1.1. Hành vi và các chuẩn mực của hành vi
1.1.1. Hành vi:
Dới góc độ sinh lý học thì hành vi là cách sống và hoạt động trong môi trờng nhất định dựa trên sự cần thiết thích nghi tối thiểu của cơ thể đối với môi trờng. Chuẩn mực để đánh giá hành vi chính là mức độ thích nghi của cơ thể với môi trờng (hành vi nào phù hợp với môi tr- ờng, đảm bảo sự tồn tại chắc chắn của cơ thể có thể đợc coi là hành vi hợp chuẩn).
Theo quan điểm của chủ nghĩa hành vi: Hành vi là tổ hợp các phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích tác động vào cơ thể. Con ngời không chỉ phản ứng với các kích thích có tính chất sinh học mà còn phản ứng với các kích thích khác. Vì vậy con ngời không chỉ thích ứng với môi trờng tự nhiên mà còn thích ứng với môi trờng xã hội. Con ngời còn có sự lựa chọn các kích thích, con ngời chỉ trả lời kích thích có lợi cho bản thân mình. Quá trình sống thực chất là quá trình lựa chọn và trả lời các kích thích có lợi. Nh vậy chuẩn mực để đánh giá hành vi cũng vẫn là mức độ thích ứng của con ngời với môi trờng (môi trờng ở đây đợc mở rộng hơn quan niệm của các nhà sinh học).
Theo quan điểm của tâm lý học Mácxit: Con ngời đợc coi là một chủ thể tích cực chứ không phải là một cá thể thích nghi thụ động với môi trờng. Hành vi của con ngời bao giờ cũng có mục đích, đảm bảo cho con ngời tồn tại và phát triển. Vấn đề chuẩn mực hành vi của con ngời trong trờng hợp này là khó xác định.
1.1.2. Chuẩn mực hành vi:
Xét về mặt thống kê: Đại đa số các thành viên trong cộng đồng có hành vi tơng tự nhau, trong các hoàn cảnh xác định thì hành vi đó đợc xem xét nh là chuẩn mực. Xét theo sự hớng dẫn hay quy ớc do cộng đồng hay xã hội đặt ra: Những hành vi nào phù hợp với hớng dẫn, quy định chung của cộng đồng thì những hành vi đó đợc coi là hợp chuẩn.
Xét theo chức năng: Loại chuẩn mực này đợc xác định ở mỗi cá nhân. Mỗi cá nhân khi hành động đều đặt ra mục đích hành động cho mình. Vì vậy mỗi hành vi đợc xem là hợp chuẩn là hành vi phù hợp với mục đích mà cá nhân đặt ra. Từ đó chúng ta thấy sự hợp chuẩn hay lệch chuẩn của một hành vi không phải do cá nhân phán xét mà phải xem xét hành vi có đợc môi tr- ờng chấp nhận hay không. Sự sai lệch ở mức độ thấp và chỉ ở một số hành vi: Cá nhân có những hành vi không bình thờng nhng không ảnh hởng tới hoạt động chung của cộng đồng, đời sống cá nhân và gia đình họ. Sự sai lệch ở mức độ cao và hầu hết các hành vi của cá nhân: Những hành vi sai lệch ở mức độ này ảnh hởng tới đời sống cá nhân của họ và của hoạt động chung
của cộng đồng. Thờng loại sai lệch ở mức này là các rối loạn hành vi bệnh lý cần có sự chuẩn đoán và chữa trị của y tế.
1.2. Phân loại sai lệch hành vi và cách khắc phục
1.2.1. Sai lệch thụ động:
Cá nhân có hành vi sai lệch do nhận thức không đầy đủ hoặc sai các chuẩn mực đạo đức nên có những hành vi không bình thờng so với các chuẩn mực chung của cộng đồng. Cách khắc phục: Cung cấp các kiến thức về chuẩn mực đạo đức, có sự thuyết phục từ từ để họ hiểu đúng chuẩn mực và có hành vi phù hợp. Đối với một số ngời bớc đầu có biểu hiện bệnh lý thì phức tạp hơn. Họ cần thời gian và sự tiếp xúc nhiều để họ nhận thấy sự khác thờng trong hành vi của mình.
1.2.2. Sự sai lệch hành vi chủ động:
Cá nhân có sự sai lệch hành vi do họ cố ý làm khác so với ngời khác. Họ có thể nhận thức đợc yêu cầu của chuẩn mực đạo đức xã hội, cộng đồng nhng họ cứ hành động theo ý họ mặc dù biết là không phù hợp. Cách khắc phục: Cần có sự giáo dục thờng xuyên của cộng đồng đối với các thành viên để mọi ngời hiểu rõ và có trách nhiệm tôn trọng các chuẩn mực đạo đức. Hơn nữa các chuẩn mực cũng phải đợc củng cố để thực hiện tốt chức năng điều tiết hành vi của các hành vi trong cộng đồng.