạnh phúc cá nhân, niềm tin thống soái đẩy lùi những yếu mềm. Con ngời trong văn học trớc 1975 nghĩ đến gia đình, bản thân nhng cũng sẵn sàng chết cho lý tởng. Đó là văn học của âm hởng anh hùng ca, sử thi. Cuộc sống, con ngời trong Thiên thần sám hối, Đi tìm nhân vật, Giã biệt bóng tối kết quả của một quan niệm nghệ thuật mới. Cuộc sống con ngời với tất cả sự chân thật đến trần trụi của nó, bao gồm cả cái cao cả và thấp hèn, xấu và tốt, ngợi ca và phê phán, niềm tin và tuyệt vọng… Điều đó cũng có nghĩa văn học sau 1975 đã vận động về đúng bản chất đích thực của nó. Khai thác quan niệm nghệ thuật về thế giới và con ngời chính là xem xét một khía cạnh quan trọng của thi pháp thể loại

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết tạ duy anh từ góc nhìn thi pháp thể loại (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w