Xuất hiện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh nhiều nhân vật phụ nữ. Nhà văn có thể viết về họ ở bất cứ nghề nghiệp nào, hoàn cảnh nào. Những ngời sản phụ, phụ nữ nông thôn, phụ nữ trí thức, đĩ điếm… Tạ Duy Anh quan sát và có cái nhìn thấu hiểu ngời phụ nữ từ bên trong. Ông đa vào tác phẩm sự đa dạng của tính cách ngời phụ nữ. Cam chịu, hi sinh có; nanh nọc, nham hiểm có, vô cảm, vụ lợi có, nhân hậu, bao dung có… Song, họ cũng rất phụ nữ: nhỏ bé yếu đuối, nữ tính. Nhà văn có cái nhìn rất trân trọng và cảm thông với những nhân vật này. Có lúc, họ đã trở thành nạn nhân, thành công cụ của nhiều kẻ xấu xa và chịu những kết cục thật thảm hại.
Với Lão Khổ, chân dung của bà Khổ đợc tạc lên rất Việt Nam. Bà Khổ tần tảo, chịu thơng, chịu khó, thuỷ chung. Bà nh bến đỗ dịu dàng, yên ả trong cuộc đời sóng gió của chồng. Cam chịu, chấp nhận mà cũng vô cùng tỉnh táo để chống chọi với những nghiệt ngã của đời sống. Chị Th, ngời đàn bà bị chồng hành hạ, khát khao hạnh phúc và đã chết trong cô đơn. Đó là những ngời phụ nữ truyền thống. Họ là hình ảnh của một nửa thế giới đang làm cho cuộc đời này dịu dàng hơn, đẹp hơn sau bão tố.
Thiên thần sám hối là lời tự thú của những ngời phụ nữ phần lớn là bất
hạnh đau khổ. Họ đang bị buộc tội trớc toà án lơng tâm, có ngời tự thức tỉnh sau bao nhiêu lỗi lầm đã gây ra trong đời. Họ không xấu trong bản chất nhng sự xô đẩy của cuộc đời khiến họ trở thành ngời khác. Ngời phụ nữ thu mua đồng nát với bọc thai bốn đứa con không thành hình ngời chẳng hạn. Chị bị cỡng hiếp, rồi tự nguyện nhận sự cỡng hiếp để yên ổn. Cái hồn hậu của ngời nông dân vẫn không hết khi chị bớc vào nhà hộ sinh. Giấu sau câu chuyện tếu táo có vẻ vô tâm, sồn sồn của một bà nhà quê là số phận không “trời yên biển lặng”, đến mức với chị, ai mang đến cho mình chỉ một chút quan tâm đã thấy quý trọng lắm rồi. Ngời đọc cảm thấy rùng mình khi chị thản thơi mãn nguyện ký giấy đồng ý đa những bào thai của mình cho nghiên cứu khoa học và thấy may mắn đợc nhận một khoản tiền. Nữ phóng viên Giang, vì cần một công việc mà chấp nhận ngủ với ông xếp dê cụ của mình. Tội ác của cô xuất phát từ nỗi lo sợ bị phát hiện chuyện đồi bại kia mà giết đứa con ngay từ trong bụng mẹ. Nỗi ân
hận của cô không thể cứu vãn đợc tình thế khi không có cái thai nào trong ba lần sau chịu trở thành ngời. Chúng từ bỏ cô ngay khi còn trong bụng mẹ.
Ngời phụ nữ có đứa con giết chính cha đẻ của mình lại mang một bi kịch đau đớn hơn. Cuộc đời bà đa ta về vùng quê của ba mơi năm về trớc. Cô gái quê mùa bị cỡng đoạt, lừa gạt để rồi một mình nuôi con trong cô đơn, uất hận. Ngời cha của con chị, dù cố giấu giếm nhng vẫn bị phát hiện. Đứa bé lớn lên trong tủi hờn vì không có bố đã tìm chính ngời đã ruồng rẫy nó để giết hại. Trớc sau, bà đều là nạn nhân. Thời trẻ là nạn nhân của sự lừa lọc bỉ ổi, về già là nạn nhân của lòng căm thù.
Trong tác phẩm Đi tìm nhân vật, ai có thể quên đợc cô gái dở ngời đã hiến sự trong trắng của mình cho Chu Quý. Cô có khác gì con chim bồ câu quay vàng nằm trên đĩa. Chu Quý đã chiếm đoạt cô giống nh khi gã ngấu nghiến con bồ câu quay vàng kia.
Nhiều nhân vật của Tạ Duy Anh là những phụ nữ bán thân nuôi miệng. Nhà văn đã cố gắng lý giải số phận và nâng niu vẻ đẹp trong tâm hồn họ. Mỗi tiểu thuyết đều có một nhân vật nh vậy. Họ không xấu nh chúng ta vẫn nghĩ. Mỗi ngời trong họ đã từng trải qua tuổi thơ đầy đau khổ nh là sự giăng bẫy của số phận đẩy họ vào cuộc đời nhem nhuốc. Thảo Miên trong sáng nhng đã phải chứng kiến sự giả dối, thác loạn của ngời mẹ để không thể nào quay trở lại nơi cô đã từng có những tháng năm hạnh phúc. Niềm tin đổ vỡ, trái tim bé bỏng lại gặp một thái cực khác khi ông Bân, ngời đàn ông ép xác khổ hạnh đã khiến cô vừa kính trọng vừa tự ái. Tất cả đẩy cô đến con đờng lầm lỗi, xấu xa. Cô ca-ve trong Giã biệt bóng tối đã có một tuổi thơ không có một giây hạnh phúc. Ngời cha đã không đón chờ cô ra đời khi mong mỏi một đứa con trai. Cô bị bỏ rơi ngay trong chính gia đình mình. Sự lạnh lẽo của mối quan hệ máu thịt đợc cất lên thành lời đẩy cô ra đờng, rồi rơi vào nhà chứa là kết cục tất yếu. Tìm đến tận cùng của hiện thực, Tạ Duy Anh đã cho ta thấy những vấn đề nhức nhối của đời sống. Thì ra, trong cuộc sống bề bộn xung quanh ta, nhiều khi ta cứ quan tâm quá đến những điều đại sự, to tát mà quên mất hạt nhân cơ bản của xã hội này. Nền tảng gia đình bao giờ cũng tác động mạnh mẽ đến nhân cách con ngời. Và cũng đừng nhìn cuộc sống xuôi chiều, đơn giản. Hãy tìm những góc độ khác
nhau cho cái nhìn mỗi con ngời, ta sẽ phát hiện bao điều cảm động giữa cái xù xì, gai góc của thế giới này.
Tạ Duy Anh trong Giã biệt bóng tối gọi cô gái bán thân nuôi miệng bằng cái tên ca-ve mà không khiến ngời ta khinh bỉ. Đó là ngời phụ nữ mà cậu bé Th- ợng đã gặp trong cái đêm bị đuổi khỏi quán bia. Cô có thể bốp chát, đanh đá, nanh nọc với những lão đàn ông thô lỗ lại quỵt tiền sau khi thoả mãn thân xác. Cô mạnh mẽ thợng cẳng chân, hạ cẳng tay cả với một cụ khốt khi dám buông những lời miệt thị. ẩn bên trong cái ghê gớm của ngời phụ nữ luôn bị miếng cơm manh áo deo đẳng, ta thấy một tâm hồn nhân hậu. Chị đã lo cho Thợng dù chẳng hề biết cậu là ai. Nắm xôi mua cho Thợng, cách hỏi han tìm tung tích đứa trẻ của cô cho thấy lòng bao dung, ánh sáng của tình ngời. Chất nữ tính trong lòng ngời đàn bà vẫn đầy ắp. Nó trở thành khao khát hạnh phúc đời thờng với những gì nhân bản nhất. “Tôi lo cho những năm tháng mù mịt tiếp theo của đời nó nếu trời cha bắt nó đoạn kiếp. Kỳ lạ thay, vì lo cho thằng bé mà sau bao nhiêu năm lăn lóc trong ê chề, đó là lần đầu tiên tôi nghĩ đến tơng lại. Ước gì nó nhận tôi là mẹ nó. Tôi sẽ kiếm một công việc gì đó nh bới rác ngoài bãi, bng bê bô chậu trong bệnh viện, lau dọn nhà vệ sinh ở bến xe bến tầu, (…) nghĩa là bất cứ việc gì những ngời khác tránh xa và sẽ dành những đồng tiền kiếm đợc nuôi thằng bé ăn học nên ngời” [14, 283-284]. Cuộc đời đủ thứ bon chen đã không huỷ diệt đợc tâm hồn trong sáng ấy của cô. “Tôi biết họ coi tôi là con điếm nhng không vì thế mà tôi phật ý. Bởi vì khi vuốt ve lòng họ, lòng tôi cũng ngùn ngụt sự khinh bỉ và niềm căm thù” [14, 280]. Nh thế, cô có nhân cách hơn bao kẻ làng chơi chỉ biết thoả mãn thân xác ở những nhà chứa. “Cái lũ đàn ông càng già càng cho phép mình mất dạy” [14, 280]. Chơng tự truyện của cô về những ngày trong trại giáo dỡng đã mang đến thứ ánh sáng vô cùng lãng mạn ở một thiên truyện đầy tính hiện thực. Một mụ câm cam chịu, lặng lẽ giữa khu giáo dỡng- thế giới của những ngời đàn bà đang chuẩn bị hoàn lơng. Câm lặng nh một sự trừng phạt. Câm lặng để không chuốc thêm tội lỗi. Câm lặng để cảm nhận cuộc đời xung quanh rõ hơn. Ngời đàn bà đã “tìm thấy niềm thanh thản, khoái lạc trong sự khổ đau, trong nhẫn nhục gánh tội thay, trong sự xả thân”. Sự giá lạnh để giấu kín một trái tim nóng bỏng với nỗi lo cho thằng bé không hề thân thích, để “hiến nốt phần đời tôi cho nó”.
Đi tìm nhân vật sẽ có chủ đề khác nếu không có Thảo Miên. Cô nh một ánh sáng dịu dàng, trong trẻo giữa bao nhiêu nhơ nhuốc, hãi hùng của cuộc đời. Cô đã trả thù đời bằng cách trở thành gái điếm. Nhng dù thế, cho không bao giờ biến mình thành trò chơi cho lũ dâm ô. Thảo Miên có sự kiêu hãnh của một ng- ời phụ nữ đẹp. Cái đẹp bị đặt giữa bầy sói dữ . Nó đủ sức cứu rỗi tâm hồn Chu Quý nhng cũng vì thế mà Thảo Miên tìm đến cái chết không chỉ để giải thoát cho bị kịch của cuộc đời mình mà mãi mãi trở thành thiên thần.
Cũng nh nhân vật trẻ em, các nhân vật nữ của Tạ Duy Anh nhiều lúc chứa đựng các luận đề của tác phẩm. Thiên thần trong Thiên thần sám hối chỉ xuất hiện ở chơng cuối của tiểu thuyết để kể về quyết định sai lầm của mình khi không chiến thắng nỗi bất hạnh. Thiên thần khi còn là cô gái đã huỷ hoại cuộc đời mình để rồi nuối tiếc. Thiên thần, sự hoá thân của ngời con gái bất hạnh, đã mang đến một thông điệp sâu sắc về cuộc sống: “Hãy biến mỗi khoảnh khắc sống thành hy vọng” bởi “sự sống là đức hạnh mỗi ngời sẽ đem theo khi trở về”. “Phải đấu tranh đến cùng - cuộc sống không thể dừng lại. Nó phải đợc tiếp tục mạnh mẽ, tơi đẹp, đầy ý nghĩa ngay cả khi mình không còn trên thế này” [7, 88- 89].